Chính phủ siết việc doanh nghiệp vốn mỏng vay quá mức
Nghị định 132 giúp chống chuyển giá và hạn chế những doanh nghiệp vốn mỏng, dựa nhiều vào vốn vay quá mức để mở rộng đầu tư, gây rủi ro cho hệ thống trong dài hạn.
Chính phủ vừa ban hành Nghị định 132/2020/NĐ-CP quy định về Quản lý thuế đối với doanh nghiệp có giao dịch liên kết. Ông Đặng Ngọc Minh, Phó tổng cục trưởng Tổng cục Thuế (Bộ Tài chính), cho rằng Nghị định 132 không chỉ là để chống chuyển giá, mà còn thể hiện định hướng chung, quản lý thuế thực hiện tái cơ cấu, lành mạnh hóa thị trường đầu tư, hạn chế bớt những doanh nghiệp vốn mỏng, dựa nhiều vào vốn vay quá mức để mở rộng đầu tư, gây rủi ro cho hệ thống trong dài hạn.
Theo đó, một trong những điểm mới là quy định về khống chế chi phí lãi vay lần đầu được áp dụng tại Việt Nam. Vì vậy, không tránh khỏi những khó khăn trong quá trình triển khai mà nguyên nhân chính do doanh nghiệp Việt Nam có vốn mỏng, chủ yếu là vốn vay, vốn chủ sở hữu thấp.
Tổng cục Thuế tổ chức cuộc họp báo giới thiệu các nội dung mới của Nghị định 132/2020/NĐ-CP ngày 5/11 quy định về Quản lý thuế đối với doanh nghiệp có giao dịch liên kết. Ảnh: VGP.
Nghị định mới cũng mở rộng đối tượng loại trừ áp dụng quy định giới hạn chi phí lãi vay được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp.
Video đang HOT
Đó là các khoản vay vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA), vay ưu đãi của Chính phủ thực hiện theo phương thức Chính phủ đi vay nước ngoài cho các doanh nghiệp vay lại; các khoản vay thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia; các khoản vay đầu tư chương trình, dự án thực hiện chính sách phúc lợi xã hội của Nhà nước.
Các doanh nghiệp FDI, thông qua các đại diện của họ như EuroCham (châu Âu), VJBA ( Nhật Bản), KORCHAM (Hàn Quốc), Amcham (Mỹ) cho rằng các quy định trong dự thảo Nghị định của Việt Nam không phải mới mà thực ra đã là thông lệ tốt mà các nước vẫn thường áp dụng để chống chuyển giá, các doanh nghiệp có nghĩa vụ phải tuân thủ.
Về phía mình, lãnh đạo Tổng cục Thuế khẳng định đã lắng nghe, nắm bắt các ý kiến đóng góp, nhằm tháo gỡ khó khăn doanh nghiệp trong nước.
Nhìn chung các doanh nghiệp Việt vẫn gặp khó khăn, có không ít doanh nghiệp, vốn chủ sở hữu ít, nhưng 1 tập đoàn có khi lập ra hàng trăm doanh nghiệp, dẫn đến tình trạng khá nhiều doanh nghiệp vốn mỏng.
Việt Nam vẫn là một nền kinh tế đang phát triển, các doanh nghiệp đặc biệt là tư nhân cần có thời gian tích tụ vốn, tuy nhiên, nguyên tắc của WTO quản lý là phải đối xử công bằng giữa các doanh nghiệp trong nước và nước ngoài.
Trong Nghị định 132 cũng đã có những điều quy định về những doanh nghiệp được loại trừ. Thực tế, trong số các đối tượng điều chỉnh, có tới 83% là các doanh nghiệp FDI, còn lại là các doanh nghiệp Việt có đủ để nằm trong phạm vi áp dụng điều chỉnh của Nghị định cần tuân thủ nghĩa vụ thuế nghiêm túc.
“Bên cạnh việc siết chặt quản lý thuế, chống chuyển giá, Chính phủ cũng đã chỉ đạo các đơn vị trong đó có Bộ Tài chính, ban hành các chính sách khách hỗ trợ các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ”, Phó tổng cục trưởng Đặng Ngọc Minh nói.
Quản lý thuế các doanh nghiệp có giao dịch liên kết
Tổng cục Thuế vừa ban hành Công văn số 2835/TCT-TTKT hướng dẫn một số nội dung liên quan đến quy định áp dụng hiệu lực thi hành của Nghị định 68/2020/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung khoản 3 Điều 8 Nghị định số 20/2017/NĐ-CP về quản lý thuế đối với các doanh nghiệp có giao dịch liên kết, cho kỳ quyết toán thuế năm 2019 và xử lý hồi tố đối với các năm 2017 và 2018.
Ảnh minh họa. Nguồn: Internet
Ngày 24/6/2020, Chính phủ ban hành Nghị định số 68/2020/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung khoản 3 Điều 8 Nghị định số 20/2017/NĐ-CP về quản lý thuế đối với các doanh nghiệp có giao dịch liên kết. Nghị định 68/2020/NĐ-CP đã quy định chi tiết, đảm bảo thực hiện được ngay mà không ban hành Thông tư hướng dẫn thi hành.
