Chinh phục núi Đá Bia Phú Yên
1. Núi Đá Bia Phú Yên ở đâu?
Tọa lạc tại huyện Nam Hòa, tỉnh Phú Yên, núi Đá Bia là ngọn núi cao nhất thuộc khối Đại Lãnh của dãy đèo Cả rộng lớn. Nơi đây còn được biết đến với tên gọi khác là Núi ông hay Thạch Bi Sơn. Với độ cao 706m, phần tảng đá khổng lồ trên đỉnh cao 80m, đây cũng đồng thời là một trong những biểu tượng nổi tiếng của đất võ Bình Định.
Ảnh: Sưu tầm
Thực tế, núi Đá Bia còn có các tên gọi khác như núi Cùi Bắp, Ngón Tay Của Chúa hay núi Ông Bia. Tên gọi ấy được hình thành dựa trên hình dáng của hòn đá trên đỉnh núi, cũng như qua những huyền thoại li kì và hấp dẫn. Bên cạnh đó, núi Đá Bia là một trong những căn cứ cách mạng quan trọng trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước, với chân núi phía Đông là bến Vũng Rô – nơi những con tàu không số huyền thoại cập bến.
2. Di chuyển tới núi Đá Bia Phú Yên
Từ trung tâm tỉnh Phú Yên, du khách có thể dễ dàng di chuyển tới khu di tích núi Đá Bia bằng taxi, ô tô hoặc xe máy cá nhân. Cụ thể, từ thành phố Tuy Hòa, bạn điều khiển chạy dọc theo Quốc Lộ 1A khoảng 27km để tới đèo Cả. Tới đây, bạn sẽ đi chậm lại và quan sát bảng chỉ dẫn tới chỗ gửi xe di tích núi Đá Bia. Sau đó, bạn tiếp tục đi bộ khoảng 300m nữa để tới chân núi và bắt đầu chuyến hành trình leo núi và chinh phục đỉnh cao.
3. Nên du lịch Núi Đá Bia vào thời gian nào?
Bạn có thể ghé thăm núi Đá Bia vào bất kể thời điểm nào trong năm, bởi mỗi mùa, núi lại khoác lên mình những chiếc áo mới, với vẻ đẹp rất riêng, rất đặc trưng. Vào mùa hè, toàn cảnh không gian rực rỡ và lấp lánh dưới ánh nắng mặt trời. Khi thu sang, cây cối thay lá, núi Đá Bia lại như trầm mặc hơn, mang chút suy tư tựa chàng nhạc sĩ đang trầm ngâm viết bản tình ca. Nếu khám phá núi Đá Bia trong ngày, bạn nên đi vào buổi sáng sớm bởi đây là lúc tiết trời mát mẻ, dễ chịu. Ngoài ra, bạn còn có thể ngắm bình minh trong hành trình leo lên đỉnh núi.
Video đang HOT
Ảnh: @mailee___
4. Khám phá vẻ đẹp của Núi Đá Bia Phú Yên
Tương truyền rằng, trong một cuộc hành quân vượt đèo Cù Mông tiến về phía Nam đến dãy núi Đại lãnh, vua Lê Thánh Tông đã chọn Núi Đá Bia làm ngọn núi cao nhất và cho khắc chữ trên đỉnh núi. Cũng bởi thế, ngọn núi này đã từng được coi là cột mốc biên giới của nước Đại Việt ta.
Không chỉ là nơi lưu giữ chứng tích lịch sử hào hùng của dân tộc, du khách ghé thăm núi Đá Bia còn bất ngờ hơn với những trải nghiệm thú vị.
Thử thách chinh phục 2000 bậc thang
Để chinh phục được đỉnh núi phía trên, du khách sẽ cần đi bộ qua 2000 bậc thang, với tổng chiều dài là 2500m. Một điểm khác biệt làm “chùn bước” không ít người đó là bậc thang để lên núi Đá Bia khá cao, khoảng 3 – 5 tấc. Những bậc tam cấp dựng theo thế đứng đủ làm bạn cảm thấy mất sức. Thêm vào đó, du khách cũng sẽ phải đi qua một vài cây cầu treo giữa các khối đá lớn.
Ảnh: Sưu tầm
Tuy nhiên, nếu tạm quên đi những mệt mỏi, hướng mắt nhìn xuống, bạn sẽ ngay lập tức “choáng ngợp” với khung cảnh tuyệt đẹp trên đường đi. Đó là hình ảnh những đoàn xe ra Bắc vào Nam chỉ bằng hạt đậu nối đuôi nhau dưới chân núi, là thảm thực vật xanh tươi hai bên lối đi hay các hang động với hình thù kỳ thú, chưa in dấu chân người. Trong khung cảnh non nước hùng vĩ ấy, thỉnh thoảng bạn sẽ bất giác “giật mình” bởi tiếng chim bìm bịp kêu hối hả, tiếng đoàn tàu Bắc – Nam dồn dập náo động cả cánh rừng.
