Chính phủ lập tổ công tác về ngoại giao vaccine
Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn làm tổ trưởng Tổ công tác của Chính phủ về ngoại giao vaccine, theo quyết định của Thủ tướng ngày 13/8.
Hai tổ phó là Thứ trưởng Ngoại giao Nguyễn Minh Vũ và Thứ trưởng Y tế Trương Quốc Cường. Thành viên tổ công tác gồm Thứ trưởng các bộ: Quốc phòng; Công an; Công Thương; Khoa học và Công nghệ; Phó chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ.
Tổ công tác có nhiệm vụ xúc tiến, vận động viện trợ vaccine, thuốc điều trị, vật phẩm y tế phòng, chống Covid-19; chuyển giao công nghệ sản xuất vaccine, thuốc từ đối tác song phương, đa phương; báo cáo Thủ tướng chỉ đạo các biện pháp cần triển khai.
Ngoài ra, Tổ công tác tìm kiếm, hỗ trợ, thúc đẩy triển khai và đôn đốc việc đàm phán, nhập khẩu, tiếp nhận vaccine, thuốc điều trị, vật phẩm y tế; đôn đốc việc chuyển giao công nghệ; thẩm tra, xác minh các đối tác nước ngoài, thông tin liên quan đến khả năng cung cấp thuốc, vaccine, công nghệ…
Lô vaccine Nhật Bản tặng Việt Nam về sân bay Nội Bài, Hà Nội, tối 16/6. Ảnh: Trần Minh
Tại phiên họp Chính phủ ngày 12/8, Thủ tướng Phạm Minh Chính cho biết, tới nay ông đã điện đàm với Thủ tướng 16 nước; gửi thư, điện cho lãnh đạo 22 nước; tiếp, điện đàm và gửi thư cho 10 tổ chức quốc tế để thúc đẩy ngoại giao vaccine, đạt một số kết quả. Tuy nhiên, việc tiếp cận vaccine vẫn rất khó khăn, cần tiếp tục triển khai tích cực.
Đến nay, Việt Nam đã tiếp nhận tổng cộng khoảng 19 triệu liều vaccine phòng Covid-19 các loại, gồm 11,5 triệu liều Astra Zeneca; 12.000 liều Sputnik V; 746.000 liều Pfizer; hơn 5 triệu liều Moderna; 1,5 triệu liều Sinopharm.
Tính đến ngày 12/8, cả nước đã tiêm chủng hơn 12 triệu liều vaccine phòng Covid-19; trong đó hơn 11 triệu người tiêm mũi một; hơn một triêu người tiêm đủ hai mũi.
Tại sao vaccine gây phản ứng phụ?
Vaccine được tạo thành từ đoạn ADN, đoạn gene hoặc virus bất hoạt... có thể gây phản ứng nhẹ hoặc những phản ứng phản vệ nặng, nguy hiểm tính mạng.
Video đang HOT
Tiến sĩ Lê Quốc Hùng, Trưởng Khoa Bệnh Nhiệt đới TP HCM, Bệnh viện Chợ Rẫy, cho biết vaccine có thể được tạo bằng nhiều cách khác nhau, về cơ bản gồm bốn cách. Các nhà khoa học có thể lấy một đoạn ADN của virus gây bệnh, hoặc một số chất trong các protein của virus để khuếch tán, tạo ra vaccine.
Một số vaccine được tạo thành bằng cách lấy virus khác không gây bệnh cho người, làm yếu đi, bơm các gene của virus gây bệnh vào loại virus không gây bệnh đó, kích thích cơ thể tạo kháng thể chống virus. Đôi khi, chính virus gây bệnh được làm yếu đi, không có khả năng gây bệnh nữa, được dùng làm vaccine.
"Dù bằng biện pháp nào, các nhà khoa học cũng dựa trên nguyên tắc là lấy đặc trưng của virus đang dẫn tới bệnh lý, để nghiên cứu chế tạo vaccine", bác sĩ Hùng phân tích.
