Chính phủ Thụy Điển nguy cơ rơi vào khủng hoảng
Liên minh cầm quyền trong Chính phủ Thụy Điển nguy cơ mất đa số trong quốc hội vì hiệp ước di cư của EU.
Lãnh đạo đảng SD tuyên bố chính sách di cư nên được quyết định ở Thụy Điển – không phải bởi các quan chức ở Brussels. Ảnh: EPA
Lãnh đạo Đảng Dân chủ Thụy Điển (SD) cánh hữu tại Quốc hội nước này mới đây tuyên bố SD có thể rút lại sự ủng hộ đối với liên minh trung hữu cầm quyền, dẫn đến nguy cơ khủng hoảng chính trị khi Thụy Điển đang đảm nhiệm cương vị Chủ tịch luân phiên EU.
Mattias Karlsson, lãnh đạo của SD, cảnh báo Chính phủ Thụy Điển không được ủng hộ phiên bản hiện tại của hiệp ước di cư do Nghị viện châu Âu thông qua – nếu không, sự hợp tác và hỗ trợ của SD cho liên minh cầm quyền có thể gặp rủi ro.
“Chính phủ phải ngăn chặn ‘Hiệp ước di cư’ do nghị sĩ Thụy Điển Tomas Tobé tại Nghị viện châu Âu soạn thảo. Nếu không, chúng tôi thấy khó có thể duy trì cơ sở cho sự hợp tác”, ông Karlsson nêu rõ.
Video đang HOT
“Chính sách di cư nên được quyết định ở Thụy Điển – không phải bởi các quan chức ở Brussels”, lãnh đạo đảng SD nhấn mạnh.
Đảng Dân chủ Thụy Điển không phải là một phần của liên minh cầm quyền ở Thụy Điển (gồm Đảng ôn hòa, Đảng Tự do và Đảng Dân chủ Cơ đốc giáo) nhưng họ cung cấp sự hỗ trợ cần thiết cho chính phủ trung hữu của Thủ tướng Ulf Kristersson để đổi lấy việc thực thi chính sách của họ, cụ thể là về di cư.
Nếu không có sự ủng hộ của SD, liên minh cầm quyền sẽ không còn chiếm đa số trong quốc hội, điều này có thể ngăn cản Chính phủ Thụy Điển theo đuổi chương trình nghị sự trong hai tháng còn lại trước khi Thụy Điển kết thúc nhiệm kỳ Chủ tịch luân phiên EU vào tháng 6 tới.
Trong tình huống như vậy, Thủ tướng Kristersson có thể chọn từ chức, dẫn đến bầu cử sớm, hoặc ông có thể tìm cách thành lập một liên minh mới với các đảng chính trị khác để duy trì thế đa số trong quốc hội và theo đuổi chương trình lập pháp của mình.
Hiệp ước di cư đã nhận được sự ủng hộ mạnh mẽ tại Nghị viện châu Âu vào tuần trước, với khoảng 420 phiếu ủng hộ và khoảng 130 phiếu chống. Hiệp ước có bốn đề xuất để điều phối chính sách tị nạn và di cư.
Nghị sĩ Tobé, chịu trách nhiệm về việc điều phối chính sách tị nạn và di cư của Nghị viện châu Âu, đã coi cuộc bỏ phiếu về hiệp ước di cư là “lịch sử”.
Thụy Điển phát động chiến dịch toàn cầu chống nhập cư
Chính phủ Thụy Điển có kế hoạch thắt chặt nhập cư khi công bố một "chiến dịch thông tin quốc tế" nhằm ngăn cản người tị nạn đến nước này.
Phần Lan có thể gia nhập NATO mà không có Thụy Điển Phản ứng cứng rắn mới nhất của Thổ Nhĩ Kỳ đối với việc gia nhập NATO của Thụy Điển Nga cáo buộc Thụy Điển 'che giấu' cuộc điều tra vụ nổ Nord Stream
Bộ trưởng Di cư Thụy Điển Maria Malmer Stenergard. Ảnh: THX
Mạng tin châu Âu Euractiv.com ngày 25/1 dẫn lời Bộ trưởng Di cư Maria Malmer Stenergard, đồng thời là lãnh đạo Đảng Dân chủ Thụy Điển cho biết, nước này (hiện đang giữ chức Chủ tịch luân phiên EU) sẽ khởi động một chiến dịch nâng cao nhận thức để ngăn cản người di cư.
Là một phần trong kế hoạch giảm nhập cư vào Thụy Điển, Chính phủ nước này, được Đảng Dân chủ Thụy Điển (SD) cực hữu ủng hộ, tuyên bố rằng họ cần đầu tư nhiều hơn vào các nỗ lực thông tin ở nước ngoài.
Chiến dịch sẽ bao gồm công tác truyền thông nhằm vào các tòa soạn và hãng thông tấn nước ngoài cũng như các đại sứ quán nước ngoài ở Thụy Điển. Bộ trưởng Stenergard tuyên bố 76% người tị nạn đến các nước Bắc Âu vào năm 2019 đã đến Thụy Điển và con số này phải được giảm đáng kể.
"Chính phủ này đã được bầu với nhiệm vụ tạo ra một sự thay đổi trong chính sách di cư. Điều này đòi hỏi nhiều điều chỉnh lớn", bà Stenergard cho biết tại cuộc họp báo. Theo bà Stenergard, thông tin tốt hơn có thể ngăn những người không được bảo vệ đến Thụy Điển và giảm bớt những đau khổ mà người di cư phải đối mặt.
"Ngày nay, hai phần ba số người đến châu Âu không có cơ sở để bảo vệ. Họ đặt cuộc sống của mình vào tay những kẻ buôn người tị nạn. Nếu họ được thông báo về các quy tắc, chúng tôi sẽ giảm nguy cơ đau khổ cho những người này", bà Stenergard nhấn mạnh.
Kết quả của cuộc bầu cử vào tháng 9 năm ngoái, đảng Trung hữu, đảng Dân chủ Cơ đốc giáo và đảng Tự do đã thành lập một chính phủ liên minh với sự ủng hộ của SD cực hữu nhưng kèm điều kiện phải thông qua phần lớn chính sách di cư cứng rắn của họ.
"Chính phủ Thụy Điển hiện đã có thỏa thuận này [với phe cực hữu] và họ phải tôn trọng điều đó. Bởi nếu không, Đảng Dân chủ Thụy Điển về cơ bản sẽ khiến chính phủ sụp đổ", Giáo sư Tobias Hbinette tại Đại học Karlstad nói.
Quốc gia Bắc Âu 10 triệu dân này có trung bình 121.000 người nhập cư đến mỗi năm kể từ năm 2016, theo Văn phòng Thống kê Thụy Điển.
Tuần 'siêu bầu cử' ở châu Âu và những vấn đề đáng chú ý Châu Âu sắp diễn ra nhiều cuộc bầu cử như ở Phần Lan, Bulgaria, Montenegro, Andorra, bốn khu vực bầu cử của Pháp và những cuộc bầu cử khu vực ở Italy, Thụy Sĩ. Dưới đây là kết quả của một số cuộc thăm dò mới nhất cũng như sơ lược về bối cảnh chính trị. Ảnh minh họa: Euractiv Phần Lan: Cuộc...