Theo đó, ngày 14/7/2020, Tổng cục Thuế ban hành Công văn số 2835/TCT-TTKT hướng dẫn tổ chức thực hiện Nghị định số 68/2020/NĐ-CP; cụ thể: hướng dẫn một số nội dung liên quan đến quy định áp dụng hiệu lực thi hành của Nghị định cho kỳ quyết toán thuế năm 2019 và xử lý hồi tố đối với các năm 2017 và 2018. Cụ thể như sau:
Đối với kỳ quyết toán thuế năm 2019: Các Doanh nghiệp đã kê khai quyết toán thuế năm 2019 theo kỳ tính thuế đến hạn trước ngày 31/3/2020 thì thực hiện khai bổ sung hồ sơ khai quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) theo quy định tại Nghị định số 68/2020/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung khoản 3 Điều 8 Nghị định số 20/2017/NĐ-CP; Các Doanh nghiệp chưa đến kỳ kê khai quyết toán thuế năm 2019 thì thực hiện theo quy định sửa đổi, bổ sung tại Nghị định số 68/2020/NĐ-CP .
Đối với việc xử lý hồi tố cho kỳ tính thuế TNDN năm 2017, 2018: Thooonbrg cục Thuế nêu rõ, việc xử lý hồi tố chi phí lãi vay khống chế theo quy định tại khoản 3 Điều 8 Nghị định số 20/2017/NĐ-CP cho các năm 2017, 2018 chỉ áp dụng đối với quy định tại điểm a khoản 3 Điều 8 Nghị định số 20/2017/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung tại Điều 1 Nghị định số 68/2020/NĐ-CP.
Cụ thể: Nâng ngưỡng khống chế chi phí lãi vay từ 20% lên 30%; Áp dụng phương pháp tính chi phí lãi vay thuần (lãi đi vay trừ (-) lãi tiền gửi, lãi cho vay); Không áp dụng hồi tố đối với quy định sửa đổi, bổ sung tại điểm (b) (chuyển tiếp chi phí) và (c) (mở rộng đối tượng miễn áp dụng) tại Nghị định số 68/2020/NĐ-CP cho các năm 2017, 2018.
Về việc thực hiện bù trừ số thuế Thu nhập doanh nghiệp đã nộp trong các năm 2017 và 2018: Trường hợp áp dụng tính toán lại phạm vi theo quy định tại Nghị định số 68/2020/NĐ-CP , nếu số thuế TNDN giảm thì sẽ được giảm số tiền chậm nộp tương ứng (nếu có).
Trường hợp chưa qua thanh tra, kiểm tra: Người nộp thuế thực hiện bù trừ phần chênh lệch số tiền thuế TNDN và tiền chậm nộp tương ứng vào số thuế TNDN năm 2020. Nếu năm 2020 không đủ bù trừ hết thì được bù trừ vào thuế TNDN phải nộp 05 năm tiếp theo kể từ năm 2020. Kết thúc thời hạn trên, không xử lý số thuế TNDN còn lại chưa bù trừ hết;
Trường hợp đã thanh tra, kiểm tra và đã có kết luận, quyết định xử lý: Người nộp thuế đề nghị Cục thuế, Chi Cục thuế quản lý trực tiếp xác định lại số thuế TNDN phải nộp. Căn cứ đề nghị của người nộp thuế; các hồ sơ liên quan, bao gồm tài liệu của doanh nghiệp và tài liệu, biên bản của Đoàn thanh tra, kiểm tra, cơ quan thuế quản lý trực tiếp xác định lại số thuế TNDN phải nộp, tiền chậm nộp tương ứng để thực hiện bù trừ phần chênh lệch vào số thuế TNDN năm 2020.
Trường hợp cần thiết, cơ quan thuế quản lý trực tiếp phối hợp với các Đoàn thanh tra, kiểm tra rà soát, xác định số liệu của người nộp thuế tại trụ sở cơ quan thuế. Tương tự trường hợp chưa qua thanh tra, kiểm tra, nếu năm 2020 không đủ bù trừ hết thì được bù trừ vào thuế TNDN phải nộp 05 năm tiếp theo kể từ năm 2020. Kết thúc thời hạn trên, không xử lý số thuế TNDN còn lại chưa bù trừ hết.
Việc xác định lại số thuế phải nộp được thực hiện tại trụ sở cơ quan quản lý thuế, không thực hiện thanh tra, kiểm tra lại tại trụ sở người nộp thuế; không thực hiện điều chỉnh lại kết luận và quyết định thanh tra, kiểm tra năm 2017, 2018. Trường hợp đã xử phạt vi phạm hành chính về thuế hoặc đang giải quyết theo trình tự khiếu nại thì không điều chỉnh lại số tiền phạt vi phạm hành chính về thuế.
Quy định mới về tổng chi phí lãi vay đối với doanh nghiệp có giao dịch liên kết Chính phủ vừa ban hành Nghị định 68/2020/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung Khoản 3 Điều 8 Nghị định số 20/2017/NĐ-CP ngày 24/2/2017 của CP quy định về quản lý thuế đối với doanh nghiệp có giao dịch liên kết. Sơ chế cá tại một doanh nghiệp sản xuất thủy hải sản xuất khẩu của thị trấn Định An, huyện Trà Cú, Trà Vinh....