Khi tiêm vaccine, cơ thể sinh hàng rào bảo vệ. Theo đó, hệ thống miễn dịch sẽ nhận biết loại virus này có mang độc, gây bệnh, từ đó tạo ra kháng thể. Đây chỉ là đoạn ADN, đoạn gene, virus không gây bệnh, hoặc virus đã bị bất hoạt. Chúng không gây bệnh nhưng kích thích tạo được kháng thể, để khi có virus thật sự đi vào, cơ thể có lượng kháng thể để tiêu diệt, khiến virus không nhân lên và gây bệnh được.
Tác dụng phụ của vaccine
Theo bác sĩ Hùng, vaccine cũng giống như các loại thuốc khác, đều có thể dẫn đến phản ứng không mong muốn khi sử dụng. Không chỉ thuốc mà ngay cả thực phẩm, chẳng hạn cá biển, hải sản... cũng có thể gây dị ứng cho một số người, do cơ thể không dung nạp được.
Khi sử dụng vaccine, những phản ứng không mong muốn được chia làm hai loại:
Thứ nhất là nhóm phản ứng phụ thông thường như đau tại chỗ chích, sốt, đau cơ, đau bụng, rối loạn tiêu hoá, mệt mỏi... Những phản ứng này có mức độ khác nhau, đôi khi cần sử dụng thuốc. Tuy nhiên, chúng không gây nguy hại, thường mất sau 2-3 ngày tiêm vaccine.
Thứ hai là nhóm phản ứng không mong muốn ở mức độ có hại, như sốc phản vệ. "Những phản ứng này thật sự đáng sợ, nếu ở mức độ nặng có thể ảnh hưởng tính mạng", bác sĩ Hùng nói. Đến nay, mỗi loại vaccine có phản ứng phản vệ mức độ nặng khác nhau, nhưng nhìn chung không cao. Chẳng hạn, với vaccine ngừa Covid-19 Pfizer, khoảng 5 người có phản vệ mức độ nặng, cần điều trị trong một triệu người chích ngừa.
Khuyến cáo nhằm đảm bảo sự an toàn khi tiêm vaccine
Theo bác sĩ Hùng, người chích vaccine cần phải hợp tác tốt với nhân viên y tế. Trước khi chích, nhân viên y tế sẽ có bảng sàng lọc, hỏi về tiền sử dị ứng, bệnh đang điều trị... để giảm thiểu ít nhất khả năng có thể xảy ra phản vệ với người có tiền căn bệnh lý cấp tính, đang điều trị loại bệnh không tương thích với vaccine.
"Sàng lọc giúp giảm nguy cơ nhưng không thể đảm bảo 100% an toàn", bác sĩ Hùng chia sẻ. Có người rất khoẻ mạnh, trước giờ chưa bị dị ứng gì cả, không có nguy cơ nào, nhưng vẫn có thể xảy ra phản vệ.
Phiếu khai thác tiền sử dị ứng trước khi chích ngừa tại Bệnh viện Quân y 175. Ảnh: Hữu Khoa.
Sau khi chích ngừa, nhân viên y tế thường yêu cầu người tiêm ngồi lại ít nhất 30 phút, nếu có phản ứng phản vệ sẽ được hỗ trợ cấp cứu lập tức. Đến nay, chỉ có vài trường hợp diễn tiến quá nặng không thể cứu chữa, còn đa số có thể cấp cứu, điều trị được.
Một số người, sau khi chích, phản ứng phản vệ xảy ra trễ, vài giờ hoặc vài ngày sau. Điều này dù rất hiếm nhưng có thể xảy ra. Do đó, trong vòng ba ngày sau khi chích vaccine, nếu có triệu chứng bất thường phải đến cơ sở y tế gần nhất, cầm theo phiếu chích ngừa, thông báo rõ để bác sĩ có hướng điều trị tốt nhất.
