Chính phủ Mỹ ký thỏa thuận khoa học với Trung Quốc, phe Cộng hòa phản đối
Hôm (13.12), chính phủ Mỹ đương nhiệm đã ký gia hạn thỏa thuận hợp tác khoa học với Trung Quốc, bất chấp phản đối từ đảng Cộng hòa vốn cho rằng lẽ ra quyền quyết định phải chờ đến khi Nhà Trắng đổi chủ.
Chính quyền đương nhiệm tại Nhà Trắng ký thông qua thỏa thuận khoa học với Trung Quốc. ẢNH: PHÁT TIẾN
Việc ký kết là một phần nỗ lực của chính phủ Mỹ đương nhiệm nhằm ổn định quan hệ Mỹ-Trung trước khi Tổng thống đắc cử Donald Trump nhậm chức vào đầu năm sau, Reuters đưa tin.
Kể từ khi được ký kết lần đầu tiên vào năm 1979, suốt 45 năm qua, Thỏa thuận Khoa học và Công nghệ Mỹ-Trung (STA) đã mang đến sự hợp tác song phương trong nhiều lĩnh vực nghiên cứu, tạo nên cơ chế trao đổi và cho phép Mỹ truy cập kho dữ liệu của Trung Quốc về theo dõi động đất, thời tiết và cúm.
Tuy nhiên, thỏa thuận trên đã lâm vào tình trạng đình trệ hồi năm ngoái, thời điểm quan hệ giữa hai nước rơi xuống mức thấp kỷ lục và sau thời gian Washington cáo buộc Bắc Kinh thường xuyên không duy trì được một số cam kết, chẳng hạn như vấn đề liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ.
Thậm chí những nhà phân tích Mỹ vốn ủng hộ việc ký gia hạn STA cho rằng về cơ bản cần phải thẩm định lại các điều khoản để bảo vệ những phát kiến của phía Mỹ, trong bối cảnh giờ đây Trung Quốc hiện là một thế lực khoa học trên toàn cầu.
Báo cáo điều tra Covid-19 của nghị sĩ Mỹ nói gì về nguồn gốc virus?
Với quyết định ký thông qua vài tuần trước khi ông Trump nhậm chức vào ngày 20.1.2025, chính quyền Tổng thống Joe Biden cho rằng thỏa thuận mới có quy mô thu hẹp so với những đợt gia hạn trước đó, và không mở rộng sang các lĩnh vực công nghệ mới nổi hoặc đóng vai trò then chốt cho sự cạnh tranh giữa hai nước.
Trong thư gửi hôm nay (giờ Việt Nam), nghị sĩ John Moolenaar, Chủ tịch Ủy ban đặc biệt về Trung Quốc tại Hạ viện Mỹ, yêu cầu Ngoại trưởng Antony Blinken phải “lập tức ngừng lại các nỗ lực” tái ký kết thỏa thuận, và để chính quyền sắp tới của Mỹ có quyền quyết định về các điều khoản. Tuy nhiên, nỗ lực ngăn cản đã không thành công.
Trung Quốc, Nga, Mỹ, Triều Tiên theo dõi sát diễn biến ở Hàn Quốc
Một đêm biến động chính trị ở Hàn Quốc đã làm đảo lộn ổn định của một đồng minh quan trọng của Mỹ, gây ra làn sóng chấn động khắp khu vực và Washington trong bối cảnh căng thẳng toàn cầu đang gia tăng.
Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk Yeol trong cuộc họp báo tại Seoul ngày 7/11/2024. Ảnh: YONHAP/TTXVN
Theo kênh CNN ngày 4/12, Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk Yeol đã tuyên bố thiết quân luật vào tối 3/12, một sắc lệnh bất ngờ bị đảo ngược chỉ 6 giờ sau đó do bị phản đối mạnh mẽ trên toàn bộ chính trường. Nhiều người cho rằng sắc lệnh này vi hiến.
Ông Yoon Suk Yeol mô tả động thái thiết quân luật là cần thiết để cứu đất nước khỏi các lực lượng chống nhà nước đang cố gắng phá hoại trật tự hiến pháp của nền dân chủ tự do. Tuy nhiên, động thái đã vấp phải các cuộc biểu tình tại Seoul và sức ép kêu gọi tổng thống từ chức ngày càng gia tăng.
