Chính phủ Đức dành 500 triệu euro để xây dựng trạm sạc pin ôtô điện
Chính phủ Đức đang đặt mục tiêu nâng số điểm sạc điện công cộng từ 27.730 điểm như hiện tại lên khoảng 1 triệu điểm vào năm 2030.
(Nguồn: whbl.com)
Các nguồn thạo tin mới đây cho biết Bộ Kinh tế Đức muốn dành 500 triệu euro (567 triệu USD) từ gói kích thích của chính phủ để hỗ trợ triển khai các trạm sạc pin cho ôtô điện.
Khoản tiền này là một phần của gói 2,5 tỷ euro đặc biệt nhằm mở rộng cơ sở hạ tầng cho xe điện, hướng tới người tiêu dùng tư nhân, các hộ gia đình và các nhà xây dựng.
Bộ Kinh tế Đức cũng đề nghị chi thêm 1,5 tỷ euro cho việc hỗ trợ sản xuất pin trong nước. Các nguồn tin cho biết con số trên cao gấp đôi số tiền hiện có dành cho mục đích đó. Ngoài ra, 500 triệu euro còn lại trong tổng số 2,5 tỷ euro sẽ được dành cho hoạt động nghiên cứu và phát triển.
Video đang HOT
Chính phủ Đức đang đặt mục tiêu nâng số điểm sạc điện công cộng từ 27.730 điểm như hiện tại lên khoảng 1 triệu điểm vào năm 2030.
Đây là một bước đi quan trọng nhằm giải quyết những lo ngại của người tiêu dùng về quãng đường mà ôtô điện có thể chạy sau mỗi lần sạc.
Tính tới hiện tại, ôtô điện chỉ chiếm 0,6% tổng số phương tiện đang vận hành tại Đức.
Động thái của Chính phủ Đức cũng nhằm giải quyết những chỉ trích từ các công ty dịch vụ công cộng, trong đó có công ty điện E.ON.
Họ đã kêu gọi Chính phủ hỗ trợ thêm cho các hộ gia đình ngoài các ưu đãi về các trạm sạc công cộng vốn được trợ cấp 40-50%./.
Apple và Google mâu thuẫn với cả Anh, Pháp, Đức, quyết bảo vệ quyền riêng tư trong ứng dụng theo dõi Covid-19
Lần đầu tiên hai ông trùm công nghệ Apple và Google hợp tác với nhau để hỗ trợ ngành y tế trong đại dịch cũng như bảo vệ quyền lợi cho khách hàng của họ.
Với hơn 80% lượng người sử dụng smartphone trên các quốc gia, việc tạo ra app sử dụng kết nối bluetooth để theo dõi lây lan trong dịch bệnh đang là mục tiêu 3 quốc gia Anh, Pháp và Đức muốn nhắm đến.
Sử dụng theo dõi lây lan qua bluetooth đang là giải pháp Anh, Pháp và Đức muốn thực hiện
Cụ thể, đây là cách ứng dụng "theo dõi lây lan bằng bluetooth" sẽ hoạt động: Khi tải ứng dụng và bật bluetooth lên, các thiết bị cùng sử dụng ứng dụng sẽ tự kết nối khi ở gần nhau. Nếu ai đó có xét nghiệm dương tính với Covid-19, họ sẽ sử dụng app để báo cáo việc mình bị bệnh, sau đó những người đã có kết nối trên app (tức có tiếp xúc) với người bị bệnh trong 14 ngày trước đó sẽ được thông báo để nhanh chóng tự cách ly theo dõi. Ngoài ra các cơ quan y tế cũng sẽ nhận được thông tin.
Với tư cách là nhà sản xuất của 2 phần mềm điện thoại nổi tiếng nhất trên thế giới là iOS và Android, Apple và Google đã thống nhất cùng tạo ra một API cho các dữ liệu "theo dõi người dùng" trên thiết bị của họ ( API là phần mềm trung gian cho phép xử lý và trích xuất các dữ liệu từ máy chủ). Các cơ quan y tế và chính phủ có thể họ xây dựng trên API của Apple và Google các ứng dụng theo dõi của họ. Nhờ đó mà vấn đề lưu trữ lượng lớn thông tin khổng lồ cũng được giải quyết.
Sự kết hợp hiếm hoi của Apple và Google trong đại dịch
Apple và Google sẽ chỉ cho phép các ứng dụng của quốc gia đáp ứng đủ các tiêu chuẩn bảo mật của 2 công ty nếu muốn sử dụng dữ liệu từ API. Điều này nhằm bảo vệ thông tin cá nhân của người dùng khi cả Apple và Google đều biết chính phủ các nước rất muốn có thêm dữ liệu của nhiều cư dân. Các nhà cầm quyền có thể không đồng ý và tự khởi chạy ứng dụng dựa trên chính sách của họ, nhưng ở đây họ gặp phải sức mạnh của hai gã khổng lồ công nghệ hay rõ hơn là hệ sinh thái smartphone với hơn 3,5 tỉ người.
Để các ứng dụng theo dõi của Pháp, Anh và Đức hoạt động hiệu quả, sẽ yêu cầu điện thoại quét tín hiệu Bluetooth liên tục. Điều đó có nghĩa là bạn cần phải chạy ứng dụng mọi lúc trên điện thoại kể cả khi đã khóa màn hình. Đây là một rủi ro về vấn đề riêng và Apple chưa bao giờ chấp nhận.
Tuy nhiên cả 2 công ty Apple và Google có thể sẽ đưa ra ngoại lệ về hạn chế quét Bluetooth đối với các ứng dụng theo dõi đáp ứng các tiêu chuẩn bảo mật của họ. "Tuân thủ các tiêu chuẩn bảo mật của chúng tôi nếu muốn ứng dụng theo dõi liên lạc Bluetooth của bạn hoạt động" - Đó là thông điệp gửi đến các chính phủ của hai ông trùm công nghệ.
CEO của Apple Tim Cook và tổng thống Pháp Emmanuel Marcon
Hiện nay theo nhiều nguồn tin, các tổng thống, thủ tướng của Pháp và Đức đang phải thương lượng với Apple. Qua đó ta thấy được sức mạnh của các ông lớn công nghệ hiện giờ đáng sợ thế nào khi khiến cả người đứng đầu quốc gia lớn mạnh phải nhún nhường.
Tung Phan
Facebook phải trả bao nhiêu tiền cho thông tin cá nhân của người dùng? Người dùng Facebook Đức muốn mạng xã hội trả cho họ khoảng 8 USD mỗi tháng để chia sẻ thông tin cá nhân, trong khi người dùng Mỹ chỉ yêu cầu 3,5 USD. Ảnh minh họa: Reuters Mới đây, Viện Chính sách Công nghệ (TPI) của Mỹ công bố nghiên cứu cho thấy mọi người ở các nước khác nhau định giá thông...