Chính phủ tiếp tục yêu cầu kiểm soát chặt chẽ tín dụng vào bất động sản
Chính phủ cũng yêu cầu Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tiếp tục điều hành chính sách tiền tệ thận trọng, linh hoạt, hỗ trợ thanh khoản hợp lý cho các tổ chức tín dụng.
Ảnh minh hoạ
Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết phiên họp thường kỳ tháng 8/2018.
Theo đó, Chính phủ yêu cầu trong những tháng còn lại của năm 2018, các bộ, cơ quan, địa phương tuyệt đối không được chủ quan, bám sát yêu cầu và tình hình thực tiễn, tăng cường kỷ luật, kỷ cương hành chính, đề cao trách nhiệm người đứng đầu, tổ chức thực hiện quyết liệt, đồng bộ các nhiệm vụ, giải pháp đã đề ra gắn với đôn đốc, kiểm tra, đẩy nhanh tiến độ hoàn thành.
Cụ thể, Chính phủ yêu cầu các Bộ: Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Công Thương, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam thường xuyên theo dõi sát diễn biến tình hình quốc tế và trong nước, có giải pháp đối với các lĩnh vực còn dư địa, phối hợp điều hành các chính sách kinh tế vĩ mô linh hoạt, hiệu quả, ứng phó tốt nhất với tác động bất lợi của kinh tế thế giới, góp phần kiểm soát lạm phát, giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô.
Video đang HOT
Ban chỉ đạo điều hành giá theo dõi sát diễn biến giá cả thị trường các mặt hàng thiết yếu, kịp thời xử lý các vấn đề phát sinh khi thị trường có biến động bất thường.
Riêng lĩnh vực tài chính ngân hàng, Chính phủ yêu cầu Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tiếp tục điều hành chính sách tiền tệ thận trọng, linh hoạt, hỗ trợ thanh khoản hợp lý cho các tổ chức tín dụng, kiểm soát chặt chẽ tín dụng vào lĩnh vực bất động sản. Tăng cường công tác thanh tra, giám sát hoạt động ngân hàng, đảm bảo an toàn hệ thống; tiếp tục đẩy mạnh thực hiện Đề án cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2016 – 2020. Bảo đảm chất lượng dịch vụ, an toàn hoạt động thanh toán điện tử, thanh toán thẻ.
Bộ Tài chính thực hiện nghiêm kỷ luật tài chính – ngân sách nhà nước, quản lý chặt chẽ ngân sách nhà nước từ khâu dự toán đến điều hành, thực hiện, quyết toán; tập trung chống thất thu thuế, nợ đọng thuế, chống chuyển giá, phối hợp chặt chẽ với các địa phương quyết tâm hoàn thành vượt dự toán thu ngân sách nhà nước; điều hành chi chặt chẽ, tiết kiệm, chống lãng phí, nhất là chi mua sắm tài sản công, hội họp, phấn đấu giảm bội chi ngân sách dưới mức 3,7%/GDP; chủ động phát hành trái phiếu Chính phủ đa dạng kỳ hạn, kênh huy động, phù hợp với yêu cầu thanh toán, giải ngân và diễn biến thị trường; đẩy mạnh áp dụng hóa đơn thuế điện tử. Tập trung cải cách, đơn giản hóa thủ tục hành chính trong lĩnh vực hải quan theo chuẩn quốc tế. Tăng cường quản lý, kiểm tra, phát hiện, xử lý nghiêm các trường hợp buôn lậu, gian lận thương mại và sản xuất, kinh doanh hàng giả.
Ngọc Toàn
Theo Trí thức trẻ
Tiềm năng tăng giá cổ phiếu ngân hàng có thể bị kiềm chế vì lý do nào?
Tăng trưởng tín dụng sẽ chững lại so với đầu năm và có thể chậm lại so với cùng kỳ và điều này có thể kiềm chế tiềm năng tăng giá của cổ phiếu ngân hàng trong 4-5 tuần tới.
CTCP Chứng khoán TP.HCM ( HSC ) trong một báo cáo đã đưa ra đánh giá về nhóm cổ phiếu ngân hàng với dự báo cổ phiếu ngân hàng có thể sẽ biến động trong biên độ hẹp trong thời gian tới do thị trường vẫn chờ đợi những tiến triển mới.
HSC cho biết, HSC không chắc chắn về kịch bản mà Ngân hàng nhà nước (NHNN) sẽ áp dụng cho đến cuối tháng tới (là sớm nhất). Tăng trưởng GDP quý 2 và CPI tháng 9 là những số liệu cần được theo dõi sát sao. Trong khi đó tăng trưởng tín dụng sẽ chững lại so với đầu năm và có thể chậm lại so với cùng kỳ. Và điều này có thể kiềm chế tiềm năng tăng giá của cổ phiếu ngân hàng trong 4-5 tuần tới. Đây là chủ đề được quan tâm do thị trường chung bị chi phối bởi nhóm cổ phiếu ngân hàng.