Ảnh: @thoorphir
Càng lên cao, không khí sẽ càng mát mẻ và thoáng đãng hơn. Còn gì thú vị khi đắm chìm vào bầu không khí trong lành, với phía trên là bầu trời xanh trong, thi thoảng có vài tia nắng xuyên qua những tán cây rừng. Cùng với đó là những hàng cây tre, trúc mọc thẳng đứng, mang tới cảm giác nhẹ nhàng, thư giãn cho bất cứ ai.
Ảnh: @thoorphir
Ngắm toàn cảnh Phú Yên từ đỉnh núi
Sau một khoảng thời gian leo, nghỉ ngơi, hiện ra trước mắt du khách là không gian mây trời bao la, rộng lớn. Từ vị trí này, phóng tầm mắt ra tứ phía, cả Phú Yên như thu bé lại, với đầy đủ sự hoang sơ và hùng vĩ. Ngẩng lên trên là trời cao lồng lồng, thăm thẳm, bên cạnh là “cổng trời” gió thổi vi vu, gió mang hơi nước biển tràn về dưới ánh nắng mặt trời có cảm giác như sương lam chiều se se lạnh. Sắc xanh từ trời, từ đấy sẽ đem tới sự nhẹ nhàng, thư thái và an yên trong tâm hồn của bạn.
Ảnh: @thieusang_nhatrangphuot
Ngoài ra, nếu đã chinh phục đỉnh núi Đá Bia, bạn cũng đừng quên chụp ngay một tấm hình tại mỏm đá, để lưu lại trải nghiệm mạo hiểm nhưng đầy thú vị của mình nhé. Tuy nhiên, khi chụp hình bạn nên hết sức cẩn thận để đảm bảo an toàn cho bản thân.
5. Lưu ý khi tham quan Núi Đá Bia Phú Yên
Để đảm bảo chuyến khám phá an toàn và ý nghĩa nhất, bạn hãy bỏ túi ngay một số lưu ý sau:
Mặc quần áo thoáng mát, đi giày thể thao
Chuẩn bị sẵn đồ ăn nhẹ, nước uống để cung cấp năng lượng trong quá trình leo núi.
Nên đi vào mùa khô và đi theo đoàn vì đường sẽ dễ đi hơn cũng như có thể động viên tinh thần của đồng đội.
Mang theo gậy dài từ 1,2 – 1,5m để chống đỡ trong quá trình leo núi.
Đập Đồng Cam - vẻ đẹp hùng vĩ của Phú Yên
Đập "Đồng Cam" thuộc huyện Phú Hòa, tỉnh Phú Yên. Đập nằm khuất sau rừng và núi, cách xa bất kỳ địa điểm du lịch nổi tiếng nào, nhưng vẻ đẹp từ tính của nó vẫn thu hút mọi người đến tham quan và khám phá.
Khám phá đập Đồng Cam
Đập Đồng Cam thuộc huyện Phú Hòa, tỉnh Phú Yên. Đập nằm khuất sau rừng và núi, cách xa bất kỳ địa điểm du lịch nổi tiếng nào, nhưng vẻ đẹp từ tính của nó vẫn thu hút mọi người đến tham quan và khám phá. Đập Đồng Cam được thiết kế bơi một kiến trúc sư người Pháp vào năm 1917. Công trình được khởi công xây dựng từ năm 1924 với sức lao động của hàng nghìn người dân tại mảnh đất này và hoàn thành vào năm 1932. Đây là một công trình đặc biệt không chỉ có giá trị kinh tế mà còn cả giá trị thẩm mỹ.
Đập là công trình thủy lợi lớn nhất vùng này hiện nay với hơn 2500 mặt cắt. Đập dài 688 mét có hai kênh chính "Chính Bắc" (Bắc) và "Chính Nam" (Nam), phục vụ mục đích tưới tiêu nông nghiệp ở Tuy Hòa. Đập Động Cấm nối liền hai ngọn núi cao Trụ Các và Quy Hậu, tạo khung cảnh sơn thủy hữu tình. Phía trên con đập là một hồ nước nhỏ chảy xuống tạo ra thác phun trào vào những tảng đá, có nhiều kích thước và hình dạng khác nhau và mang vẻ mạnh mẽ giống như một vùng biển khơi với những con sóng vỗ vào những hòn đảo hoang sơ. Vẻ đẹp hoang sơ này khiến du khách gần xa không khỏi ngỡ ngàng và khi những lời truyền tụng của họ được lan truyền, ngày càng có nhiều người đổ về Đập Đồng Cam để khám phá địa điểm độc đáo này. Vào ngày 8 tháng Giêng hàng năm, người dân địa phương tập trung về đây dự Lễ hội đập Đồng Cam để tri ân những người có công xây dựng con đập và mang lại lợi ích kinh tế cho người dân Phú Yên.
Địa đạo Gò Thì Thùng Phú Yên Dấu ấn còn mãi với thời gian! Gò Thì Thùng nằm ở độ cao hơn 400m so với mực nước biển, ẩn mình dưới vùng đất đỏ bazan, chiều dài trải theo hướng bắc - nam gần 5km, chiều rộng theo hướng đông - tây 4km. Mỗi dịp xuân về, vào mùng 9 tháng Giêng, nơi đây diễn ra lễ hội dân gian truyền thống, đậm chất hào kiệt -...