Chính quyền quân sự Myanmar đe dọa ngân hàng thương mại
Chính quyền quân sự Myanmar tăng áp lực buộc các ngân hàng thương mại hoạt động trở lại bằng cách dọa chuyển hết tiền gửi cho ngân hàng quân đội.
Một sắc lệnh bị rò rỉ hôm 9/3 cho thấy chính quyền quân đội Myanmar đã chỉ thị cho Ngân hàng Trung ương phải yêu cầu các ngân hàng thương mại khôi phục hoạt động hoặc chuyển toàn bộ tài khoản tiền gửi sang Ngân hàng Kinh tế Myanma (MEB) do chính quyền điều hành và các ngân hàng quân đội gồm Inwa Bank và Myawaddy Bank.
“Nếu các ngân hàng tư quyết không mở cửa trở lại. Ngân hàng trung ương Myanmar sẽ không chịu trách nhiệm nếu phát sinh hậu quả”, Hội đồng Quản lý Nhà nước Myanmar (SAC), do quân đội kiểm soát, cảnh báo trong sắc lệnh gửi tới Ngân hàng Trung ương.
Ảnh chụp màn hình sắc lệnh này sau đó được lan truyền khắp mạng xã hội hôm 12/3 và được quan chức ngân hàng Myanmar xác nhận hôm 15/3.
Người dân chờ rút tiền trước một cây ATM của ngân hàng Myawaddy tại Yangon hôm 23/2. Ảnh: AFP
Lệnh mở cửa trở lại các ngân hàng thương mại tư nhân cho thấy chính quyền quân sự Myanmar đang lo ngại trước nền kinh tế trượt dốc hậu đảo chính, một phần do hệ thống tài chính bị tê liệt.
Video đang HOT
Một giám đốc ngân hàng Myanmar cho biết thông điệp từ chính quyền quân đội “rất rõ ràng” nhưng họ có thể làm được hay không lại là vấn đề khác. Các giám đốc ngân hàng lo ngại việc thuyết phục những nhân viên đã đình công quay trở lại làm việc “gần như không thể”.
Ngân hàng tư nhân lớn nhất Myanmar KBZ, với khoảng 15.000 nhân viên và 500 chi nhánh trên khắp đất nước, đã bị người dùng mạng xã hội lên án là “đáng xấu hổ” khi kêu gọi nhân viên quay lại làm việc hồi tuần trước.
Theo một giám đốc ngân hàng Myanmar khác, tất cả các ngân hàng thương mại đã dự đoán chính quyền sẽ thực hiện một số hành động buộc họ mở cửa trở lại, nhưng lời đe dọa phải chuyển toàn bộ tiền gửi sang ngân hàng quân đội “như một cú sốc”.
Một số lãnh đạo còn cảnh báo lời đe dọa trên có nguy cơ dẫn tới tình trạng “bán quốc hữu hóa” một phần hệ thống ngân hàng Myanmar, cùng với sự tê liệt của hệ thống tài chính hiện nay, có thể khiến công chúng mất niềm tin và các ngân hàng cũng “tháo chạy”.
Myanmar rơi vào hỗn loạn sau cuộc đảo chính quân sự đầu tháng trước, khi người dân xuống đường biểu tình phản đối đảo chính gần như mỗi ngày. Theo Hiệp hội Hỗ trợ Tù nhân Chính trị, gần 220 người biểu tình đã thiệt mạng và hơn 2.000 người bị bắt, khoảng 300 người đã được thả, trong khi nhiều người hiện chưa rõ tung tích. Các cuộc biểu tình, đình công kéo dài cũng khiến nền kinh tế Myanmar thiệt hại nghiêm trọng và gây bất ổn lương thực.
Myanmar thiết quân luật ở Yangon
Chính quyền quân sự Myanmar ngày 14/3 ban bố thiết quân luật tại hai khu vực của Yangon sau khi ít nhất 18 người thiệt mạng trong biểu tình.
Bạo lực ngày hôm qua đã nâng số người thiệt mạng khi tham gia biểu tình ở Myanmar lên khoảng 100, dù các nhà hoạt động và nhóm nhân quyền tin rằng con số có thể còn cao hơn.
Truyền thông nhà nước cho biết quận Hlaing Tharyar và quận Shwepyitha lân cận sẽ được đặt trong tình trạng thiết quân luật. Đây là hai nơi tập trung nhiều nhà máy, đặc biệt là các cơ sở dệt may.
