Chính phủ Mỹ trả 35 triệu USD cho công ty hack smartphone
Cơ quan Thực thi Di trú và Hải quan Mỹ (ICE) đã trả 35 triệu USD cho công ty Cellebrite của Israel để mở khóa và trích xuất dữ liệu từ smartphone, tờ Daily Beast cho biết.
Theo đó, đơn đặt hàng trên được thực hiện từ 24/6 theo hợp đồng ký kết có thời hạn 5 năm giữa ICE và Cellebrite. Giá trị hợp đồng dao động từ 30-35 triệu USD.
Cellebrite là công ty đã giúp FBI mở khóa iPhone của tay súng trong vụ thảm sát San Bernardino hồi năm 2016. Công ty này vừa tung ra gói giải pháp UFED Premium dành riêng cho cơ quan luật pháp, giúp mở khóa và lấy dữ liệu (bằng chứng) từ tất cả thiết bị iOS và Android cao cấp.
Chính phủ Mỹ thuêcông ty hack smartphone
Video đang HOT
Ngoài ICE, các cơ quan khác của Mỹ như Điều tra An ninh Nội địa (HSI), Trung tâm Tội phạm Mạng (C3) cũng hưởng lợi từ công cụ Cellebrite. HSI chuyên điều tra các loại hình tội phạm xuyên biên giới, gồm buôn người và gian dối nhập cư. C3 theo đuổi các loại hình tội phạm mạng.
Đơn đặt hàng của ICE được triển khai sau khi tổ chức này bị chỉ trích vì hợp tác với Amazon và công ty khai thác dữ liệu Palantir. Cả Amazon và Palantir đều bị lên án vì cung cấp dữ liệu không được phép của người nhập cư vào Mỹ cho ICE.
Năng lực của Cellebrite được đánh giá rất cao. Gói giải pháp UFED Premium có thể mở khóa bất cứ thiết bị iOS nào, từ iOS 7 tới iOS 12.3. Tất cả smartphone Android cao cấp, từ Galaxy S6 tới Galaxy S9, và thiết bị của Huawei, LG, Motorola, và Xiaomi đều bị phá mã.
Đáng chú ý, ICE đã đặt hàng Cellebrite chỉ hai tuần sau khi hãng này giới thiệu gói giải pháp UFED Premium.
Theo VietnamNet
Hack tài khoản thuế của ông Trump, sinh viên Mỹ bị tống giam 2 năm
Hai sinh viên Andrew Harris, 24 tuổi, và Justin Hiemstra, 22 tuổi, đối mặt với án phạt 2 năm tù giam sau khi bị tuyên vi phạm đạo luật gian dối máy tính của Mỹ.
Theo CyberScoop, hai sinh viên trên đã cố tiếp cận tài khoản hoàn thuế của Donald Trump khi ông còn là ứng viên tổng thống nhằm công khai thông tin ra bên ngoài.
Năm 2016, khi vẫn điều hành văn phòng, ông Trump đã từ chối tiết lộ khoản hoàn thuế như hầu hết ứng viên tổng thống khác vẫn làm. Động thái này từng là chủ đề đàm tếu của nhiều nhà hoạt động xã hội và báo giới.
Hai sinh viên đã cố tiếp cận tài khoản hoàn thuế của Donald Trump khi ông còn là ứng viên tổng thống
Cùng thời điểm đó, Harris, sinh viên Cao đẳng Haverford tại Pennsylvania, nhận thấy anh có thể tiếp cận hồ sơ hoàn thuế của Trump bằng cách tạo đơn FAFSA giả mạo.
Đơn FAFSA sử dụng thông tin thuế để tính khoản nợ sinh viên nhưng cũng đồng thời cho phép người dân lấy thông tin trực tiếp từ Sở Thuế vụ Mỹ, miễn là họ có số thẻ an sinh xã hội và thông tin xác nhận cá nhân khác.
Harris biết số thẻ an sinh xã hội của Trump bởi nó từng bị tiết lộ trước đó. Harris rủ Hiemstra cùng thực hiện ý định này.
Ngày 2/11/2016, hai sinh viên này sử dụng máy tính trong khuôn viên trường học và cố tạo một tài khoản FAFSA cho thành viên gia đình Trump. Tuy nhiên, tài khoản này đã tồn tại nên không thể tạo thêm.
Hai sinh viên đã thiết lập lại mật khẩu bằng cách trả lời câu hỏi bảo mật rồi sau đó cố sử dụng số thẻ an ninh xã hội của Trump để lấy bản ghi thuế của ông. Nhưng việc này không thành công.
Hiện luật sư của Harris và Hiemstra đang cố bào chữa giảm mức án phạt, cho rằng đây là lần đầu tiên vi phạm của hai sinh viên này.
Theo VietnamNet
Huawei muốn Mỹ đàm phán với hãng để có thỏa thuận thương mại với Trung Quốc Giám đốc cấp cao của hãng công nghệ lớn Trung Quốc cho biết hôm 10.9 rằng chính phủ Mỹ cần đàm phán với Huawei Technologies để có thỏa thuận thương mại với Trung Quốc. Theo Bloomberg, người đưa ra đề nghị trên là giám đốc an ninh Huawei Andy Purdy. Ông Purdy nói: "Bạn có thể tưởng tượng được một thỏa thuận thương...