Chính quyền tân Tổng thống Biden tiếp tục thúc đẩy chính sách “Mua hàng Mỹ”
Ngày 25/1, tân Tổng thống Mỹ Joe Biden đã ký một sắc lệnh hành pháp nhằm tăng cường mua sắm liên bang đối với hàng hóa do Mỹ sản xuất.
Tổng thống Mỹ Joe Biden ký một sắc lệnh hành pháp tại Nhà Trắng ở Washington, DC, ngày 21/1/2021. Ảnh: AFP/ TTXVN
Ngày 25/1, tân Tổng thống Mỹ Joe Biden đã ký một sắc lệnh hành pháp nhằm tăng cường mua sắm liên bang đối với hàng hóa do Mỹ sản xuất, đồng thời tuyên bố đây là một bước đi hướng tới việc xây dựng lại “xương sống của nước Mỹ” và củng cố tầng lớp trung lưu.
Phát biểu tại Nhà Trắng, Tổng thống Biden khẳng định: “Hôm nay, chúng ta đang làm việc để xây dựng lại xương sống của nước Mỹ – sản xuất, nghiệp đoàn và tầng lớp trung lưu”, đồng thời cho rằng lý do cần làm việc này là để người dân Mỹ không đứng ngoài cuộc trong cuộc đua trong tương lai.
Theo Tổng thống Biden, để đảm bảo tương lai được tạo nên từ Mỹ, quốc gia này không chỉ cần giành được việc làm đã mất mà còn cả việc làm cũng như các ngành công nghiệp trong thời gian sắp tới.
Đây là một phần quan trọng để xây dựng nền kinh tế của Mỹ tốt đẹp hơn với sự tham gia của tất cả thành phần, đặc biệt là các doanh nghiệp nhỏ đang bị tổn hại nặng nề hiện nay.
Ông Biden cũng cho biết tầng lớp trung lưu đã xây dựng đất nước này và nghiệp đoàn xây dựng tầng lớp trung lưu, vì vậy cần đầu tư vào nhóm này một lần nữa.
Video đang HOT
Lệnh hành pháp này là một bước đi trong kế hoạch kinh tế rộng lớn hơn mà ông Biden đã đưa ra trong chiến dịch thúc đẩy các ngành công nghiệp của Mỹ và giúp chấm dứt sự phụ thuộc của quốc gia này đối với hàng hóa sản xuất ở nước ngoài vào thời điểm các công ty Mỹ đang bị tác động nặng nề của đại dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19.
Đại dịch COVID-19 đã làm bộc lộ những điểm yếu trong chuỗi cung ứng của Mỹ, vì vậy rất cần thiết để nước này tự sản xuất thiết bị bảo hộ và các nguồn cung cấp thiết yếu.
Kế hoạch dài hạn của chính quyền mới sẽ liên quan đến việc chính phủ liên bang đầu tư vào hàng hóa do Mỹ sản xuất để xây dựng lại cơ sở hạ tầng của Mỹ và mua xe điện sạch để thúc đẩy tạo việc làm.
Theo các quan chức chính quyền, sắc lệnh chưa được Nhà Trắng công bố này nhằm củng cố các quy định của Đạo luật Mua hàng hóa Mỹ, theo đó yêu cầu các cơ quan liên bang mua sản phẩm do Mỹ sản xuất.
Sắc lệnh này sẽ giúp Văn phòng Quản lý và Ngân sách của Nhà Trắng có vai trò cấp cao mới để giám sát việc thực hiện sáng kiến “Sản xuất tại Mỹ” của chính quyền mới nhằm cắt giảm sự miễn trừ không cần thiết cấp cho các cơ quan mua sản phẩm sản xuất ở nước ngoài.
Ngoài ra, nó cũng chỉ đạo các quan chức tạo ra một trang mạng (website) để việc miễn trừ có thể được xem xét công khai nhằm giúp các doanh nghiệp khác cạnh tranh.
Sắc lệnh này cũng nhằm mục đích tăng các yêu cầu về hàm lượng nội địa và cải thiện cách thức đo lường hàm lượng nội địa để chặn các kẽ hở bị các công ty lợi dụng./.
