Chính phủ Hàn Quốc ’soi’ Diablo III
Nhà phát triển Blizzard bị cáo buộc vi phạm luật thương mại tại đất nước này khi từ chối trả lại tiền cho game thủ Diablo III trên xứ Kim Chi.
Ủy ban Thương mại Công bằng (Fair Trade Commission) tại Hàn Quốc đã đến kiểm tra văn phòng của Blizzard tại Seoul. Đồng thời, họ cũng đã thu giữ các văn bản bị tình nghi chứa các số liệu vi phạm luật pháp của công ty.
Kim Hyung-bae, phát ngôn viên của FTC cho biết một cuộc điều tra đang được tiến hành vì họ đã nhận được nhiều đơn khiếu nại từ người chơi: “Chúng tôi đã nhận được hàng trăm đơn khiếu nại từ những người chơi Diablo III.”
Chúa Quỷ gặp rắc rối với luật pháp Hàn Quốc
FTC đang nhắm đến một điều khoản trong thoả thuận với người chơi Diablo III của Blizzard. Trong đó nêu rằng người chơi sẽ không được hoàn lại tiền nếu họ phát hiện trò chơi có vấn đề. Điều này được cho là không công bằng trong pháp luật của Hàn Quốc về thương mại điện tử.
Diablo III ra mắt vào ngày 15/05/2012 và đã bán được hơn 6 triệu bản chỉ trong vòng một tuần. Đồng thời trò chơi cũng gây nên cơn sốt trong thời gian gần đây cho game thủ nói riêng và cả làng game Hàn Quốc nói chung.
Theo Game Thủ
Vẫn có cách "F2P" mà đại gia không thể thâu tóm dân nghèo
Bán đồ trong cash-shop thường bị coi là nguyên nhân dẫn tới chuyện đại gia thâu tóm thế giới game online, tuy nhiên vẫn còn một vài phương án F2P rất hay có thể áp dụng cho GO Việt trong tương lai.
Video đang HOT
Chủ đề "thu phí hay không thu phí giờ chơi" đã ngốn không biết bao nhiêu giấy mực của cả báo giới lẫn game thủ Việt Nam những năm gần đây. Cuộc tranh cãi này bắt đầu khi đa phần người chơi cho rằng sự mất công bằng trong GO Việt ngày một lớn, các đại gia dễ dàng đè nén dân nghèo.
Cụ thể với việc các trang bị quý liên tục xuất hiện trong cash-shop như hiện tại, cứ vung tiền là người chơi sẽ sở hữu chúng mà không phải vất vả săn boss hay cày kéo. Đây cũng là một trong những nguyên nhân khiến tuổi thọ game giảm nhiều.
Công bằng giữa đại gia - dân nghèo trong GO F2P chưa hẳn là viễn tưởng.
Tuy vậy, trên thực tế chúng ta đã bỏ qua một vài hình thức F2P khá hợp lý và sáng tạo mà nếu áp dụng vẫn giữ được mức độ cân bằng nhất định, đồng thời NPH vẫn có nguồn thu.
Thu phí cho nội dung game
Đây là hình thức thu phí mà nếu bạn không nạp tiền vẫn có thể trải nghiệm trò chơi như bình thường, có điều sẽ không thể di chuyển tới một số khu vực mở rộng (ví dụ như dungeon - phụ bản). Nếu muốn, game thủ cần "mua" thêm map hoặc "mua" thêm các nhiệm vụ mới với giá trị phần thưởng cao (được áp dụng trong Guild Wars).
Muốn chơi miễn phí? OK, nhưng vào phụ bản thì mất tiền.
Với cách làm này, rõ ràng đối tượng học sinh, sinh viên không phải lo túi tiền của mình quá eo hẹp mà cash-shop vẫn có thể dễ dàng hạn chế các trang bị quý hiếm. Dù có là đại gia đi chăng nữa, gamer vẫn phải lo cày kéo trong phụ bản hoặc hoàn thành hệ thống nhiệm vụ mở rộng với độ khó cao để sở hữu được đồ "vip".
Trả tiền mua thêm nhiệm vụ mở rộng cũng là cách làm hay.
