Chính phủ Nam Phi phát hành trình duyệt riêng chỉ để kích hoạt lại hỗ trợ Flash
Flash đã chết nhưng vẫn có những người không muốn đem nó đi chôn.
Sở Thuế vụ Nam Phi (SARS) đã phát hành trong tuần này một trình duyệt web tùy chỉnh của riêng mình với mục đích duy nhất là bật lại hỗ trợ Adobe Flash Player, thay vì chuyển trang web hiện có của mình từ sử dụng Flash sang các biểu mẫu web dựa trên HTML.
Flash Player trước đó đã chính thức kết thúc vòng đời của mình vào ngày 31/12/2020, sau khi Adobe chính thức ngừng hỗ trợ phần mềm này. Để ngăn ứng dụng tiếp tục được sử dụng và gây bất lợi cho người dùng cùng hệ thống bảo mật của họ, Adobe cũng bắt đầu chặn nội dung Flash bên trong các ứng dụng kể từ ngày 12/1, với sự trợ giúp của cơ chế “đặt bom hẹn giờ”.
Đúng như Adobe hy vọng, bước cuối cùng này đã hoạt động như dự kiến và ngăn các công ty tiếp tục sử dụng phần mềm, đồng thời buộc nhiều người phải cập nhật hệ thống và xóa ứng dụng cũ.
Báo cáo từ SARS về hệ thống gặp sự cố Flash hôm 12/1.
Và SARS không nằm ngoài phạm vi ảnh hưởng, khi đã chia sẻ lên Twitter vào ngày 12/1 rằng cơ quan này đã bị ảnh hưởng và bắt đầu từ ngày hôm đó, họ không thể nhận bất kỳ hồ sơ thuế nào qua cổng web của mình, nơi các biểu mẫu tải lên được thiết kế dưới dạng tiện ích con (widget) của Flash.
Điều này gây bất ngờ, bởi mặc dù đã có tới 3 năm rưỡi thời gian để nghiên cứu kể từ khi Adobe đưa ra tuyên bố sẽ khai tử Flash, SARS đã không chọn chuyển các widget của mình sang các dạng HTML & JS cơ bản, một quá trình mà bất kỳ nhà phát triển web nào cũng mô tả là “tầm thường”.
Thay vào đó, cơ quan chính phủ của Nam Phi đã quyết định thực hiện một trong những “quyết định sáng suốt nhất trong lịch sử” về CNTT, nhưng theo chiều hướng tồi tệ hơn, đó là phát hành trình duyệt web của riêng mình.
Trang ra mắt trình duyệt mới của SARS.
Được phát hành vào thứ Hai (25/1) vừa qua trên trang web chính thức của cơ quan này, trình duyệt gửi thư điện tử của SARS mới là phiên bản rút gọn của trình duyệt Chromium, với 2 tính năng cơ bản.
Video đang HOT
Đầu tiên là bật lại hỗ trợ Flash. Thứ hai là cho phép người dùng truy cập trang web Hồ sơ điện tử của SARS.
Chris Peterson, một kỹ sư phần mềm tại Mozilla, đã chỉ ra rằng trình duyệt SARS chỉ cho phép người dùng truy cập vào trang web chính thức của SARS, điều này làm giảm phần nào nguy cơ người dùng bị nhiễm mã độc thông qua khai thác lỗ hổng từ Flash trong khi điều hướng web.
Và điều này cũng không ảnh hưởng gì đến khả năng truy cập, vì trình duyệt này chỉ khả dụng cho người dùng Windows chứ không phải cho các hệ điều hành khác như macOS, Linux và người dùng di động.
Tuyên bố ra mắt trình duyệt của riêng mình để xử lý sự cố Flash của SARS.
Người phát ngôn của SARS đã không đưa ra bình luận gì khi được hỏi tại sao cơ quan này lại đưa ra một giải pháp mang tính đối phó như vậy, thay vì chỉ cần chuyển đổi một số biểu mẫu trên trang web của mình.
Một trong những trường hợp ngoại lệ khác gây xôn xao dư luận trong tuần qua là trường hợp của ga xe lửa địa phương ở thành phố Đại Liên của Trung Quốc. Các báo cáo ban đầu cho biết nhà ga đã phải dừng tất cả hệ thống vận chuyển giao thông đường sắt sau khi các hệ thống bên trong của nó, được xây dựng xung quanh Flash, ngừng hoạt động.
