Chính phủ sẽ lập “siêu ủy ban” để quản lý vốn Nhà nước
Trong 9 giải pháp mà Chính phủ đề xuất cho năm 2018, nhóm giải pháp thứ 3 nhằm “tạo chuyển biến rõ nét và thực chất trong cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao chất lượng tăng trưởng, năng suất lao động và sức cạnh tranh của nền kinh tế” có đề cập tới việc lập Ủy ban quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp.
Phó Thủ tướng Chính phủ Vương Đình Huệ. (Ảnh: I.T)
Sáng nay (28.12), tại Hội nghị trực tuyến của Chính phủ với các địa phương, Phó Thủ tướng Chính phủ Vương Đình Huệ thay mặt Chính phủ đã trình bày dự thảo Nghị quyết về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2018. Dự thảo Nghị quyết đã đề ra những nhiệm vụ, giải pháp rất đáng chú ý.
Phấn đấu dư nợ công cuối 2018 còn 63,9%
Theo đó, Chính phủ sẽ quản lý chặt chẽ và sử dụng hiệu quả tài sản công, nợ công, tăng cường quản lý các quỹ ngoài ngân sách, giám sát chặt chẽ việc vay, sử dụng vốn vay, trả nợ. Phấn đấu đến cuối năm 2018, dư nợ công khoảng 63,9% GDP, nợ Chính phủ khoảng 52,5%.
Chính phủ cũng sẽ tăng cường quản lý, giám sát chặt chẽ đầu tư công, kiên quyết phòng, chống lợi ích nhóm, tham nhũng, lãng phí, xử lý nghiêm các vi phạm trong hoạt động đầu tư công.
Vẫn theo Phó Thủ tướng, vấn đề xây dựng kết cấu hạ tầng dự thảo Nghị quyết nêu rõ, sẽ thực hiện đồng bộ, hiệu quả, tập trung rà soát, xây dựng điều chỉnh, bổ sung các quy hoạch liên quan đến kết cấu hạ tầng đến năm 2020 và tầm nhìn 2030.
Dự thảo Nghị quyết đề cập tới vấn đề rất đáng chú ý, đó là chấn chỉnh những bất cập trong hình thức đầu tư BOT, các trạm BOT giao thông đường bộ nhằm đảm bảo tính công khai, minh bạch, bảo đảm hài hòa lợi ích giữa nhà nước, doanh nghiệp và người dân.
“Tập trung nguồn lực để đẩy nhanh tiến độ các dự án giao thông lớn như Cảng hàng không quốc tế Long Thành, sớm hoàn thành tuyến đường sắt đô thị Cát Linh – Hà Đông, Metro Bến Thành – Suối Tiên, tuyến đường bộ cao tốc Bắc – Nam, tuyến hành lang ven biển phía Bắc và phía Nam, kết nối một số tuyến giao thông trong tổng thể hành lang Đông Tây, hành lang Xuyên Á…”, Phó Thủ tướng nhấn mạnh.
Video đang HOT
Dự thảo Nghị quyết của Chính phủ cũng nhấn mạnh đến việc quản lý chặt chẽ số lượng biên chế, công chức, viên chức biên chế sự nghiệp, dừng việc giao bổ sung biên chế, chấm dứt việc tự phê duyệt và giao biên chế vượt quá số đã được cấp có thẩm quyền giao, có kế hoạch và giải pháp để giải quyết dứt điểm số biên chế vượt quá. Các cơ quan, đơn vị chưa sử dụng hết số biên chế được giao phải xem xét, cắt giảm phù hợp.
Dự thảo Nghị quyết đề ra mục tiêu trong năm 2018, giảm 1,7% biên chế công chức so với số giao năm 2015, giảm tối thiểu 2,5% biên chế sự nghiệp hưởng lương từ ngân sách nhà nước so với số giao năm 2015.
Lập “siêu ủy ban” để quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp
Chính phủ cũng đã đưa ra 9 nhóm nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm với 59 nhiệm vụ, giải pháp cụ thể trong năm 2018, trong đó, đáng chú ý là nhóm giải pháp thứ 3 nhằm “tạo chuyển biến rõ nét và thực chất trong cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao chất lượng tăng trưởng, năng suất lao động và sức cạnh tranh của nền kinh tế gồm 11 nhiệm vụ, giải pháp”. Cụ thể như:
Tập trung chỉ đạo thực hiện quyết liệt, hiệu quả các Nghị quyết Trung ương, Quốc hội về cơ cấu lại nền kinh tế, đổi mới mô hình tăng trưởng. Phê duyệt, tổ chức thực hiện đồng bộ các đề áncơ cấu lại ngành, lĩnh vực; thường xuyên kiểm tra, đôn đốc, đánh giá, giám sát thực hiện. Coi đây là nhiệm vụ trọng tâm của cả hệ thống chính trị, các ngành, các cấp trong năm 2018.
