Chính phủ Mỹ ép hàng loạt trường đại học không dùng thiết bị Huawei
Các trường đại học hàng đầu của Mỹ đang loại bỏ sử dụng các thiết bị viễn thông do Huawei và các công ty Trung Quốc khác sản xuất để tránh mất tiền tài trợ của Chính phủ liên bang.
Các trường đại học hàng đầu của Mỹ đang loại bỏ sử dụng các thiết bị viễn thông do Huawei và các công ty Trung Quốc khác sản xuất để tránh mất tiền tài trợ của Chính phủ liên bang theo luật an ninh quốc gia mới vừa được chính quyền Trump ban hành.
Các quan chức Mỹ cáo buộc các nhà sản xuất viễn thông Trung Quốc đang sản xuất các thiết bị cho phép chính phủ của họ theo dõi người dùng ở nước ngoài. Bắc Kinh và các công ty Trung Quốc đã nhiều lần phủ nhận những tuyên bố như vậy.
Đại học California tại Berkeley đã loại bỏ một hệ thống hội nghị truyền hình của Huawei, trong khi cơ sở của đại học này ở Irvine đang thay thế năm thiết bị âm thanh video do Trung Quốc sản xuất. Các trường khác, như Đại học Wisconsin, đang trong quá trình rà soát các nhà cung cấp thiết bị.
Trong khi đó, Đại học California San Diego còn đi bước xa hơn. Theo một bản ghi nhớ nội bộ, trường đại học này vào tháng 8 cho biết, trong ít nhất sáu tháng, họ sẽ không chấp nhận tài trợ từ hoặc ký kết thỏa thuận với Huawei, ZTE và các nhà cung cấp thiết bị âm thanh video khác của Trung Quốc.
Video đang HOT
Ảnh minh họa. (Nguồn: The Globe and Mail)
Các động thái này được cho là nhằm tuân thủ Đạo luật ủy quyền quốc phòng (NDAA), mà Tổng thống Donald Trump ký thành luật vào tháng 8. Một điều khoản của luật cấm người nhận tài trợ liên bang sử dụng thiết bị viễn thông, dịch vụ quay video và các thành phần mạng được sản xuất bởi Huawei hoặc ZTE. Ngoài ra trong danh sách đen còn có các nhà cung cấp thiết bị âm thanh video Trung Quốc như Hikvision, Hytera, Dahua Technology và các chi nhánh của họ.
Chính quyền Mỹ lo ngại các nhà sản xuất trên sẽ tạo “cửa sau” cho gián điệp quân sự và chính phủ Trung Quốc tìm kiếm thông tin. Các trường đại học Mỹ không tuân thủ NDAA trước tháng 8/2020 có nguy cơ mất các khoản tài trợ nghiên cứu liên bang và tài trợ khác của chính phủ.
Trong năm học 2016-2017, hệ thống Đại học California đã nhận được 9,8 tỷ USD liên bang. Gần 3 tỷ USD trong số đó dành cho nghiên cứu, chiếm khoảng một nửa trong số tất cả các chi phí nghiên cứu của trường đại học này năm đó./.
Theo viet nam plus
Giữa nước sôi nửa bỏng, Đức cân nhắc cấm cửa Huawei
Chính phủ Đức đang cân nhắc cấm Huawei tham gia phát triển mạng 5G nước này trong bối cảnh có nhiều nghi ngại Huawei là công cụ gián điệp của Trung Quốc.
Mặc dù cuối năm 2018, Đức tuyên bố không tìm thấy bằng chứng về hoạt động gián điệp của Huawei, nhưng nay chính phủ nước này đang tính tới một số khả năng có thể đẩy Huawei ra rìa trong lộ trình phát triển mạng di động thế hệ mới.
Huawei có thể bị cấm cửa tại Đức
Reuters trích lại nguồn tin của tờ nhật báo Handelsblatt cho biết chính quyền thủ tướng Angela Merkel đang cân nhắc áp dụng các yêu cầu bảo mật cao hơn để chắc chắn Huawei không thể đáp ứng được. Đây là cách gạt Huawei ra ngoài trong kế hoạch đấu thầu phát triển mạng 5G tại Đức.
Chính phủ Đức cũng đồng thời bàn tới khả năng thay đổi luật viễn thông để những công ty như Huawei không thể tham gia phát triển mạng viễn thông trong nước.
Tuy nhiên, quyết định cuối cùng chưa đưa ra. Huawei một lần nữa nhấn mạnh không có lý do gì công ty này không được phép tham gia phát triển mạng 5G. "Chúng tôi rất lạc quan có thể đáp ứng tất cả yêu cầu an ninh với mạng 5G", đại diện Huawei phát biểu.
Trong một diễn biến khác, một nhân viên Huawei đã bị bắt giữ hồi đầu tháng tại Ba Lan với cáo buộc gián điệp. Ngay lập tức Huawei đã sa thải nhân viên này, đồng thời nhấn mạnh việc tuân thủ luật pháp sở tại của hãng.
Đầu tuần này, sáng lập Ren Zhengfei của Huawei đã lên tiếng bác bỏ vai trò gián điệp của công ty. Ông cho biết chưa bao giờ nhận được yêu cầu cài cắm công cụ nghe lén và theo dõi thông tin và sản phẩm của hãng từ bất cứ chính phủ nào.
theo Reuters
Nokia và Ericsson chưa vượt mặt Huawei vì sợ Trung Quốc trả đũa Theo một số nhà mạng lớn từng hợp tác cùng cả 3 tên tuổi lớn trên thị trường thiết bị viễn thông hiện nay: Huawei, Nokia và Ericsson thì công ty Trung Quốc đang cung cấp công nghệ đi trước đối thủ 12 tháng. Liệu đây có đơn thuần là tiến bộ về mặt kỹ thuật hay còn lý do nào khác? Ảnh...