Tuy nhiên, các báo cáo sau đó từ truyền thông Trung Quốc đã giải thích rằng việc hệ thống giao thông đường sắt bị ngừng ở Đại Liên không phải vì Flash. Dẫu vậy, báo cáo cũng thừa nhân thực tế là một số hệ thống thống kê giao thông nội bộ đã ngừng hoạt động tại nhà ga vào ngày 12/1, khi Adobe chặn nội dung Flash hoạt động.
Hệ thống đó cuối cùng đã được nâng cấp lên phiên bản Flash Player mà Adobe chỉ cung cấp riêng ở Trung Quốc, không chứa cơ chế “bom hẹn giờ” vào ngày 12/1, cho phép hệ thống tiếp tục hoạt động.
Flash đã chết, nhưng vẫn gây nhiều phiền toái cho Internet
Sau khi Adobe thông báo ngừng hỗ trợ Flash Player, nhiều người cho rằng vòng đời của chương trình này đã chấm dứt. Tuy nhiên, Flash vẫn được sử dụng và mang lại nhiều rắc rối.
Vào ngày 12/1, hàng loạt máy tính tại ga tàu Đại Liên, khu vực đông bắc Trung Quốc liên tục gặp sự cố. Nhân viên trực trạm tại đây không thể truy cập vào lịch trình chi tiết của tàu. Ngoài ra, việc in thông tin vé tàu trên trang web của nhà ga đều bị lỗi.
Theo thông tin được ga tàu Đại Liên đăng tải trên mạng xã hội, trước khi nhân viên kỹ thuật có thể giải quyết vấn đề, hệ thống đã gặp trục trặc trong 20 giờ.
Nguyên nhân gây ra những rắc rối kể trên đều xuất phát từ chương trình đã bị Adobe khai tử trong năm 2020: Adobe Flash Player.
Các doanh nghiệp còn sử dụng Flash Player dễ trở thành mục tiêu của tội phạm mạng.
Vào cuối năm 2020, sau khi Adobe tuyên bố không hỗ trợ Flash Player, họ đã cho dừng hoạt động phần mềm và ngừng cung cấp các phiên bản cập nhật. Thông báo về việc khai tử chương trình này đã được Adobe công bố trong nhiều năm.
Sau khi thông báo được đưa ra, các trình duyệt phổ biến như Chrome và Firefox đã cố hướng người dùng đến các tiêu chuẩn khác. Apple thậm chí đã dành hơn một thập kỷ để giúp các nhà phát triển web ngưng sử dụng Flash Player.
Tuy nhiên, ga tàu Đại Liên vẫn tiếp tục sử dụng lại những phiên bản Flash Player cũ, thậm chí, còn sửa đổi chúng với mục đích để chương trình chạy ổn định trên hệ thống.
Sự cố tại nhà ga Đại Liên cho thấy Flash vẫn chưa thực sự biến mất, nó vẫn tiếp tục tồn tại trong ở nhiều hệ thống trên khắp thế giới.
Hiện, Trung Quốc là quốc gia duy nhất vẫn tiếp tục phát hành Flash, thông qua một nhà phân phối mà Adobe hợp tác vào năm 2018. Nhiều người dùng đã phàn nàn về các lỗi phát sinh với phiên bản tiếng Trung. Tuy nhiên, thay vì chuyển sang tiêu chuẩn mới, họ lại tìm cách khắc phục để tiếp tục sử dụng Flash.
Sau nhiều thập kỷ bị tin tặc lạm dụng, đặc biệt là những kẻ chạy các chương trình quảng cáo độc hại, việc cài đặt Flash Player có thể khiến hệ thống nội bộ của doanh nghiệp bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
Lý do là các phiên bản cũ của Flash Player không kèm theo "tính năng ngắt" để bảo vệ hệ thống. Cụ thể, tính năng này hoạt động như một công tắc. Khi người dùng bị ngắt kết nối VPN, địa chỉ IP dễ dàng bị kẻ xấu lần ra. Công tắc sẽ kích hoạt để ngăn hệ thống truy cập vào mạng cho tới khi VPN được thiết lập lại.
Vì không có "tính năng ngắt", tính bảo mật của các phiên bản Flash Player cũ sẽ thấp hơn. Hơn nữa, do Adobe không còn hỗ trợ chương trình, những lỗ hổng bảo mật sẽ không có người sửa chữa, khiến chúng dễ lọt vào tầm ngắm của tội phạm mạng.