Biden ký 15 lệnh hành pháp đầu tiên
Tân Tổng thống Biden ký 15 sắc lệnh hành pháp đầu tiên nhằm giải quyết cuộc khủng hoảng Covid-19, đưa Mỹ tái gia nhập hiệp định Paris về biến đổi khí hậu.
Loạt sắc lệnh được ký nhanh chóng ngay trong ngày làm việc đầu tiên của tân Tổng thống Mỹ Joe Biden tại Nhà Trắng nhằm thực hiện những lời hứa tranh cử của ông. Ngoài việc mở đầu quá trình đưa Washington tái gia nhập hiệp định Paris về biến đổi khí hậu, Biden còn thu hồi cấp phép dành cho đường ống dẫn dầu Keystone XL từ Canada sang Mỹ gây tranh cãi.
Tổng thống Mỹ Joe Biden chuẩn bị ký loạt sắc lệnh tại Phòng Bầu dục của Nhà Trắng ngày 20/1. Ảnh: AFP .
"Chúng tôi sẽ chống lại vấn đề biến đổi khí hậu theo cách chưa từng có", Biden tuyên bố. Một số quyết định khác dưới thời chính quyền cựu tổng thống Donald Trump cũng bị đảo ngược, như quá trình rời khỏi Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), hay lệnh cấm nhập cảnh đối với các quốc gia đa số theo đạo Hồi.
Đối với cuộc khủng hoảng Covid-19, Biden ra sắc lệnh yêu cầu đeo khẩu trang và giãn cách xã hội tại tất cả tòa nhà và vùng lãnh thổ thuộc liên bang. Việc áp đặt lệnh đeo khẩu trang bắt buộc tại mỗi địa phương thuộc về quyền hạn của chính quyền nơi đó, nên Biden dự kiến sẽ hợp tác với giới chức bang và địa phương để thúc đẩy biện pháp phòng dịch này.
Ngoài ra, Biden cũng chấm dứt tình trạng khẩn cấp quốc gia mà Trump từng ban bố, vốn là cơ sở nhằm chuyển một số khoản ngân sách liên bang sang dự án xây dựng bức tường biên giới phía nam giữa Mỹ và Mexico.
"Đây là những cam kết đầu tiên trong số rất nhiều điều mà chúng tôi sẽ thực hiện tại đây. Tôi nghĩ với tình hình đất nước hiện nay thì không có thời gian để lãng phí. Hãy bắt tay vào việc ngay lập tức", Biden trả lời báo chí trong lần xuất hiện đầu tiên tại Phòng Bầu dục.
"Như đã nói trước đây, chúng tôi sẽ ký một loạt lệnh hành pháp trong vài ngày tới. Tôi nghĩ một số điều mà chúng tôi dự định làm khá táo bạo và mang tính sống còn. Chặng đường phía trước còn rất dài. Đây chỉ là những lệnh điều hành. Chúng tôi sẽ cần tới luật pháp cho rất nhiều kế hoạch khác", Biden nói thêm.
Theo kế hoạch 10 ngày đầu tại nhiệm của Biden, do chánh văn phòng Ron Klain của ông công bố hôm 16/1, tân Tổng thống Mỹ hướng đến giải quyết 4 cuộc khủng hoảng mà Mỹ đang đồng thời đối mặt, bao gồm Covid-19, kinh tế, khí hậu và bình đẳng sắc tộc. Tuy nhiên, để hiện thực hóa những chính sách đầy tham vọng từng nêu, Biden cần cả sự ủng hộ của quốc hội.
Thủ tướng Séc kêu gọi đoàn kết, kiên trì ứng phó với dịch COVID-19 Theo phóng viên TTXVN tại Praha, ngày 1/1, trong bài phát biểu nhân dịp Năm mới 2021 được nhiều cơ quan truyền thông sở tại đưa tin, Thủ tướng Séc Andrej Babis cảm ơn các tầng lớp trong xã hội đã nỗ lực tham gia vào công cuộc ứng phó với đại dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19 của quốc gia Trung...