Lực lượng an ninh Myanmar dàn hàng ngăn chặn những người biểu tình ở quận Hlaing Tharyar, Yangon, ngày 14/3. Ảnh: AFP.
Chính quyền trao quyền "ban bố thiết quân luật và hành chính cho chỉ huy khu vực Yangon... nhằm bảo đảm an ninh, duy trì pháp quyền và yên bình hiệu quả hơn", một biên tập viên trên kênh truyền hình nhà nước Myanmar thông báo.
Thiết quân luật là hành động áp đặt kiểm soát quân sự trực tiếp đối với các chức năng dân sự thông thường hoặc đình chỉ luật dân sự của chính phủ, thường là nhằm đối phó với những tình huống khẩn cấp.
Việc áp dụng thiết quân luật thường đi kèm với lệnh giới nghiêm, đình chỉ pháp luật dân sự, giảm các quyền dân sự thông thường của công dân, đồng thời quy định nhiều hình phạt nghiêm khắc hơn luật bình thường.
Binh sĩ quân đội và cảnh sát những tuần qua gần như ngày nào cũng tiến hành các cuộc trấn áp đối với người biểu tình phản đối đảo chính, sử dụng hơi cay, bắn đạn cao su và cả đạn thật vào đám đông.
Tại quận Hlaing Tharyar, một bác sĩ xác nhận đã có 15 người thiệt mạng trong các cuộc đụng độ vào hôm qua. Hiệp hội Hỗ trợ Tù nhân Chính trị, một nhóm nhân quyền, trong khi đó đưa ra con số cao hơn.
Người dân phải trú ẩn trong nhà khi tiếng súng liên tục nổ lên trên đường phố và xe tải quân sự đi lại trên các con đường mù khói.
Trước khi bạo lực nổ ra ở Hlaing Tharyar, một sĩ quan cảnh sát đã đăng video lên mạng xã hội TikTok nói rằng lực lượng an ninh sẽ đưa vũ khí hạng nặng tới đây và sẽ "không thương tiếc" đối với người biểu tình. Video sau đó đã bị xóa.
Truyền thông đưa tin 5 nhà máy tại Hlaing Tharyar đã bị đốt cháy, trong đó có cả các cơ sở của Bắc Kinh. Đại sứ quán Trung Quốc tại Myanmar "kêu gọi cảnh sát địa phương nhanh chóng đảm bảo an ninh cho các doanh nghiệp và nhân viên" nước này.
Tin tức buổi tối tại Yangon xác nhận có một người chết ở quận Tamwe, cho biết lực lượng an ninh đã nổ súng vào hàng trăm người biểu tình đang tìm cách đốt một đồn cảnh sát.
Tại các nơi khác, một người đàn ông bị bắn chết ở thành phố Hpakant và một phụ nữ bị bắn vào đầu ở Mandalay.
Myanmar rơi vào hỗn loạn sau khi quân đội bắt Cố vấn Nhà nước Aung San Suu Kyi cùng các quan chức cấp cao trong chính quyền dân sự hôm 1/2 với cáo buộc xảy ra gian lận trong cuộc bầu cử mà đảng NLD của bà Suu Kyi giành chiến thắng hồi tháng 11. Hơn một tháng qua, hàng trăm nghìn người đã biểu tình yêu cầu trả tự do cho bà Suu Kyi, đồng thời tôn trọng kết quả cuộc bầu cử.
Theo số liệu từ Liên Hợp Quốc, cảnh sát và quân đội Myanmar đã khiến hơn 80 người thiệt mạng kể từ khi phong trào biểu tình phản đối đảo chính nổ ra.
Anh, Mỹ và một số nước phương Tây khác đã áp đặt những biện pháp trừng phạt với chính quyền quân sự Myanmar. Liên minh châu Âu đang chuẩn bị tăng cường các biện pháp trừng phạt nhằm vào những doanh nghiệp do quân đội Myanmar điều hành.
'Quyền phó tổng thống' Myanmar kêu gọi chống chính quyền quân sự Mahn Win Khaing Than, chủ tịch thượng viện Myanmar bị lật đổ, lần đầu lên tiếng và kêu gọi người dân chung tay phản đối chính quyền quân sự. "Đây là thời khắc đen tối nhất của đất nước, cũng thời giây phút bình minh sắp ló rạng. Cuộc cách mạng là cơ hội để chung sức thành lập nền dân chủ liên...