Adobe cho biết Flash Player vẫn tiếp tục vận hành trên hệ thống trừ khi người dùng gỡ cài đặt nó. Để hạn chế những trường hợp như ga tàu Đại Liên, các trình duyệt lớn sẽ tiếp tục vô hiệu hóa Flash Player kể cả khi vòng đời của nó đã kết thúc.
Vào tháng 10/2020, Microsoft đã phát hành một bản cập nhật tùy chọn cho Windows 8 trở lên. Theo đó, người dùng sẽ có quyền loại bỏ Flash khỏi hệ điều hành. Tuy vậy, một số cài đặt của Flash vẫn tiếp tục hoạt động.
Trước nguy cơ các tổ chức, doanh nghiệp không cập nhật phần mềm, Adobe đã thêm vào bản cập nhật cuối cùng của Flash một tính năng cho phép ghi đè "tính năng ngắt" vào chương trình. Đồng thời, công ty này đã tuyên bố, những doanh nghiệp còn sử dụng Flash sẽ phải tự chịu toàn bộ rủi ro.
"Flash là một mối đe dọa vẫn chưa biến mất. Trong nhiều thập kỷ qua, nó đã trở thành lỗ hổng bảo mật rơi vào tầm ngắm của tội phạm mạng. Những người còn sử dụng phần mềm này sẽ trở thành 'con mồi' ngon của chúng", Rob Cheng, Giám đốc Điều hành của công ty phần mềm chống virus PC Matic, cho biết.
Do Flash đã đến cuối vòng đời, nhiều người cho rằng những kẻ tấn công sẽ không nhắm đến chương trình này. Một trong những lỗi gần đây nhất của Flash đã xuất hiện từ tháng 1/2019. Nghĩa là đã 2 năm kể từ khi tin tặc còn hứng thú khai thác lỗi trên Flash.
Jerome Segura, Giám đốc bộ phận Tình báo thuộc công ty Malwarebytes, cho biết hiện các bộ công cụ khai thác lỗ hổng không còn tập trung vào Flash. Thay vào đó, Internet Explorer trở thành mục tiêu mới của hầu hết tội phạm mạng.
Tuy nhiên, Segura khẳng định do Flash từng là một chương trình dễ dàng phân tán quảng cảo độc hại. Nên dù ít phổ biến, tội phạm mạng vẫn không bỏ qua Flash.
Dù vòng đời đã kết thúc, Flash vẫn tiếp tục là nơi tội phạm mạng nhắm đến.
"Flash sẽ tồn tại trong vài năm nữa mặc dù nó đã bị khai tử. Nhiều hệ thống và ứng dụng vẫn còn sử dụng. Lỗi vẫn sẽ tiếp tục xuất hiện trên các hệ thống không chịu cập nhật phần mềm hoặc đổi chương trình", David Kennedy, CEO của công ty Binary Defense Systems cho biết.
Việc doanh nghiệp vẫn còn sử dụng những chương trình bị khai tử bất chấp những rủi ro bị kẻ xấu tấn công đang trở thành vấn đề nhức nhối trong lĩnh vực an ninh mạng.
Trước đây, khi Microsoft tuyên bố dừng hỗ trợ Windows XP, họ vẫn phải thường xuyên phát hành các bản vá quan trọng cho hệ điều hành vì nhiều người vẫn còn trung thành với phiên bản này.
Nhờ những nỗ lực của Adobe cùng các tập đoàn công nghệ, Flash đã thật sự bị khai tử. Giới chuyên gia mong rằng những thảm họa từng xảy ra với Windows XP sẽ không lặp lại với Flash.
Tuy nhiên, họ vẫn lưu ý rằng tội phạm mạng sẽ không ngần ngại khai thác mọi lỗ hổng từ Flash nếu phát hiện hệ thống nào vẫn còn chạy chương trình này. Do đó, các doanh nghiệp nên lưu ý và chuyển đổi sang một phần mềm mới.
Adobe Flash bị khai tử làm mạng lưới đường sắt của cả một thành phố ở Trung Quốc phải dừng hoạt động Thật không ngờ khi Adobe Flash còn được sử dụng để vận hành mạng lưới đường sắt của cả một thành phố. Ngày 31 tháng 12 năm 2020 đánh dấu cái chết chính thức của Adobe Flash khi chính công ty phát triển nên nó kết thúc hỗ trợ phần mềm này. Plugin trình duyệt nổi tiếng này đã từng là nền tảng...