Chính quyền đô thị tại TP.HCM phải là nơi lo cho dân, hướng về người dân
Cơ quan hành chính quận, phường phải mạnh, là nơi lo cho dân, kể cả giải quyết việc làm và an toàn cho người dân, là một bộ máy hướng về người dân, nhanh chóng hơn, kịp thời hơn, thuận lợi hơn.
Thủ tướng chủ trì họp bàn nội dung về xây dựng chính quyền đô thị tại TP.HCM và Đà Nẵng – Ảnh: Chinhphu.vn
Đó là yêu cầu được Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đưa ra tại cuộc họp Thường trực Chính phủ về dự thảo các nghị định quy định chi tiết thi hành các nghị quyết của Quốc hội về tổ chức chính quyền đô thị tại TP.HCM và thí điểm tổ chức mô hình chính quyền đô thị và một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TP. Đà Nẵng chiều ngày 1-3.
Cải cách hành chính và công vụ
Theo các Nghị quyết của Quốc hội, TP.HCM và Đà Nẵng đều tổ chức chính quyền theo một cấp thành phố, tức là quận, phường không có HĐND và UBND quận, phường là cơ quan hành chính.
Nhấn mạnh cần có khuôn khổ pháp lý để tổ chức chính quyền đô thị để đưa vào hoạt động sớm song Thủ tướng lưu ý, tổ chức chính quyền đô thị tại TP.HCM và Đà Nẵng phải đáp ứng được yêu cầu đặc thù của từng địa phương, bảo đảm tính thống nhất, thông suốt của bộ máy hành chính Nhà nước từ trung ương đến địa phương theo quy định pháp luật.
Theo đó, việc đổi mới tổ chức hoạt động của quận, phường cần theo hướng năng động, linh hoạt, hiệu lực, hiệu quả, đáp ứng sự hài lòng người dân và doanh nghiệp, hoạt động sản xuất kinh doanh.
Thực hiện thống nhất chế độ công vụ, công chức trong các cơ quan hành chính Nhà nước gắn với xây dựng chính quyền điện tử, xây dựng đô thị văn minh, cải cách hành chính và cải cách chế độ công vụ, công chức.
Cơ quan hành chính quận, phường phải mạnh, là nơi lo cho dân, kể cả giải quyết việc làm và an toàn cho người dân. “Đây là một bộ máy hướng về người dân, nhanh chóng hơn, kịp thời hơn, thuận lợi hơn cho người dân”, Thủ tướng nhấn mạnh yêu cầu nâng cao trách nhiệm trước Đảng, trước dân.
Theo mô hình tổ chức, chính quyền địa phương ở phường thuộc quận không còn là một cấp chính quyền, mà chỉ là cơ quan hành chính.
Do đó, dự thảo Nghị định quy định biên chế công chức làm việc tại UBND phường thuộc biên chế công chức của UBND quận và do quận quản lý, sử dụng. Theo Bộ Nội vụ, các chính sách quản lý sẽ thực hiện như đối với công chức, không làm phát sinh các chế độ, chính sách mới.
Không được lạm quyền
Theo quy định hiện nay, TP.HCM biên chế trung bình khoảng 15,45 người/phường và TP. Đà Nẵng trung bình khoảng 15,2 người/phường. Trên cơ sở đó, Bộ Nội vụ cho rằng, việc quy định theo hướng số lượng bình quân biên chế mỗi phường là 15 người (có tính đến tinh giản biên chế) là phù hợp.
Cơ bản thống nhất quy định nhiệm vụ, quyền hạn của chủ tịch UBND, Thủ tướng yêu cầu thực hiện chế độ thủ trưởng nhưng không được lạm quyền, phải có giám sát, bàn bạc, thảo luận những vấn đề quan trọng ở phường, quận khi thấy cần thiết. Đồng thời, Thủ tướng cũng đồng tình quy định công chức làm việc tại phường sẽ thuộc biên chế quận.
Về vấn đề giám sát, Thủ tướng nhấn mạnh nguyên tắc, ở đâu có quyền lực thì phải có sự giám sát. Vậy khi không có HĐND quận, phường thì ai giám sát, Thủ tướng cho rằng, vai trò của HĐND thành phố, của Đoàn đại biểu Quốc hội, của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc và đặc biệt là vai trò lãnh đạo của Đảng, của quận ủy rất quan trọng.
Theo đó, Thủ tướng giao Bộ Nội vụ sớm hoàn thiện dự thảo trình Chính phủ xem xét, ban hành để các thành phố kịp thời triển khai tổ chức bộ máy theo mô hình mới, phục vụ công tác bầu cử HĐND các cấp trong tháng 5 tới.
