Chính phủ Li-băng đồng loạt từ chức
Chính phủ của Thủ tướng Li-băng Najib Mikati hôm qua đã đồng loạt đệ đơn xin từ chức sau khi có chia rẽ trong nhiều vấn đề quốc nội.
Chính phủ của ông Mikati đã quyết định ra đi
Phát biểu trước báo giới, Thủ tướng Najib Mikati khẳng định: “Tôi công bố quyết định từ chức của chính phủ với hy vọng rằng việc này sẽ mở đường cho những bộ phận chính trị lớn nhận lấy trách nhiệm và đoàn kết để đưa Li-băng vượt lên khó khăn”.
Ông Mikati cũng kêu gọi “thành lập một chính phủ mà trong đó tất cả các lực lượng chính trị Li-băng đều có đại diện để cứu rỗi đất nước và đương đầu với những diễn biến trong khu vực với tinh thần trách nhiệm tập thể”.
Quyết định từ chức của ông Mikati cùng nội các được đưa ra trong bối cảnh Li-băng đang phải đương đầu với áp lực ngày càng tăng từ xung đột tại quốc gia láng giềng Syria. Những cuộc giao tranh giữa các nhóm ủng hộ và phản đối Tổng thống Bashar al-Assad đã lan sang cả Li-băng và Damascus còn cảnh báo Beirut không nên để các phiến quân cũng như vũ khí tràn qua biên giới.
Ông Mikati từ chức, đồng nghĩa với việc toàn bộ nội các bị giải tán, sau khi có những bất đồng về 2 vấn đề trong nước đó là thành lập một ủy ban giám sát bầu cử và gia hạn một ủy quyền đối với người đứng đầu cơ quan an ninh.
Quyết định này cũng khép lại nhiệm kỳ ngắn ngủi của ông, vốn mới chỉ bắt đầu từ năm 2011. Khi đó, với tuyên bố có thể dung hòa mọi lực lượng chính trị trong xã hội, chính trị gia 57 tuổi đã được đưa lên cầm quyền sau 5 tháng thương thảo với các đảng phái.
Theo Dantri
Video đang HOT
Châu Á bị "nói xấu" trong phim Mỹ?
Một Thái Lan bạo lực, một Myanmar nghèo khổ, một Iran bất ổn... đều từng xuất hiện trong phim Mỹ. Ngay đến Trung Quốc cũng tức giận với điện ảnh Mỹ, khi một bộ phim khắc họa những người lính Trung Quốc thô lỗ, khát máu và hiếu chiến.
Hollywood ngày càng chú ý tới thị trường Châu Á để "bành trướng" sức mạnh của nền điện ảnh số 1 thế giới. Những yếu tố châu Á được sử dụng trong phim Mỹ ngày càng nhiều. Bên cạnh việc ca ngợi vẻ đẹp huyền bí Á Đông, phim Mỹ cũng có lúc "bôi bác" Châu Á dẫn tới những vụ kiện tụng ồn ào.
Iran trong "Argo" (2012)
Tuy bối cảnh phim chủ yếu được quay tại Mỹ và thủ đô Istanbul của Thổ Nhĩ Kỳ nhưng đất nước mà nó miêu tả lại là Iran, một Iran của bạo động, bất ổn hồi thập niên 1970 với sự kiện đỉnh điểm là cuộc tấn công vào Đại sứ quán Mỹ và bắt giữ các con tin trong vòng 444 ngày.
Kể từ khi bộ phim ra mắt và giành được những giải thưởng điện ảnh đầu tiên, Iran đã lên tiếng phản đối bộ phim này vì nó đưa lại một hình ảnh quá tiêu cực về đất nước họ. Trong phim, Iran hiện lên với đầy rẫy những nguy cơ bạo lực và cuộc tấn công vào tòa Đại sứ còn có nhiều chi tiết phóng đại quá mức so với thực tế năm xưa.
Giờ đây, nước này đã xúc tiến mời luật sư để theo đuổi vụ kiện tới cùng với mong muốn bộ phim "Argo" sẽ bị cấm lưu hành và buộc các nhà sản xuất phải nhận lỗi đồng thời chính thức thừa nhận những chi tiết dối trá trong tác phẩm của mình. Ngoài ra, Iran cũng tuyên bố sẽ làm một bộ phim tương tự "Argo" để đáp trả lại những chi tiết không đúng sự thật được sử dụng trong phim.
Tuy thắng thua, đúng sai chưa thể phân định nhưng việc một bộ phim nổi tiếng, đạt những giải thưởng điện ảnh danh giá như Quả Cầu Vàng hay Oscar gặp phải những rắc rối pháp lý, gây tranh cãi về mức độ trung thực đã khiến bộ phim nổi tiếng phần nào trở nên tai tiếng.
Li-băng trong "Homeland" (2012)
Đường phố Hamra của thủ đô Beirut, Li-băng
Bộ trưởng Bộ Du lịch Li-băng cũng từng đe dọa kiện nhà sản xuất loạt phim truyền hình Mỹ "Homeland" vì đã bóp méo hình ảnh thủ đô Beirut của nước này trong một tập phim.
Trong tập 2 của phần II, bộ phim truyền hình nổi tiếng "Homeland" miêu tả cảnh các tay súng nổi dậy gặp nhau trên đường phố Hamra và vô tình khiến người xem hiểu sai rằng thủ đô này là thành lũy của quân đội Hezbollah. Thực chất tập phim này lại được quay tại Israel chứ không phải tại thủ đô Beirut của Lebanon.