Thực hiện quyết liệt cơ cấu lại các tổ chức tín dụng gắn với xử lý nợ xấu theo Nghị quyết và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật các tổ chức tín dụng.
Đẩy mạnh cơ cấu lại NSNN và nợ công theo Nghị quyết 07 của Bộ Chính trị; cơ cấu lại đầu tư công gắn với cơ cấu lại NSNN và bảo đảm bền vững an toàn nợ công. Thu hút có chọn lọc các dự án có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI).
Đẩy mạnh cổ phần hóa và thoái vốn theo nguyên tắc thị trường, công khai, minh bạch. Tạo chuyển biến căn bản trong việc xử lý các doanh nghiệp, dự án thua lỗ. Thành lập Ủy ban quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp. Đổi mới, nâng cao hiệu quả hoạt động đơn vị sự nghiệp công lập gắn với thúc đẩy xã hội hóa.
Đẩy mạnh cơ cấu lại nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới; phát triển các ngành công nghiệp chế biến, chế tạo; công nghiệp phục vụ nông nghiệp; công nghiệp hỗ trợ gắn với liên kết chuỗi giá trị của các tập đoàn đa quốc gia; các ngành dịch vụ có giá trị gia tăng cao, công nghệ thông tin, truyền thông, tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, logistics, du lịch…
Rà soát, hoàn thiện cơ chế, chính sách,thúc đẩy phát triển kinh tế vùng, nâng cao hiệu quả điều phối liên kết vùng; phát huy mạnh mẽ vai trò của các vùng kinh tế trọng điểm, các trung tâm kinh tế lớn.
Căn cứ mục tiêu và các chỉ tiêu phát triển kinh tế – xã hội năm 2018 theo Nghị quyết của Quốc hội, Chính phủ đề ra một số chỉ tiêu cụ thể trong các ngành, lĩnh vực để phấn đấu thực hiện như sau:Tổng sản phẩm trong nước (GDP) tăng 6,7% (Quốc hội giao 6,5% đến 6,7%), trong đó khu vực nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản tăng 3,0% (nông nghiệp 2,25%, lâm nghiệp 6,5%, thủy sản 5%); khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 7,7% (công nghiệp 7,3%, xây dựng 9,2%); khu vực dịch vụ 7,4%.Tổng kim ngạch xuất khẩu tăng 8% đến 10% (Quốc hội giao tăng 7%-8%); trong đó xuất khẩu nông, lâm, thủy sản đạt 36-37 tỷ USD.Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ khoảng 10%; Khách du lịch quốc tế đến Việt Nam 15 triệu lượt.Xây dựng nông thôn mới: có 52 huyện và 37% xã đạt chuẩn nông thôn mới.Thành lập mới khoảng 135.000 doanh nghiệp.Các chỉ tiêu về chất lượng tăng trưởng, gồm: Tỷ trọng vốn đầu tư tư nhân trong tổng đầu tư toàn xã hội khoảng 41%; Hệ số hiệu quả sử dụng vốn đầu tư (ICOR) đạt khoảng 6,2%; Năng suất lao động tăng 5,9%; Tỷ lệ đóng góp năng suất các nhân tố tổng hợp (TFP) trên 43,5%.Các chỉ tiêu về tài chính – NSNN, gồm: Tăng thu NSNN 3% so với dự toán Quốc hội giao; Tỷ lệ nợ đọng thuế dưới 5% tổng thu; Chi đầu tư phát triển đạt 26% tổng chi NSNN, giải ngân chi đầu tư công đạt 100% dự toán Quốc hội giao; Tỷ trọng chi thường xuyên trong tổng chi NSNN khoảng 64,1%. Dư nợ công khoảng 63,9%; nợ Chính phủ khoảng 52,5%; nợ nước ngoài của quốc gia 47,6% GDP.
Theo Danviet
Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ thị sát dự án BOT cầu Bạch Đằng
Ngày 25.8, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ đã thị sát tiến độ thi công của dự án cao tốc Hải Phòng- Hạ Long và dự án cầu Bạch Đằng đang được triển khai theo hình thức BOT. Dự án này hoàn thành sẽ rút ngắn thời gian từ Hà Nội đi Hạ Long từ 200 phút xuống chỉ còn 90 phút.
Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ (giữa) cùng lãnh đạo tỉnh Quảng Ninh thị sát dự án cầu Bạch Đằng, dự án được triển khai theo hình thức BOT. (Ảnh: VGP)
Sau 3 năm khởi công, xây dựng, dự án đường cao tốc dài hơn 20 km nối Thành phố Hạ Long với Hải Phòng (tại vị trí cầu Bạch Đằng) đang đi vào các giai đoạn thi công cuối cùng để thông toàn tuyến vào trước Tết Nguyên Đán Mậu Tuất 2018. Tổng mức đầu tư của dự án này là trên 13.000 tỷ đồng.
Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh Nguyễn Đức Long cho biết đây là công trình có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển của địa phương khi kết nối thuận tiện tới Hải Phòng và Hà Nội, giúp thời gian di chuyển từ Thành phố Hạ Long đi Hà Nội chỉ còn 90 phút xe ôtô chạy, thay vì phải mất 200 phút như hiện nay.
Là dự án được đầu tư theo hình thức BOT, ông Nguyễn Đức Long cho biết người dân có quyền lựa chọn đi cao tốc Hải Phòng- Hạ Long hoặc đi theo đường 10 hiện nay để tới Quảng Ninh.
Thị sát dọc tuyến đường này, đặc biệt là tại vị trí xây dựng cầu Bạch Đằng- hạng mục quan trọng nhất của dự án có giá trị hơn 7.500 tỷ đồng, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ đánh giá cao năng lực và sự nỗ lực của các nhà thầu thi công trong điều kiện địa chất yếu, sụt lún.
Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ đề nghị tỉnh Quảng Ninh, chủ đầu tư, các nhà thầu bảo đảm chất lượng và tiến độ công trình như đã cam kết để nhanh chóng đưa dự án vào khai thác, đáp ứng nhu cầu đi lại, vận chuyển hàng hoá thuận tiện của người dân, doanh nghiệp. Các nhà thầu đặc biệt quan tâm tới an toàn lao động, không để xảy ra sai sót, tai nạn cho người lao động.
Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ nghe thuyết minh về thiết kế dự án cầu Bạch Đằng. (Ảnh: VGP)
Được biết, cũng trong Quý I.2018, cùng với việc hoàn thành dự án cao tốc Hải Phòng- Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh cũng sẽ hoàn thành các dự án cao tốc Hạ Long- Vân Đồn, sân bay Vân Đồn... Đây đều là những công trình hạ tầng giao thông kết nối rất quan trọng của tỉnh.
Dự án đường cao tốc Hạ Long-Hải Phòng có điểm đầu tại Km 102 300 QL18, thuộc phường Đại Yên, TP.Hạ Long (tỉnh Quảng Ninh); điểm cuối tại Km 25 214 giao với đường cao tốc Hà Nội - Hải Phòng, thuộc phường Đông Hải 2, quận Hải An, TP.Hải Phòng.
Theo thiết kế, tuyến đường cao tốc này có tổng chiều dài khoảng 25km, gồm 4 làn xe, vận tốc thiết kế là 100km/h. Trong đó, phần đường cao tốc nối thành phố Hạ Long với cầu Bạch Đằng dài 19,5km (dự án đường cao tốc nối thành phố Hạ Long với cầu Bạch Đằng (Hải Phòng) và còn lại là phần cầu Bạch Đằng dài 5,45km.
Dự án đường nối TP.Hạ Long với cầu Bạch Đằng do Sở GTVT tỉnh Quảng Ninh làm chủ đầu tư, nguồn vốn sử dụng ngân sách của tỉnh Quảng Ninh và các nguồn vốn huy động khác với tổng số tiền trên 6.400 tỷ đồng. Thời gian hoàn thành đoạn TP.Hạ Long - cầu Bạch Đằng vào năm 2016.
Phần còn lại là cầu Bạch Đằng có chiều dài 5,45km với tổng số tiền phê duyệt dự án là 7.200 tỷ sẽ do Tập đoàn SE của Nhật Bản thi công theo hình thức BOT. Dự án gồm cầu chính - cầu Bạch Đằng, đường dẫn...
Cầu có kết cấu vĩnh cửu bê tông cốt thép, bê tông cốt thép dự ứng lực; vận tốc thiết kế 100km/h, chiều dài cầu 3.054m. Dự kiến, nhà thầu sẽ khởi công xây dựng dự án vào quý I năm 2015 và hoàn thiện trong năm 2017.
Việc hoàn thiện tuyến cao tốc Hạ Long - Hải Phòng sẽ rút ngắn khoảng cách giữa Hạ Long và Hải Phòng xuống còn 25km, thay vì khoảng 70km như hiện nay. Với vận tốc thiết kế 100km/h, kết nối vào đường cao tốc Hải Phòng - Hà Nội, quãng đường từ Hà Nội đi Hà Lọng sẽ rút ngắn được khoảng 60km và thời gian di chuyển chỉ còn khoảng 1 giờ 30 phút.
Theo Danviet
Phí BOT nhằm đổ lên khách hàng! Theo nghị định số 108/2009/NĐ-CP, phương thức BOT (xây dựng - kinh doanh - chuyển giao) hạ tầng giao thông ra đời trong lúc nguồn đầu tư công ngày càng eo hẹp. Vào thời điểm đó, Chính phủ kêu gọi mọi thành phần xã hội tham gia đầu tư hạ tầng giao thông. Theo số liệu của bộ Giao thông vận tải, từ...