Diễn biến gây sốc dường như đã khiến Mỹ bất ngờ, đặt ra mối lo ngại lớn đối với quân đội Mỹ. Mỹ đang có gần 30.000 binh sĩ và căn cứ hải ngoại lớn nhất tại Hàn Quốc, đóng vai trò quan trọng trong một khu vực chiến lược.
Hỗn loạn chính trị ở Hàn Quốc có thể mang lại những hệ lụy đáng kể trong bối cảnh các rạn nứt địa chính trị ở châu Á ngày càng sâu sắc.
Giới lãnh đạo ở Mỹ, Trung Quốc, Nga và cả Triều Tiên đang theo dõi sát diễn biến tại Hàn Quốc.
Phản ứng của Mỹ
Chính phủ Mỹ tuyên bố "nhẹ nhõm" khi Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk Yeol dỡ bỏ lệnh thiết quân luật và tôn trọng yêu cầu của Quốc hội Hàn Quốc về việc chấm dứt tình trạng này.
Một phát ngôn viên của Hội đồng An ninh Quốc gia Mỹ cho biết: "Nền dân chủ là nền tảng của liên minh Mỹ - Hàn Quốc và chúng tôi sẽ tiếp tục theo dõi tình hình".
Trước khi thiết quân luật được dỡ bỏ, người phát ngôn trên nói rằng Mỹ rất lo ngại, đồng thời lưu ý rằng Mỹ không được thông báo trước về quyết định ban bố tình trạng khẩn cấp của Tổng thống Yoon Suk Yeol.
Tối 3/12 (giờ địa phương), Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken đã hoan nghênh quyết định dỡ bỏ thiết quân luật của Tổng thống Yoon Suk Yeol. Ông Blinken nói thêm: "Chúng tôi tiếp tục mong đợi những bất đồng chính trị sẽ được giải quyết một cách hòa bình và theo đúng pháp luật".
Ngày 4/12, Đại sứ Mỹ tại Hàn Quốc Philip Goldberg tuyên bố: "Mỹ ủng hộ nền dân chủ và người dân Hàn Quốc giải quyết các vấn đề một cách hòa bình, dân chủ và hợp hiến".
Nhận định về diễn biến ở Hàn Quốc, Đại tá Mỹ về hưu Cedric Leighton nói: "Bất ổn nào ở Hàn Quốc đều có hệ lụy nghiêm trọng đối với chính sách Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương của chúng ta". Ông nhấn mạnh rằng binh sĩ Mỹ tại đây luôn trong tình trạng sẵn sàng chiến đấu với Triều Tiên. Ông nói: "Càng ít ổn định ở Hàn Quốc, càng khó để chúng ta đạt được các mục tiêu chính sách".
Trong nhiệm kỳ của mình, Tổng thống Mỹ Joe Biden đã nỗ lực củng cố quan hệ đối tác với Hàn Quốc, gặp ông Yoon Suk Yeol nhiều lần, gọi ông là "người bạn lớn" và chuyển giao cho Hàn Quốc quyền tổ chức "Hội nghị thượng đỉnh vì dân chủ" vào đầu năm nay.
Nỗ lực của ông Biden còn được thể hiện qua hội nghị thượng đỉnh lịch sử năm 2023 tại Trại David với Nhật Bản và Hàn Quốc, nơi ông đã khiến hai đồng minh vượt qua bất đồng quá khứ để thúc đẩy hợp tác ba bên.
Theo ý kiến các chuyên gia, dù Mỹ khẳng định liên minh này vẫn vững chắc, nhưng động thái bất ngờ của ông Yoon Suk Yeol có thể làm dấy lên nghi ngờ về mối quan hệ đối tác và làm suy yếu hợp tác giữa Nhật Bản và Hàn Quốc.
Động thái này cũng làm gia tăng tình trạng bất định khi Tổng thống đắc cử Donald Trump chuẩn bị quay lại Nhà Trắng. Ông Trump từng hoài nghi về thỏa thuận tài chính giữa Mỹ và Hàn Quốc trong việc duy trì binh sĩ Mỹ tại đây.
Bà Rachel Minyoung Lee, thành viên cấp cao tại Trung tâm Stimson ở Washington, nhận định: "Hành động của ông Yoon Suk Yeol rất có thể sẽ đặt ra câu hỏi về độ tin cậy của Hàn Quốc trong vai trò đồng minh và đối tác của Mỹ và Nhật Bản".
