Chính phủ Nhật Bản đề xuất hỗ trợ tiề.n mặt đối phó lạm phát
Chính phủ Nhật Bản đã trình Quốc hội một khoản ngân sách bổ sung để hỗ trợ người dân ứng phó với lạm phát, qua đó kích thích kinh tế quốc gia.
Người dân mua sắm tại siêu thị ở Tokyo, Nhật Bản. Ảnh: Kyodo/TTXVN
Dự kiến, Quốc hội sẽ nhóm họp bất thường vào ngày 28/11 tới để thảo luận khoản ngân sách bổ sung này.
Theo đề xuất trên, chính phủ sẽ cung cấp tiề.n mặt 30.000 yen (194 USD) cho mỗi hộ gia đình thu nhập thấp được miễn thuế cư trú và thêm 20.000 yen cho mỗi tr.ẻ e.m trong các gia đình đang nuôi con nhỏ, đồng thời trợ cấp giá năng lượng để giảm sức ép giá cho người dân.
Video đang HOT
Chính phủ của Thủ tướng Shigeru Ishiba đang phải đối mặt với không ít khó khăn vì liên minh cầm quyền hiện không còn nắm giữ đa số tại Hạ viện. Ủy ban Ngân sách hiện do một thành viên phe đối lập làm chủ tịch. Đảng Dân chủ Lập hiến Nhật Bản và các đảng đối lập nhỏ hơn đang hối thúc đảng Dân chủ tự do (LDP) cầm quyền và đối tác liên minh Komeito tổ chức phiên họp Ủy ban Ngân sách trước khi thảo luận ngân sách bổ sung.
Lời kêu gọi được đưa ra khi phiên họp đặc biệt của Quốc hội, kéo dài 4 ngày, vừa kết thúc. Phe đối lập đã đồng ý về lịch trình do chính phủ đề xuất với điều kiện tổ chức sớm một phiên họp bất thường của Quốc hội.
Tác động chính trị với Nhật Bản khi liên minh cầm quyền mất đa số
Với kết quả hiện tại, LDP đang đối diện với ba lựa chọn khó khăn để duy trì quyền lực, trong bối cảnh Nhật Bản đang phải đối mặt với các thách thức kinh tế và bất ổn địa chính trị trên thế giới.
Thủ tướng Nhật Bản Shigeru Ishiba phát biểu tại cuộc họp báo ở Tokyo, ngày 27/10/2024. Ảnh: Kyodo/TTXVN
Theo tờ Politico ngày 28/10, chính trường Nhật Bản đang đứng trước một bước ngoặt lịch sử khi liên minh cầm quyền giữa Đảng Dân chủ Tự do (LDP) và đảng Komeito mất đa số trong cuộc bầu cử bất thường vào Chủ nhật (27/10). Đây là lần đầu tiên kể từ năm 2009, LDP - đảng từng thống trị chính trường Nhật Bản trong phần lớn thời gian hậu chiến - không còn nắm giữ thế đa số tại Hạ viện.
Kết quả này đán.h dấu một cú sốc lớn với Thủ tướng Shigeru Ishiba, người mới nhận chức vụ lãnh đạo LDP vào tháng 9 năm nay và đã quyết định tổ chức bầu cử sớm. Động thái này ban đầu nhằm tận dụng sự trỗi dậy của nhà lãnh đạo mới và củng cố uy tín cá nhân, nhưng dường như đã phản tác dụng.
Với chỉ còn một số ít ghế chưa được công bố, liên minh LDP-Komeito không thể đạt được đa số trong Quốc hội Nhật Bản gồm 465 ghế. Đáng chú ý, hai đảng này trước đây nắm giữ tới 279 ghế, trong đó riêng LDP có 259 ghế và Komeito có 32 ghế sau cuộc bầu cử năm 2021.
Ngược lại, cuộc bầu cử mang lại tin vui cho Đảng Dân chủ Lập hiến Nhật Bản khi họ tăng mạnh số ghế từ 98 lên hơn 130. Lãnh đạo đảng này, cựu Thủ tướng Yoshihiko Noda, đã phát biểu đầy phấn khích: "Chúng ta thực sự đang ở thời điểm trước thềm thay đổi chính phủ".
Nhiều phân tích cho rằng thất bại của LDP xuất phát từ hai nguyên nhân chính. Thứ nhất là vụ b.ê bố.i quỹ đen được phát hiện vào cuối năm 2023, khi hàng chục chính trị gia LDP bị phanh phui việc xây dựng quỹ bí mật lên tới 600 triệu yên (khoảng 4,1 triệu đô la Mỹ). Vụ b.ê bố.i này đã dẫn đến việc cựu Thủ tướng Fumio Kishida phải từ chức vào tháng 8, sau khi sa thải bốn thành viên nội các và một loạt vụ bắt giữ các trợ lý quốc hội cùng nhân viên kế toán.
Thứ hai là tình trạng lạm phát và giá cả leo thang đang gây bức xúc trong dư luận. Người dân Nhật Bản, vốn quen với môi trường giá cả ổn định, đang phải đối mặt với áp lực chi phí sinh hoạt tăng cao chưa từng có.
Về triển vọng chính trị trong thời gian tới, mặc dù LDP vẫn là đảng lớn nhất trong quốc hội, nhưng họ đang đứng trước ba lựa chọn khó khăn. Một là tìm kiếm đối tác liên minh mới ngoài đảng Komeito để đạt được con số 233 ghế cần thiết cho đa số. Hai là thành lập chính phủ thiểu số và phải thương lượng với các đảng đối lập để thông qua các chính sách quan trọng. Ba là chấp nhận để phe đối lập nắm quyền.
Thủ tướng Ishiba cũng đã phải thừa nhận tình thế khó khăn khi phát biểu trên đài NHK: "Chúng tôi đang phải chịu sự phán xét nghiêm khắc. Cử tri đang bày tỏ mong muốn mạnh mẽ rằng LDP cần phải suy ngẫm và trở thành một đảng hành động theo ý nguyện của người dân".
Diễn biến chính trị này đến vào thời điểm nhạy cảm khi Nhật Bản, nền kinh tế lớn thứ tư thế giới, đang phải vật lộn với các thách thức kinh tế và đối mặt với sự quyết đoán ngày càng tăng từ Trung Quốc trong khu vực. Việc thiếu một chính phủ ổn định có thể ảnh hưởng đến khả năng đối phó với các thách thức này của Tokyo trong thời gian tới.
Chính phủ Nhật Bản phê duyệt gói ngân sách bổ sung 13.200 tỷ yen đối phó lạm phát Theo phóng viên TTXVN tại Tokyo, ngày 10/11, Chính phủ Nhật Bản đã phê duyệt kế hoạch ngân sách bổ sung trị giá 13.200 tỷ yen (87 tỷ USD) cho năm tài chính 2023 kết thúc vào tháng 3/2024. Quang cảnh đường phố tại Tokyo, Nhật Bản. Ảnh (tư liệu): AFP/TTXVN Mục tiêu của gói ngân sách bổ sung này là tài trợ...