Chính phủ Nhật Bản chuẩn bị phương án ban bố tình trạng khẩn cấp
Thủ tướng Abe dự kiến sẽ có cuộc họp với các cố vấn dịch bệnh cho chính phủ trong ngày 6/4, giữa lúc hiện xuất hiện một số thông tin cho biết ông sẽ sớm ban bố tình trạng khẩn cấp quốc gia trong 7/4.
Người dân đeo khẩu trang phòng tránh lây nhiễm COVID-19 tại Tokyo, Nhật Bản ngày 6/4/2020. (Ảnh: Kyodo/TTXVN)
Chính phủ Nhật Bản đã bắt đầu chuẩn bị cho phương án ban bố tình trạng khẩn cấp quốc gia trong bối cảnh dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19 tiếp tục diễn biến phức tạp tại quốc gia Đông Bắc Á này, đặc biệt khi số ca nhiễm tại thủ đô Tokyo và các khu vực khác tăng vọt.
Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe dự kiến sẽ có cuộc họp với các cố vấn dịch bệnh cho chính phủ trong ngày 6/4, giữa lúc hiện xuất hiện một số thông tin cho biết ông sẽ sớm ban bố tình trạng khẩn cấp quốc gia trong ngày 7/4.
Động thái trên diễn ra trong bối cảnh các ca nhiễm liên tục tăng tại nhiều địa phương ở Nhật Bản, trong đó thủ đô Tokyo trong ngày 5/4 đã ghi nhận số ca mắc mới cao kỷ lục là 148 ca, khiến chính phủ phải cân nhắc đưa ra những biện pháp quyết liệt hơn.
Trước đó, Thống đốc Tokyo Yuriko Koike đã kêu gọi cư dân thành phố tránh ra ngoài nếu không cần thiết trong những ngày cuối tuần và khuyến khích họ làm việc tại nhà.
Quan chức này dự kiến sẽ trình bày những tác động của việc ban bố tình trạng khẩn cấp đối với thủ đô tại buổi họp báo vào cuối ngày 6/4.
Video đang HOT
Theo một số nguồn tin, việc ban bố tình trạng khẩn cấp sẽ chỉ áp dụng đối với một số khu vực có số người nhiễm gia tăng nhanh chóng, thay vì biện pháp phong tỏa nghiêm ngặt được nhiều nước khác trên thế giới đang triển khai.
Việc ban bố này sẽ cho phép thống đốc các khu vực bị ảnh hưởng được quyền yêu cầu, song không phải ra lệnh, người dân ở trong nhà và kêu gọi mọi hình thức kinh doanh tụ tập đông người đóng cửa.
Chỉ thị này cũng cho phép huy động các khu đất và tòa nhà phục vụ cho các mục đích y tế. Tuy nhiên, việc khuyến cáo người dân ở trong nhà không mang tính chất ràng buộc về mặt pháp lý.
Ngoài ra, các phương tiện giao thông công cộng vẫn sẽ tiếp tục hoạt động và các siêu thị, ngân hàng cũng như bệnh viện vẫn mở cửa.
Cho tới nay, Nhật Bản ghi nhận khoảng 3.650 trường hợp mắc COVID-19 trên cả nước. Ca nhiễm đầu tiên được ghi nhận tại nước này là vào giữa tháng Một. Thủ tướng Abe đã kêu gọi đóng cửa trường học trên toàn quốc từ tháng Hai nhằm ngăn ngừa dịch bệnh lây lan./.
Phương Oanh
Bí mật 'chiếc hộp đen' ở Tokyo trước khi hoãn Olympic
Giới báo chí Nhật tiết lộ cuộc họp quan trọng của những nhân vật quan trọng nước chủ nhà Nhật trước khi quyết định hoãn Olympic 2020.
Báo chí Nhật ví cuộc họp quan trọng chỉ có bảy nhân vật quan trọng trong căn phòng nhỏ tại dinh thủ tướng Nhật ấy là "chiếc hộp đen" và những bí mật của nó dần được hé lộ.
Thực chất, Ủy ban Olympic Quốc tế (IOC) chần chừ, ậm ừ và có ý câu giờ khi đưa ra quyết định hoãn là từ phía chủ nhà Nhật. IOC rất chia sẻ với phía Nhật vì chủ nhà đã tiêu tốn vào việc chuẩn bị Olympic quá lớn, nay hoãn sang năm 2021, Nhật sẽ thiệt hại rất nặng.