Cách thu phí này còn có lợi thế nữa là trong danh sách các map hoặc nhiệm vụ có thể mua thêm, người chơi hoàn toàn tự do lựa chọn địa thứ gì phù hợp với khả năng của nhân vật ảo hoặc quỹ thời gian của bản thân.
Ngoài ra nó còn một biến thể khác là phải mất tiền mua đĩa cài trò chơi rồi mới tiếp tục mua thêm nội dung cần thiết, tuy nhiên nó có vẻ không phù hợp với Việt Nam.
Thu phí cho tính năng game
Đây là hình thức sắp được áp dụng cho Lord of the Rings Online, siêu phẩm MMO vừa bất ngờ tuyên bố chuyển sang miễn phí giờ chơi (ngoài ra cũng có Dungeon&Dragon OL dùng cách này). Theo đó, game chia ra nhiều loại tài khoản, thường là Free, Premium và VIP.
Lord of the Rings Online với phương án tính phí chức năng game.
Sự phân biệt giữa các loại account trên chủ yếu dựa trên số lượng tính năng game mà họ có thể sử dụng. Nói cách khác, NPH sẽ hạn chế việc tạo nhiều nhân vật, hạn chế trữ lượng gold có thể giữ trên người hoặc thậm chí là hạn chế buôn bán trong khu vực chợ đối với người chơi free.
Nghe qua có vẻ như dân nghèo bị đối xử phân biệt khá nặng, nhưng trên thực tế những tính năng được lựa chọn để phân cấp tài khoản đều không quá cấp bách.
Bảng phân cấp tính năng giữa tài khoản free - premium và VIP.
Thí dụ như account free thì được tạo 2 thay vì 5 nhân vật (không quá ít), hay nếu trữ lượng vàng trên người không cao thì gamer có thể để trong rương đồ, dĩ nhiên có mất công hơn đôi chút.
Nhưng quan trọng là với cách làm trên người chơi free vẫn có thể thoải mái tận hưởng game mà không lo tới vấn đề cash-shop quá đầy đủ. Ngoài ra với việc thu phí tính năng thế này, họ còn có lợi thế hơn cả thu phí nội dung vì có thể làm được mọi nhiệm vụ, tới được mọi bản đồ.
Nhưng NPH Việt có muốn?
Như vậy, với 2 cách thu phí bên trên, khía cạnh F2P vẫn được bảo toàn và giải quyết được vấn đề nan giải nhất hiện nay là nhiều gamer chỉ muốn vào game cho vui là chính và họ không muốn vì thế mà mất tiền. Nhưng câu hỏi đặt ra là liệu các NPH nước nhà có muốn thay đổi phương thức cash-shop hay không?
Với lợi thế doanh thu từ cash-shop, liệu NPH có chấp nhận bỏ qua?
Rõ ràng, nếu sử dụng cash-shop doanh thu sẽ cao hơn so với thu phí nội dung hay tính năng, đơn giản vì số lượng map, phụ bản hay tính năng có thể bán được không thể nhiều như hàng vài chục loại ngọc ép đồ, khảm nạm, đó là chưa kể tới phù máu, mana, trang bị.... Vì thế khả năng doanh nghiệp chọn cách làm mới rất khó xảy ra.
Nhưng hiện tại không thể không có nghĩa rằng tương lai cũng không thể, với thị hiếu ngày càng được nâng cao của gamer Việt, chắc chắn một vài năm nữa nhiều MMO đỉnh cao của thế giới sẽ về nước và nếu NPH muốn giữ được chất lượng cho chúng thì không còn cách nào khác là hạn chế cash-shop. Khi đó phương án thu phí nội dung hoặc tính năng sẽ được xem xét tới.
Còn bạn, bạn nghĩ sao về mức độ khả thi của những đề xuất bên trên tại Việt Nam?
Theo Gamek
Cận cảnh 3 lớp nhân vật Thần Võ qua tuyệt chiêu Thiên Ma, Huyền Vũ, Thần Kiếm - đó là 3 cái tên sẽ góp mặt trong MMORPG 2.5D sẽ cập bến ngày 22/06. Như đã biết, ngày 22/06 tới Thần Võ sẽ chính thức mở cửa close beta. Lấy đề tài tiên hiệp đậm chất Trung Hoa, trò chơi nhận được nhiều mối quan tâm từ phía người chơi trong nước. Khác với...