Chính phủ Mỹ bị tố vi phạm nhân quyền
Trong khi Mỹ đi tố một số nước khác vi phạm nhân quyền thì cựu Tổng thống Mỹ Jimmy Carter tố giác chính quyền Tổng thống Barack Obama cho phép tiến hành các cuộc không kích bằng máy bay không người lái để giết khủng bố là hành động vi phạm nhân quyền.
Trong một bài báo được đăng trên tờ New York Times ngày 25.6, ông viết: chính phủ Mỹ hiện nay rõ ràng vi phạm 10 trong số 30 điều trong Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền – được Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc thông qua vào năm 1948 tại Pháp.
“Nước Mỹ đang từ bỏ vị trí hàng đầu trên thế giới về nhân quyền. Thay vì làm cho thế giới an toàn, việc Mỹ vi phạm nhân quyền tiếp tay cho kẻ thù và khiến các bạn bè thế giới phải xa lánh”, ông Carter viết.
Đài ABC dẫn các số liệu cho biết, kể từ tháng 1.2009, Mỹ tiến hành 265 cuộc không kích bằng máy bay không người lái nhằm tiêu diệt các phần tử khủng bố tại một số nước trên thế giới, khiến ít nhất 1.488 người chết, trong đó có nhiều dân thường.
Ông Jimmy Carter, tổng thống thứ 39 của Mỹ – Ảnh: AFP
Thêm vào đó, ông Carter còn chỉ trích chính phủ Mỹ vẫn cho phép hoạt động nhà tù ở Vịnh Guantanamo – một nơi được cho là vi phạm nhân quyền vì nhiều tù nhân tại đây “bị tra tấn hơn một trăm lần mỗi ngày bằng nước, hay những thiết bị tra tấn dã man khác”.
Ngoài ra, ông Carter chỉ trích hệ thống pháp lý hiện hành cho phép tổng thống có quyền bắt giữ những nghi phạm khủng bố vô thời hạn dù cho tội danh khủng bố chưa thành lập.
Mặc dù trong bài báo của mình, ông Carter không hề nêu tên trực tiếp ông Obama, nhưng ông liên tục sử dụng những từ “chính phủ của chúng ta”, “những nhà cầm quyền ở Washington”…
Hồi tháng 5.2012, Mỹ cũng bị Tổ chức Ân xá Thế giới tố cáo vi phạm nhân quyền sau vụ đột kích giết chết trùm khủng bố Osama bin Laden hồi tháng 5.2011 ở Pakistan.
Theo Thanh Niên
Mỹ nỗ lực đột phá "hàng rào thông tin" Triều Tiên
Đài Tiếng nói nước Nga dẫn lời đặc phái viên Mỹ về nhân quyền ở Triều Tiên, Robert King ngày 13/6 cho biết chính quyền Mỹ đã đi đến kết luận về sự suy yếu "hàng rào thông tin" ở Triều Tiên.
Theo ông King, công bố chính thức của Chính phủ CHDCND Triều Tiên trong tháng Tư vừa qua về việc phóng tên lửa tầm xa không thành công là một bằng chứng rõ nét, vì trước đây không hề có thông báo về những thất bại tương tự.
Thông tin về tình hình thế giới đã thâm nhập Triều Tiên qua các đĩa CD và DVD, cũng như những chiếc điện thoại Trung Quốc được nhập lậu vào nước này. Tín hiệu của các nhà cung cấp dịch vụ điện thoại di động Trung Quốc có thể bắt được tại các vùng Triều Tiên giáp ranh với Trung Quốc.
Ông King nhận định việc truyền phát các kênh đài nước ngoài, bao gồm cả những nơi được Mỹ tài trợ cũng góp phần đột phá vòng phong tỏa thông tin ở Triều Tiên.
Ông cũng cho biết một số nhóm đang hoạt động tại Hàn Quốc cũng thực hiện việc phát thanh hướng vào Triều Tiên./.
Theo TTXVN
Triều Tiên chia công dân thành 51 hạng? Một báo cáo về nhân quyền Triều Tiên của Mỹ cho rằng chính quyền quốc gia này đã chia các công dân của mình thành 51 tầng lớp khác nhau và dùng hệ thống phân loại đó làm công cụ phân biệt đối xử về mặt xã hội và chính trị đối với các công dân này kể từ khi họ ra đời....