Chính phủ đồng ý tách Từ Liêm thành 2 quận
Thường trực Chính phủ đã thống nhất chủ trương cho phép điều chỉnh địa giới hành chính huyện Từ Liêm để thành lập 2 quận, điều chỉnh ĐGHC các xã, thị trấn thuộc huyện Từ Liêm để thành lập 23 phường mới.
Chiều 28-11, UBND TP Hà Nội cho biết, Thường trực Chính phủ đã thống nhất chủ trương cho phép điều chỉnh ĐGHC huyện Từ Liêm để thành lập 2 quận, điều chỉnh ĐGHC các xã, thị trấn thuộc huyện Từ Liêm để thành lập 23 phường mới.
Chủ tịch UBND TP Nguyễn Thế Thảo đã có chỉ đạo về chuẩn bị hồ sơ báo cáo Chính phủ điều chỉnh địa giới hành chính (ĐGHC) huyện Từ Liêm. Theo đó, UBND huyện Từ Liêm khẩn trương hoàn thành Đề án của UBND huyện về việc điều chỉnh ĐGHC huyện Từ Liêm để thành lập 2 quận, điều chỉnh ĐGHC các xã, thị trấn để thành lập 23 phường. Sở Nội vụ khẩn trương chuẩn bị Đề án của UBND TP về việc đề nghị điều chỉnh ĐGHC huyện Từ Liêm để trình HĐND TP tại kỳ họp thứ 8, tháng 12 năm 2013.
Từ Liêm là khu vực đô thị hóa nhanh nhất tại Hà Nội
Trước hết, UBND huyện Từ Liêm chỉ đạo UBND các xã, thị trấn tổ chức các hội nghị xin ý kiến nhân dân về việc điều chỉnh ĐGHC huyện Từ Liêm, điều chỉnh ĐGHC các xã, thị trấn tại huyện Từ Liêm để thành lập 2 quận và các phường trực thuộc. Hội nghị xin ý kiến nhân dân được tổ chức theo thôn, tổ dân phố. Sau đó, các xã, thị trấn của huyện Từ Liêm tổ chức kỳ họp HĐND để thảo luận Đề án và có Nghị quyết đề nghị điều chỉnh ĐGHC huyện Từ Liêm. Tiếp đó, HĐND huyện Từ Liêm tổ chức kỳ họp để thảo luận có Nghị quyết đề nghị điều chỉnh ĐGHC huyện Từ Liêm. Việc tổ chức họp HĐND huyện cần hoàn thành vào ngày 5-12-2013. Sau cùng, UBND TP sẽ có Tờ trình và Đề án trình HĐND TP tại kỳ họp thứ 8.
Sau khi HĐND TP thông qua, UBND TP hoàn chỉnh hồ sơ đề nghị Bộ Nội vụ tổ chức hội nghị liên bộ thẩm định để trình Chính phủ tại kỳ họp thường kỳ tháng 12-2013.
Video đang HOT
Xác nhận thông tin này, ông Nguyễn Hoài Nam, Trưởng Ban Pháp chế (HĐND TP Hà Nội) cho biết, vấn đề này đã được TP Hà Nội chuẩn bị từ lâu, nhưng bây giờ mới được Chính phủ phê duyệt chủ trương. Từ chủ trương đó, quy trình thực hiện việc này sẽ theo đúng Nghị định 62/NĐ-CP của Chính phủ.
Ông Nguyễn Hoài Nam nói: “Thông tin chắc chắn tới thời điểm này là sẽ thành lập 2 quận và 23 phường. Có người hỏi tại sao có 15 xã, 1 thị trấn mà lại hình thành 23 phường? Việc này cũng phụ thuộc vào đề án điều chỉnh ĐGHC huyện Từ Liêm. Có xã do điều kiện về mật độ, quy mô dân số hay quá trình đô thị hóa… nên cần điều chỉnh lại. Nội dung điều chỉnh thế nào rất cụ thể trong đề án và còn đang được lấy ý kiến.”
Về tên của 2 quận mới, ông Nguyễn Hoài Nam nói: “Tên của đơn vị hành chính mới hoàn toàn do người dân quyết định. Hiện nay, chúng ta đang lấy ý kiến nhân dân và HĐND các xã đang họp triển khai việc này. Có nhiều phương án tên nhưng hiện nay chưa rõ chọn phương án nào. Chính phủ sẽ chốt việc này song tất cả còn đang trong quá trình lấy ý kiến”.
Chính Trung
Theo ANTD
Trường học vùng ven Sài Gòn quá tải vì 'heo vàng'
Năm nay số lượng các bé sinh năm 2007 bước vào lớp 1 tăng đột biến khiến nhiều trường ở các quận đông dân cư bị quá tải, phải cắt giảm buổi học hoặc mượn trường khác để dạy.
Theo Sở Giáo dục Đào tạo (GD - ĐT) TP HCM, năm nay có hơn 110.709 "heo vàng" vào lớp 1, tăng thêm 40.804 học sinh so với năm trước. Đây cũng là năm TP thực hiện tuyển sinh theo tuyến, học sinh ở phường nào, quận nào thì học ở đấy nên tình hình chạy trường, chạy lớp giảm đáng kể. Tuy nhiên, ở những quận tập trung đông dân cư như Tân Phú, Gò Vấp, Quận 9, Bình Tân, số học sinh đông đã gây sức ép lên nhiều trường tiểu học.
Tại tiểu học Phước Long A, quận 9, lượng học sinh đầu vào lớp 1 tăng đột biến. Phòng GD - ĐT quận phải xin phép UBND quận cho chuyển 127 học sinh qua trường Tiểu học Phước Long B. Danh sách được lấy theo tiêu chí ưu tiên địa bàn sinh sống, nghĩa là những em nào có hộ khẩu gần trường Phước Long B thì bị chuyển.