TP. Thủ Đức sẽ có thêm phòng chuyên môn Khoa học và Công nghệ
Với riêng TP. Thủ Đức thuộc TP.HCM được thành lập trên cơ sở nhập toàn bộ diện tích tự nhiên, dân số của quận 2; quận 9 và quận Thủ Đức, với mục tiêu là xây dựng khu đô thị sáng tạo, tương tác cao phía Đông TP nhằm phát huy những lợi thế về vị trí mang tính cửa ngõ, các hạ tầng dịch vụ sẵn có để trở TP.HCM thành khu vực kinh tế với mũi nhọn là ngành kinh tế tri thức, trung tâm đổi mới sáng tạo, thúc đẩy sự phát triển của TP. HCM, vùng Đông Nam Bộ và vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.
Đồng thời, việc nhập 3 quận sẽ giảm số lượng cấp trưởng, cấp phó, các đơn vị hành chính cấp huyện, giảm số lượng các phòng chuyên môn, đồng thời giảm số lượng cấp trưởng, cấp phó của các phòng chuyên môn.
Tuy vậy, Bộ Nội vụ cho hay sẽ có thêm 1 phòng chuyên môn là Phòng Khoa học và Công nghệ phù hợp với mục tiêu xây dựng khu đô thị sáng tạo và yêu cầu thực tiễn của thành phố.
Nông sản Hải Dương vào tới Sài Gòn, người dân nhận miễn phí
Bất chấp trời nắng chói chang, đông đảo người dân TP.HCM đã đến chung tay giải cứu 10 tấn rau củ của bà con vùng dịch tại tỉnh Hải Dương.
Xem clip: Người Sài Gòn đội nắng 'giải cứu' nông sản từ Hải Dương
Đội nắng giải cứu nông sản
Trưa 25/2, chuyến xe chở khoảng 10 tấn nông sản từ tỉnh Hải Dương có mặt tại khuôn viên Tam Tông Miếu (82 Cao Thắng, phường 4, quận 3, TPHCM). Ngay khi chuyến xe dừng bánh, các tình nguyện viên nhanh chóng vận chuyển các loại rau củ tươi xanh xuống khỏi xe, chuyển vào sân chùa, vỉa hè.
Giữa nắng trưa gay gắt, các đoàn viên thanh niên, thành viên hội phụ nữ phường tất bật chuyển, xếp rau củ... Trao đổi với PV, anh Nguyễn Tấn Phi, Phó Bí thư Đoàn thanh niên phường 4 (Quận 3, TP.HCM) cho biết, đây là lần thứ 2 các mạnh thường quân tại TP.HCM tiến hành giải cứu nông sản giúp bà con bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh Covid-19.
Khoảng 11h30 trưa 25/2, 10 tấn nông sản từ tỉnh Hải Dương đã có mặt tại TP.HCM. (Ảnh: Thanh Tùng).
Trong khi đó, chị Trần Thanh Tâm, Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ phường 4, Quận 3 chia sẻ, do dịch bệnh diễn biến phức tạp, nông sản tại tỉnh Hải Dương bị ùn ứ rất nhiều. Do đó, các mạnh thường quân có ý định góp sức "giải cứu" số nông sản này.
"Ban đầu, mạnh thường quân nảy ra ý tưởng và bỏ kinh phí thực hiện gian hàng nông sản 0 đồng, giải cứu nông sản Hải Dương. Họ có đề nghị phối hợp với UBND phường 4. Ngay lập tức, các cơ quan đoàn thể của phường 4 tích cực tham gia phối hợp, hỗ trợ cho các mạnh thường quân địa điểm lẫn nhân lực", chị Tâm nói.
Ngay sau đó, các tình nguyện viên tiến hành làm sạch, phân chia nông sản thành từng túi để phát miễn phí cho người dân. (Ảnh: Thanh Tùng).
Cũng theo chị Tâm, hiện tại, ngoài mạnh thường quân, gian hàng nông sản 0 đồng còn có sự chung tay của Đoàn thanh niên và Hội Liên hiệp phụ nữ phường 4... Ngay sau khi nghỉ trưa, ăn vội gói xôi, gói kẹo, các tình nguyện viên bắt tay vào việc dựng "gian hàng nông sản 0 đồng".
Các tình nguyện viên phân chia các loại nông sản thành từng phần, gói cẩn thận trong các túi để phát miễn phí cho người dân. Để đảm bảo an toàn trong việc phòng dịch, anh Phi liên tục cầm loa thông báo, yêu cầu người dân đến nhận nông sản phải đeo khẩu trang, rửa tay sát khuẩn...
Bất chấp cái nắng chói chang, nhiều tình nguyện viên vẫn ngồi tại vỉa hè vệ sinh số nông sản vừa được "giải cứu". (Ảnh: Thanh Tùng).
Người dân ghé gian hàng được nhận các phần nông sản là rau, củ sạch miễn phí. Tuy nhiên, nếu muốn, người dân cũng có thể góp tiền tùy theo lòng hảo tâm vào chiếc tủ nhỏ đặt trên bàn để giúp các mạnh thường quân có thêm kinh phí thực hiện các cuộc "giải cứu" khác.