Mặt khác, nếu trong thời gian tới xuất hiện những tin tức tích cực như về kế hoạch tăng vốn của VCB hay BID, hay tín hiệu về khả năng phê duyệt đề xuất sáp nhập HDB - PGB, khi đó ngành ngân hàng sẽ trở nên sôi động hơn nhờ những chủ đề này.
Cụ thể, nhóm chuyên gia HSC cho biết, theo số liệu lịch sử, tăng trưởng tín dụng của năm nay có thể dao động từ 14-18% xoay quanh mốc 16%. "Giả định này có vẻ đúng khi mà mục tiêu chính thức của NHNN là 17% trong khi chỉ tiêu thực tế cấp cho các ngân hàng là 14%. Do đó, mức thấp nhất của tăng trưởng tín dụng là 14% và mức cao nhất là 17%. Chúng tôi nhìn thấy hai kịch bản ở đây", HSC cho biết.
Theo đó, kịch bản thứ nhất, tăng trưởng GDP chậm lại trong quý 3 so với quý 2 và có thể là do tăng trưởng tín dụng chững lại. Trong khi đó lạm phát ổn định và dao động ở mức 4%. Ở kịch bản này, NHNN buộc phải đẩy mạnh một chút tăng trưởng tín dụng trong Q4. Và dự báo tăng trưởng tín dụng tăng lên 16- 17%.
Kịch bản thứ 2, tăng trưởng GDP của quý 3 duy trì ở mức tương đương quý 2, cho thấy tăng trưởng tín dụng thấp hơn được khắc phục tốt. Trong khi đó CPI tăng vượt 4%. Ở kịch bản này, NHNN tiếp tục kiểm soát tăng trưởng tín dụng và dự báo mức tăng trưởng cả năm có thể là 14-16%.
Đánh giá của nhóm chuyên gia HSC, mặc dù lạm phát đã tăng chậm lại từ mức đỉnh điểm 4,67% trong tháng 6 và 3,78% trong tháng 8, áp lực lạm phát thường sẽ tăng lên trong quý 4 do các yếu tố mùa vụ. Lạm phát đã tăng trở lại trong năm nay trái ngược với xu hướng lạm phát thấp của ba năm trước vốn tạo điều kiện để NHNN đẩy mạnh tăng trưởng tín dụng nhanh chóng. Kịch bản khả dĩ nhất của HSC là lạm phát sẽ ở mức khoảng 4%, tương tự như trong năm 2014.
Liên quan đến tăng trưởng GDP trong quý 3, HSC cho biết, trong quý 1, tăng trưởng GDP đạt 7,45% và trong quý 2 đạt 6,79%, theo đó tăng trưởng 6 tháng đầu năm đạt 7,08%. Và mặc dù mục tiêu tăng trưởng GDP cả năm là 6,7%, HSC cho rằng Chính phủ mong muốn có thể hoàn thành vượt mức kế hoạch này. "Một giả định an toàn là tăng trưởng tín dụng 3 quý đầu năm sẽ thấp hơn 2% so với cùng kỳ năm 2017. Nếu tăng trưởng GDP quý 3 do đó giảm so với 6 tháng đầu năm, thậm chí thấp hơn mức tăng trưởng của quý 2, khi đó chúng tôi cho rằng chính phủ sẽ trở nên lo ngại hơn về tác động của tăng trưởng tín dụng chậm đến tăng trưởng GDP. Và do đó có thể sẽ có những thay đổi về mục tiêu ưu tiên đặc biệt là nếu lạm phát ổn định. Nếu không, NHNN sẽ có thể tiếp tục theo đuổi chính sách kiểm soát tăng trưởng tín dụng trong những tháng cuối năm", HSC nêu trong báo cáo.
Theo khảo sát hàng tháng của HSC, lãi suất cho vay đồng VND bình quân đã tăng 0,06% trong tháng 8 hay tăng 0,13% so với đầu năm.
Về lãi suất tiền gửi, trong tháng 8, lãi suất tiền gửi bình quân ổn định ở mức 6,18%, không đổi so với tháng trước đó và giảm 0,06% so với đầu năm. Trước đó, lãi suất tiền gửi đã giảm 0,05% trong 5 tháng trước đó sau khi tăng nhẹ trong tháng 1 và tháng 2.
Theo Bảo Vy
BizLive
Tín dụng đang tăng trưởng chậm lại? Báo cáo của Tổng cục Thống kê cho thấy đến cuối tháng 9 tín dụng toàn nền kinh tế ước tăng 11,02%. Nhưng trước đó báo cáo của Ủy ban giám sát tài chính Quốc gia cho thấy tín dụng cũng đã qua con số 11% ở 8 Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, tính đến thời điểm 20/9/2017, tổng phương...