Vai trò của vaccine
Bác sĩ Hùng phân tích, vaccine là loại thuốc rất khác biệt so với thuốc chữa bệnh thông thường. Đối với thuốc chữa bệnh thông thường, người sử dụng thuốc là người được thụ hưởng, để trị bệnh. Với vaccine, không chỉ người sử dụng được bảo vệ để phòng tránh bệnh, mà những người xung quanh cũng được bảo vệ.
"Việc chích vaccine đồng loạt, với tỷ lệ khoảng 70-80% người trong cộng đồng được chích ngừa, có thể bảo vệ được cộng đồng đó khỏi mắc bệnh truyền nhiễm", bác sĩ Hùng nói.
Vaccine có thể phòng ngừa Covid-19 hoàn toàn không?
Tiêm vaccine không thể là yếu tố quyết định toàn bộ. Bất cứ loại vaccine nào cũng chỉ có hiệu quả dao động khoảng 75-95%. Có nghĩa, cứ 100 người tiêm, chỉ khoảng 75-95 người phòng được bệnh, số còn lại vẫn có thể nhiễm dù đã chủng ngừa.
Theo bác sĩ Hùng, mỗi người tạo ra lượng kháng thể khác nhau sau khi chích vaccine. Nếu chích mà không tạo ra lượng kháng thể đủ thì vẫn bị nhiễm bệnh. "Điều này không thể nói chất lượng vaccine không tốt được", bác sĩ Hùng nhấn mạnh. Ngay cả người từng mắc Covid-19 rồi vẫn có thể mắc lại, phụ thuộc cá nhân có tạo ra lượng kháng thể đủ để phòng chống bệnh hay không.
Bác sĩ Hùng khuyến cáo, không phải chỉ tiêm vaccine là phòng chống được Covid-19 mà cần có sự kết hợp tốt giữa các biện pháp phòng ngừa 5K. Việc kết hợp giúp đạt hiệu quả phòng bệnh cao nhất, kể cả người chưa chích ngừa, người đã chích ngừa không tạo được kháng thể thì tuân thủ tốt 5K cũng giúp phòng bệnh.
Việt Nam hiện đang triển khai tiêm vaccine ngừa Covid-19 của AstraZeneca. Ảnh: Giang Huy.
Theo chương trình tiêm chủng quốc gia, ngày 8/5 thêm 30.678 người tiêm vaccine Covid-19, nâng tổng số người được tiêm lên 832.635 người tại các tỉnh thành phố.
Hôm 7/5, một nhân viên y tế tại An Giang đã tử vong do sốc phản vệ sau tiêm vaccine Covid-19 của AstraZeneca.
Ngày 9/5, Sở Y tế Đồng Nai cho biết trong hơn 17.300 người tại Đồng Nai tiêm vaccine Covid-19, ghi nhận hơn 2.400 người xuất hiện các phản ứng thông thường như đau đầu, sốt, đau chỗ tiêm, chóng mặt, mệt mỏi, 4 ca sốc phản vệ độ 2, 3. Các trường hợp bị phản vệ đã được cấp cứu kịp thời, hiện sức khỏe ổn định.
Theo cơ quan quản lý dược Anh, sốc phản vệ là tai biến nghiêm trọng nhưng hiếm gặp, tỷ lệ sốc sau tiêm vaccine Covid-19 dao động từ 2 đến 26 ca trên một triệu người.
Sáng 28/4, Việt Nam không có ca COVID-19 Sáng 28/4, theo thống kê của Bộ Y tế, Việt Nam không ghi nhận ca COVID-19 mới, số người được tiêm vaccine phòng bệnh tại nước ta đang là 318.792. Theo báo cáo của Tiểu ban Điều trị, Ban Chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch COVID-19, hiện Việt Nam chữa khỏi cho 2.516 ca bệnh. Số liệu thống kê của Bộ Y...