Điều này càng đáng lo ngại khi liên minh Mỹ - Hàn hiện có một thành tố hạt nhân mạnh mẽ hơn bao giờ hết, chính là cơ chế hợp tác về răn đe hạt nhân được nâng cấp năm 2023.
Nga theo dõi một cách quan ngại
Theo hãng tin Interfax, người phát ngôn của Tổng thống Nga Vladimir Putin, ông Dmitry Peskov nhấn mạnh rằng tình hình hiện nay ở Hàn Quốc là đáng lo ngại. Moskva đang theo dõi sát mọi diễn biến.
Trong khi đó, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Maria Zakharova cũng nói rằng Nga đang theo dõi các diễn biến ở Hàn Quốc một cách lo ngại, nhưng không có mối đe dọa nào đối với công dân Nga tại đây.
Bà Zakharova nói: "Tình hình ở Hàn Quốc rõ ràng đã đặt ra nhiều câu hỏi. Chúng tôi đang theo dõi với sự quan ngại các sự kiện tiêu cực đang diễn ra ở Hàn Quốc. Chúng tôi hy vọng rằng các sự kiện sẽ không ảnh hưởng đến tình hình xã hội và chính trị trên Bán đảo Triều Tiên. Tình hình đã trở nên phức tạp hơn do các hành động khiêu khích của Mỹ và các đồng minh của nước này".
Tổng thống Nga Vladimir Putin và Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong Un đã ký một hiệp ước tại Bình Nhưỡng vào tháng 6, bao gồm điều khoản phòng thủ chung.
Trung Quốc cảnh báo thận trọng
Ngày 3/12, Đại sứ quán Trung Quốc tại Seoul đã cảnh báo công dân nước này phải thận trọng trước những diễn biến ở Hàn Quốc. Trong tuyên bố, Đại sứ quán Trung Quốc khuyến cáo công dân nước này tại Hàn Quốc giữ bình tĩnh, nâng cao nhận thức về an toàn, hạn chế các chuyến đi không cần thiết, thận trọng khi bày tỏ quan điểm chính trị.
Trong một thông báo trên WeChat sáng 4/12, Đại sứ quán Trung Quốc cũng khuyến cáo công dân có thể trở lại cuộc sống thường nhật, nhưng cần duy trì cảnh giác, theo dõi diễn biến địa phương và tăng cường các biện pháp an toàn cá nhân.
Dự báo động thái của Triều Tiên
Theo kênh CNN, hỗn loạn chính trị ở Hàn Quốc cũng có thể mở ra cơ hội cho Chủ tịch Kim Jong Un.
Trước đây, Triều Tiên thường chọn các thời điểm chính trị nhạy cảm để tiến hành các vụ thử vũ khí lớn.
Theo ông Edward Howell, giảng viên chuyên nghiên cứu về bán đảo Triều Tiên tại Đại học Oxford (Anh), nhận định rằng không có gì ngạc nhiên nếu Bình Nhưỡng tận dụng cuộc khủng hoảng nội bộ ở Hàn Quốc để đạt lợi ích, về mặt tuyên truyền hay bằng cách khác.
Ông Yoon Suk Yeol vốn là người có lập trường cứng rắn với Triều Tiên hơn nhiều người tiền nhiệm. Chính quyền của ông cũng đã nói rằng Hàn Quốc sẽ phải xem xét lại mức độ hỗ trợ quân sự của mình cho Ukraine trong bối cảnh Nga và Triều Tiên tăng cường hợp tác.
Theo ông Howell, điều đó càng làm gia tăng tầm quan trọng quốc tế của tình hình chính trị hiện tại ở Hàn Quốc, bất kể kết quả ra sao đối với ông Yoon Suk Yeol. Sáu đảng đối lập Hàn Quốc đã trình kiến nghị để luận tội ông Yoon Suk Yeol.
Trung Quốc vận hành thêm tổ máy sử dụng công nghệ điện hạt nhân thế hệ thứ 3 Theo phóng viên TTXVN tại Bắc Kinh, sáng 28/11, tổ máy số 1 của Dự án điện hạt nhân Chương Châu sử dụng công nghệ điện hạt nhân thế hệ thứ ba "Hoa Long số 1", một công nghệ có quyền sở hữu trí tuệ độc lập hoàn toàn của Trung Quốc lần đầu tiên được hòa lưới thành công và bắt đầu...