Do không thông báo kịp, ngay ngày đầu nhập trường hôm 18/5, 127 học sinh tiểu học Phước Long A nhận quyết định chuyển trường đột ngột. Do trường Phước Long A là trường chuẩn quốc gia còn Phước Long B chỉ là "trường làng" lại đang trong quá trình xây dựng nên rất nhiều phụ huynh phản đối kịch liệt. Trước tình hình đó, trường Phước Long A đành phải tăng thêm 5 lớp học, sau đó chuyển thầy cô và học sinh qua dạy và học "tạm" ở trường THCS Phước Long gần đó.
Bà Lê Thị Minh Loan, trưởng phòng Phòng GD - ĐT quận 9 cho biết, năm nay quận có trên 5.000 "heo vàng" bước vào lớp 1, tăng gần 2.000 học sinh so với năm trước. Mặc dù trên tổng thể, quận vẫn đủ phòng học nhưng ở nhiều cụm đông dân cư rất nhiều học sinh phải chen chúc, thậm chí phải đi học nhờ, dạy nhờ ở trường khác.
Hàng nghìn "heo vàng" bước vào lớp 1, khiến nhiều trường lớp trở nên quá tải. Ảnh: Nguyễn Loan
Tình hình quá tải "heo vàng" cũng diễn ra ở nhiều quận khác trên địa bàn thành phố. Ở Tân Phú, là một quận đông dân cư nên ngay từ khi chuẩn bị cho con vào lớp 1 nhiều phụ huynh đã phải chạy đôn chạy đáo lo trường cho con.
Theo thống kê ban đầu, quận có hơn 7.000 học sinh vào lớp 1, từ nay đến ngày 5/9 có thể thêm khoảng 200 em nhập học muộn, trong khi học sinh lớp 5 ra trường chỉ có 6.000. Như vậy sẽ tăng hơn 1.000 học sinh, gây sức ép lên các trường tiểu học.
Trong đó, trường tiểu học Lê Văn Tám và tiểu học Phan Chu Trinh là hai trường có lượng học sinh lớp 1 vào đông nhất. Năm nay mỗi trường có khoảng 19 lớp 1 với sĩ số 45 học sinh (so với chuẩn là 35 học sinh/lớp). Tiếp đó, tiểu học Huỳnh Văn Chính cũng có khoảng 600 học sinh vào lớp 1 với khoảng 16 lớp học.
Ông Trần Trọng Khiêm, Phó Phòng GD - ĐT quận Tân Phú cho biết, năm nay số học sinh vào lớp 1 tăng hơn so với mọi năm. Quận vẫn ưu tiên nhận học sinh nhưng sẽ phải cắt giảm các lớp học bán trú, các em sẽ học 1 buổi thay vì được học 2 buổi, để đáp ứng đủ lớp học trên toàn quận. Đây cũng được xem là một trong những quận có tỷ lệ học sinh vào lớp 1 cao nhất thành phố và tỷ lệ học sinh được học 2 buổi thấp nhất thành phố.
Còn ở quận Gò Vấp, theo bà Đỗ Thị Hoa, Phó Phòng GD - ĐT, năm nay quận có khoảng 10.000 học sinh, tăng thêm khoảng 1.000 học sinh vào lớp 1. Trước tình hình đó, nhiều trường buộc phải thông báo với phụ huynh chỉ có thể cho học sinh học 1 buổi nên nhiều phụ huynh đã chuyển cho con em mình, sức ép vì thế cũng giảm xuống.
Tuy nhiên, để có chỗ học, trường tiểu học Võ Thị Sáu (quận Gò Vấp) phải tận dụng cả hội trường, phòng ăn, phòng ngủ... Còn trường An Hội, năm nay có tới 940 "heo vàng" tựu trường vào 22 lớp nên nhà trường buộc phải cho tất cả học sinh chỉ học một buổi ở học kỳ 1 thay vì học bán trú như thường lệ. Sang học kỳ 2, khi trường tiểu học Tân Sơn xây xong sẽ chuyển khoảng 10 lớp sang trường này học.
Bà Hoa cũng cho biết thêm, hiện nay sĩ số học sinh trung bình của quận là 45-50 học sinh/lớp.
Trong khi đó, tình trạng "heo vàng" vào lớp 1 ở những quận trung tâm hoặc ít dân cư lại được xem là "giảm nhiệt" hơn. Bà Lê Thị Bình, Trưởng phòngGD - ĐT quận 1 cho biết, cho tới thời điểm hiện tại số học sinh trên địa bàn quận không giao động nhiều so với mọi năm nên tình hình vào lớp 1 ở các trường đều sắp xếp ổn thỏa. Những phường nào đông học sinh thì được phân tuyến qua những trường khác.
Tương tự, một cán bộ ở phòng GD - ĐT ở quận 3 cho biết, tình hình tuyển sinh năm nay không có biến động. Lượng học sinh vào lớp 1 tăng không đáng kể, đặc biệt năm nay học sinh phường nào học ở phường đó nên phân bổ khá đồng đều.
Theo Nguyễn Loan
Ao tù "cứu nguy" cho cả làng Ngọc Than Thật trớ trêu cho sự phát triển đô thị hóa quá "nóng" của ngoại thành , nó đã làm cho hàng nghìn người dân phải khát, nó đã làm lòng đất kiệt quệ tài nguyên... Ai ngờ, cái ao làng giờ nó lại cứu nguy cho cái làng quê thanh bình Ngọc Than, xã Ngọc Mỹ, Quốc Oai, Hà Nội như vậy. Câu...