Bộ trưởng Du lịch Lebanon, ông Faddy Abboud cho rằng: "Bộ phim đã không phản ánh đúng sự thật. Nó không được quay ở thủ đô Beirut và đã không phản ánh đúng hình ảnh của thủ đô này. Phim khắc họa đường phố Hamra với hình ảnh những tay súng hoành hành tự do. Nhưng trong thực tế đường phố Hamra của thủ đô Beirut là một nơi rất được yêu thích với toàn các cửa hiệu và quán xá."
Ông Abboud khẳng định việc miêu tả thành phố như vậy sẽ có ảnh hưởng rất xấu tới ngành du lịch của thủ đô Beirut nói riêng và Lebanon nói chung: "Chúng tôi cần phải hành động để bảo vệ quyền lợi chính đáng, chúng tôi sẽ viết thư gửi tới nhà sản xuất và đạo diễn phim, yêu cầu họ chính thức xin lỗi."
Thái Lan trong "Bangkok Dangerous" (2008)
"Bangkok Dangerous", bộ phim làm về đề tài tội phạm, đưa khán giả đến với Thái Lan. Nhân vật Joe (Nicolas Cage) - một tay sát thủ máu lạnh, hành động vô cùng chuyên nghiệp được giao nhiệm vụ tới đây để tiêu diệt 4 nhân vật.
Theo chân Joe trong cuộc hành trình, khán giả sẽ thấy những hang cùng ngõ hẻm, những khu dân cư nghèo, nhà cửa lụp xụp, nhem nhuốc ở Thái Lan. Ở nơi đây, ánh sáng hào nhoáng của những khu du lịch, mua sắm không chiếu tới, chỉ có sự đơn độc của một sát thủ trên hành trình truy sát mục tiêu.
Myanmar trong "Rambo" (2008)
Bộ phim kể về cựu quân nhân Mỹ John Rambo được một mục sư giao cho sứ mệnh giải cứu một nhóm người bị bắt cóc tại Myanmar. Trong phim có nhiều pha hành động kịch tính đến nghẹt thở, Myanmar hiện lên nghèo đói, lạc hậu, bất ổn.
Một Myanmar với rừng già, sông suối, nhà mái nứa tranh tre lẩn khuất trong rừng càng tăng lên vẻ âm u, huyền bí và đáng sợ, ẩn giấu những tai họa của bạo lực đẫm máu sẵn sàng đổ ụp xuống người dân bất cứ lúc nào.
Bộ phim bị cấm chiếu tại Myanmar vì những hình ảnh bạo lực. Trong phim, một mình nhân vật chính John Rambo đã giết cả một nhóm hải tặc, một toán lính và sau nhiều trường đoạn phim sau đó chứa đựng những cảnh đâm chém dã man để làm toát lên mức độ tàn khốc của tình hình bất ổn ở Myanmar.
Giải thích về lý do tại sao bộ phim sử dụng nhiều cảnh bạo lực, đạo diễn Sylvester Stallone cho rằng yếu tố này được ông sử dụng có chủ đích để thu hút sự chú ý của khán giả đối với những cuộc "khủng hoảng chính trị" diễn ra tại Myanmar lúc bấy giờ.
Tây Tạng trong "Seven Years in Tibet" (1997)
Hai nhà leo núi Heinrich Harrer (Brad Pitt) và Peter Aufschnaiter (David Thewlis) bắt đầu chuyến hành trình từ miền Bắc Ấn Độ vào đầu Thế chiến II. Trong chuyến hành trình, họ bị quân Anh bắt giữ vì mang quốc tịch Đức. Hai người tìm cách vượt ngục và băng qua biên giới Ấn Độ để sang Tây Tạng.
Tại Tây Tạng, họ đã khám phá Lhasa và dần dần thích ứng với cuộc sống kỳ lạ và sùng đạo của người dân nơi đây. Mọi chi tiết trong phim đều mang ý nghĩa tích cực cho tới khi nhân vật Heinrich quyết định rời khỏi Tây Tạng vào năm 1950, sau 7 năm anh sống tại đây.
Lúc này, quân đội Trung Quốc tiếp quản lại Tây Tạng, bộ phim đã khắc họa cuộc tiếp quản này như một cuộc chiến tranh xâm lược tàn khốc làm chấn động cuộc sống bình dị tại nơi đây. Khi bộ phim ra mắt, chính phủ Trung Quốc vô cùng phản đối bởi quân đội nước này bị khắc họa là những con người thô lỗ, hiếu chiến và khát máu.
Đạo diễn của phim Jean-Jacques Annaud và ngôi sao điện ảnh Brad Pitt cùng bạn diễn David Thewlis vĩnh viễn bị cấm bước vào lãnh thổ Trung Quốc.
Theo Dantri
Quân nổi dậy Syria ra tối hậu thư cho Hezbollah Lực lượng Quân đội Syria tự do (FSA) vừa tuyên bố sẽ đáp trả nếu phong trào Hồi giáo Hezbollah ở Li Băng "trong vòng 48 giờ" không chấm dứt các hành động khiêu khích. Ngày 21.2, AFP dẫn lời lãnh đạo FSA Selim Idriss khẳng định Hezbollah đứng sau các vụ nã đạn từ phía Li Băng vào những ngôi làng do...