Đó cũng là điều IOC nặng lòng nhất và đắn đo nhiều nhất. Ngay cả việc nhà nước Nhật thuê khu đất làm làng VĐV Olympic 2020 nay chuyển sang Olympic 2021, nhà nước Nhật tiếp tục oằn mình ra chi trả tiền thuê đất. Hơn ai hết, IOC biết rõ khu đất rộng lớn giữa thủ đô Tokyo thuộc hàng đắt đỏ nhất thế giới này đang là vấn đề lớn cùng hàng loạt vấn đề khác.
Ban tổ chức Olympic 2020 của Nhật đã có 3 tỉ USD quảng cáo cho Olympic nhưng giờ chưa biết làm thế nào để khắc phục và dàn xếp với các đối tác tài trợ. Cơ sở vật chất cho Olympic mà Nhật đã bỏ ra 12,6 tỉ USD, trong đó có nhiều khoản vay vẫn chưa thể dàn xếp khi Olympic lùi sang năm tới.
Thủ tướng Abe cùng các thành viên chủ chốt dự cuộc họp quan trọng tại dinh thủ tướng trước khi quyết định hoãn Olympic. Ảnh: GETTY IMAGES
Vài ngày trước khi hoãn Olympic, nước Nhật còn tưng bừng đón ngọn lửa Olympic thật hoành tráng. Ảnh: GETTY IMAGES
Cả chục ngàn chiếc giường làm bằng giấy carton, vật liệu thân thiện môi trường trang bị cho làng VĐV, Nhật đã hoàn tất, bây giờ lùi sang năm 2021 nó sẽ xuống cấp, mục ruỗng và có nguy cơ mất trắng.
Khi vị Trưởng ban tổ chức Olympic 2020 Yoshiro Mori, 82 tuổi vừa bước ra khỏi phòng họp để đi vệ sinh cá nhân, hàng trăm PV Nhật lao đến hỏi "Có hoãn Olympic hay không?", vị "thuyền trưởng già" kinh nghiệm đầy mình này căng thẳng quát tháo: "Tôi không biết, tôi không phải là thánh, hãy chờ!".
Trước khi Thủ tướng Abe tiến hành cuộc họp quan trọng với trưởng ban tổ chức Olympic, thị trưởng Tokyo, bộ trưởng Olympic và chánh văn phòng thủ tướng Nhật thì ông có một chuyến đi nhiều nơi khảo sát. Ngay sau chuyến khảo sát thì ông bộc lộ việc không nên cầm cự hoặc cố để Olympic khai mạc ngày 24-7-2020.
Báo chí Nhật mô tả khi rời phòng họp, cả bảy vị chỉ huy này rất nặng nề và căng thẳng đến độ hàng trăm PV Nhật không thể tiếp cận moi thông tin... Cho đến qua ngày hôm sau thì IOC chính thức thông báo hoãn Olympic sang năm 2021.
Góc tối của việc hoãn phần nào lộ ra mà báo chí Nhật gọi là "bí mật chiếc hộp đen" đã được dần tiết lộ, tức Nhật sẽ lại gánh thêm gánh nặng tài chính khi Olympic hoãn một năm.
Nếu không vì nạn dịch COVID-19, hứa hẹn Olympic 2020 là một Olympic hoành tráng, hiện đại và thành công nhất của lịch sử Olympic loài người. Đó là giấc mơ của người Nhật muốn biến Olympic trên đất nước mình mang đậm dấu ấn lịch sử, hiện đại nhất, hoành tráng nhất và tốn kém nhất.
Không ai ngờ khi nước Nhật và những nhà tổ chức chuẩn bị gần như hoàn tất và chuẩn bị cho một Olympic lịch sử thì đại dịch ập đến trên toàn thế giới và những toan tính cho một Olympic hiện đại bị phá vỡ, kéo theo nhiều hệ lụy.
TẤN PHƯỚC
Ngoại trưởng Nhật-Mỹ điện đàm bàn cách phối hợp chống COVID-19 Hai ngoại trưởng đã cam kết chia sẻ thông tin về dịch bệnh, đồng thời nhất trí rằng cần có các biện pháp kiểm dịch thích hợp tại khu vực cửa khẩu trong một thời gian nhất định. Người dân đeo khẩu trang phòng tránh lây nhiễm COVID-19 tại Tokyo, Nhật Bản. (Ảnh: AFP/TTXVN) Đài Truyền hình NHK cho biết tối 20/3, Ngoại...