Các tình nguyện viên cho biết, so với cuộc "giải cứu" đầu tiên vào ngày 23/2, nông sản lần này tươi ngon hơn. "Lần trước, rau bảo quản đông lạnh nên bị dập úng khá nhiều. Đợt này vận chuyển bằng xe tải, rau nhìn đẹp hơn hẳn", một tình nguyện viên cho biết.
So với lần "giải cứu" vào hôm 23/2, nông sản lần này tươi, ngon hơn rất nhiều. (Ảnh: Thanh Tùng).
Chung tay đùm bọc
Anh Phi cho biết, các loại nông sản được mạnh thường quân giải cứu, tặng miễn phí cho người dân đều trải qua các cuộc kiểm tra nghiêm ngặt.
"Trước khi vào TP.HCM, các loại nông sản này đã được các cơ quan chức năng liên quan cấp phép, qua các trạm kiểm dịch, phun khử khuẩn để đảm bảo an toàn", anh Phi thông tin thêm.
Trước đó, chị Thái Nguyệt Nhi (mạnh thường quân tham gia Gian hàng nông sản 0 đồng) cùng những người khác phát tâm giải cứu nông sản cho bà con nông dân tại Hải Dương.
Chị Nhi đã liên hệ với các hội, nhóm đang hoạt động giải cứu nông sản tại tỉnh này để được hỗ trợ, giúp đỡ việc thu mua, vận chuyển nông sản vào TP.HCM.
Hoạt động giải cứu nông sản được nhiều mạnh thường quân, tình nguyện viên tham gia, ủng hộ. (Ảnh: Thanh Tùng).
Hoạt động giải cứu nông sản thu hút đông đảo người dân TP.HCM. Ngay từ khi gian hàng 0 đồng chưa mở cửa, rất nhiều người dân đã đến trước khuôn viên Tam Tông Miếu đợi nhận rau củ.
Dù được nhận nông sản miễn phí nhưng người dân đều chủ động gửi lại tiền vào hộp đựng tiền tùy tâm tại gian hàng. Thậm chí, có nhiều người còn gửi số tiền lớn gấp nhiều lần giá trị của số nông sản được nhận.
Rất nhiều người dân đến nhận rau, củ với hy vọng có thể góp sức vào việc giải cứu nông sản giúp bà con tại Hải Dương. (Ảnh: Thanh Tùng).
Chị Nguyễn Ngọc Hoa (40 tuổi, ngụ Quận 3) cho biết, khi đi ngang qua Tam Tông Miếu, chị nhận thấy gian hàng nông sản 0 đồng nên ghé vào tìm hiểu. "Khi được biết đây là hoạt động giải cứu nông sản cho bà con Hải Dương, tôi rất xúc động. Đây là hoạt động thật ý nghĩa, thể hiện rõ nét nhất truyền thống tương thân tương ái của người Việt ta", chị Hoa nói.
Ngồi phân chia các loại nông sản cho người dân, một nữ tình nguyện viên tâm sự, đây là hoạt động thiện nguyện đầy thực tế, ý nghĩa. "Nhiều người đến lấy bắp cải rất dễ thương. Chúng tôi cho 2 bông nhưng họ chỉ lấy 1 bông. Họ nói ăn không hết. Vậy mà, họ bỏ tiền vào thùng ủng hộ rất nhiều", chị này nói thêm.
Dù được phát miễn phí nhưng nhiều người dân vẫn gửi lại tiền vào hộp đựng tiền tùy tâm giúp mạnh thường quân có thêm kinh phí thực hiện các chuyến giải cứu tiếp theo. (Ảnh: Thanh Tùng).
Được biết, trong đợt giải cứu này, mạnh thường quân ưu tiên dành nông sản cho các cơ sở tôn giáo, điểm nuôi trẻ khuyết tật, mồ côi ... "Chúng tôi đã giải cứu được 2 ngày số lượng là 20 tấn nông sản. Đây là ngày thứ hai. Đợt 1, chúng tôi chỉ vào được bắp cải, đợt thứ 2 này, chúng tôi có thêm su su, súp lơ...", anh Phi cho biết.
Trong khi đó, các mạnh thường quân thông tin, sau khi hoàn tất đợt giải cứu nông sản lần thứ 2 tại TP.HCM, nhóm sẽ tiếp tục chuyển sang giải cứu rau củ từ tỉnh Đắk Lắk.
Cháy lớn vựa phế liệu trong đêm, người dân xung quanh hoảng hốt Vựa phế liệu ở quận Bình Tân, TP.HCM bốc cháy dữ dội, người dân xung quanh hốt hoảng tháo chạy tán loạn trong đêm. Hàng chục cán bộ chiến sĩ được đều đến hiện trường chữa cháy. Đám cháy bốc dữ dội tại vựa phế liệu - Ảnh: M.H. Đến 21h ngày 24-2, lực lượng Cảnh sát PCCC và CNCH quận Bình Tân,...