Chính phủ đề xuất điều chỉnh chỉ tiêu tăng trưởng năm 2020
Sáng 20-5, tại phiên khai mạc kỳ họp thứ chín, Quốc hội khóa XIV, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc thay mặt Chính phủ báo cáo Quốc hội về việc phòng, chống dịch Covid-19 và những nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm phục hồi, phát triển kinh tế – xã hội.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc báo cáo tại phiên khai mạc kỳ họp thứ chín, Quốc hội khóa XIV. Ảnh VGP
Bức tranh kinh tế vẫn có những điểm sáng
Đầu báo cáo, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh, trong những tháng đầu năm 2020, tình hình quốc tế, trong nước có những biến động lớn, chưa từng có trong nhiều thập kỷ do tác động của đại dịch Covid-19. Kinh tế thế giới rơi vào tình trạng suy thoái. Các nước, đối tác lớn của Việt Nam đều bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
Hầu hết các ngành, lĩnh vực của nền kinh tế nước ta chịu ảnh hưởng nặng nề; nhiều hoạt động kinh tế – xã hội (KTXH) ngưng trệ. Toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta đã chung sức, đồng lòng, nỗ lực vượt bậc, tập trung thực hiện “mục tiêu kép” – vừa quyết liệt phòng chống dịch bệnh với tinh thần “chống dịch như chống giặc”, vừa quyết tâm duy trì, phục hồi, phát triển các hoạt động KTXH và bảo đảm đời sống của nhân dân.
Video đang HOT
Thủ tướng Chính phủ khẳng định, mặc dù gặp khó khăn, thách thức lớn, nhưng nhờ sự nỗ lực của cả hệ thống chính trị, các cấp, các ngành, cộng đồng doanh nghiệp và nhân dân cả nước dưới sự lãnh đạo của Đảng, chúng ta vẫn có những điểm sáng trong phát triển kinh tế, nhất là duy trì được nền tảng vĩ mô ổn định và các cân đối lớn của nền kinh tế, tạo thuận lợi cho phục hồi và phát triển kinh tế xã hội sau dịch.
Mặc dù tăng trưởng GDP quý I giảm khá mạnh, nhưng vẫn đạt 3,82%, thuộc nhóm cao trong khu vực và trên thế giới. Trong khó khăn, nhiều địa phương vẫn đạt được tốc độ tăng trưởng khá cao.
“Chúng ta vẫn duy trì sản xuất kinh doanh, không để rơi vào suy thoái; trong khi hầu hết các nước, đối tác lớn đều tăng trưởng âm. An ninh năng lượng, lương thực được bảo đảm, cung cấp đủ nhu yếu phẩm cho người dân, nhất là giai đoạn thực hiện giãn cách xã hội”, báo cáo của Chính phủ nêu bật.
Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 4 giảm 1,21% so với tháng 12-2019. Chính sách tiền tệ được điều hành chủ động, linh hoạt. Tỷ giá và thị trường ngoại tệ ổn định. Lãi suất điều hành giảm 1,5%; bảo đảm thanh khoản của hệ thống các tổ chức tín dụng và nền kinh tế. Triển khai kịp thời chính sách cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi vay, giữ nguyên nhóm nợ, hỗ trợ khách hàng chịu ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19.
Khó đạt được mục tiêu tăng trưởng 6,8% năm 2020
Báo cáo cũng nêu thực trạng, so với thời điểm cuối năm 2019, tình hình hiện nay có sự thay đổi rất lớn, khó khăn hơn nhiều. Mục tiêu tăng trưởng đã đặt ra 6,8% cho năm 2020 là thách thức lớn và khó đạt được.
“Trên tinh thần nhìn thẳng vào thực trạng kinh tế – xã hội và dự báo tình hình quốc tế, trong nước thời gian tới; phân tích, đánh giá kỹ các chỉ tiêu chủ yếu, các cân đối lớn và ước khả năng thực hiện, để tạo sự chủ động trong chỉ đạo điều hành của các cấp, các ngành, các địa phương, với nỗ lực phấn đấu cao, Chính phủ xin đề nghị Quốc hội xem xét, điều chỉnh một số chỉ tiêu kế hoạch năm 2020, trong đó có chỉ tiêu tăng trưởng GDP và một số chỉ tiêu vĩ mô khác như thu ngân sách nhà nước, bội chi ngân sách nhà nước, nợ công”, Thủ tướng Chính phủ nêu.
Về nội dung này, Chính phủ sẽ báo cáo Quốc hội sau khi có ý kiến chỉ đạo của Bộ Chính trị.
Trong những tháng còn lại của năm 2020 và thời gian tới, cùng với làm tốt công tác phòng, chống dịch bệnh, Chính phủ chỉ đạo triển khai đồng bộ, quyết liệt các nhiệm vụ, giải pháp phục hồi và phát triển kinh tế xã hội, trong đó xây dựng một số cơ chế, chính sách đặc thù trong tình hình mới, trình cấp có thẩm quyền quyết định để sớm triển khai thực hiện trong bối cảnh gặp nhiều khó khăn, thách thức.
Cùng với việc thực hiện nhanh, hiệu quả, kịp thời các cơ chế, chính sách đã được ban hành, Chính phủ đề nghị Quốc hội xem xét, thông qua chủ trương về một số cơ chế, chính sách đặc thù trong tình hình mới.
Cụ thể, cho phép Chính phủ chủ động điều chỉnh kế hoạch đầu tư công năm 2020 giữa các bộ, cơ quan trung ương và địa phương trong phạm vi dự toán chi đầu tư phát triển năm 2020. Đồng thời, thực hiện các giải pháp đặc thù để huy động và sử dụng hiệu quả các nguồn lực cho đầu tư phát triển trong bối cảnh khó khăn.
Chuyển đổi phương thức đầu tư các dự án Đường bộ cao tốc Bắc – Nam phía Đông và Dự án cao tốc Mỹ Thuận – Cần Thơ từ phương thức đối tác công tư sang đầu tư từ nguồn vốn ngân sách nhà nước, bảo đảm công khai, minh bạch, có cơ chế giám sát, quản lý hiệu quả.
Đồng thời, Chính phủ tiếp tục xây dựng và đề nghị Quốc hội xem xét, ban hành các cơ chế, chính sách, giải pháp thúc đẩy hồi phục và phát triển kinh tế, xem xét đưa ra gói kích thích kinh tế mới trong bối cảnh dịch Covid-19 vẫn kéo dài trên phạm vi toàn cầu; kích cầu tiêu dùng nội địa, thúc đẩy sản xuất kinh doanh, tạo việc làm, giảm tỷ lệ thất nghiệp; bảo đảm nguồn lực cho phòng chống dịch và an sinh xã hội; góp phần củng cố niềm tin của người dân, doanh nghiệp.
IEA: Năng lượng tái tạo là trọng tâm trong kế hoạch khôi phục kinh tế
Khi nhiều nước cam kết tăng sử dụng nguồn năng lượng tái tạo để đáp ứng các mục tiêu khí hậu hà khắc, IEA kêu gọi chính phủ các nước tăng gấp đôi những nỗ lực đó khi lên kế hoạch khôi phục kinh tế.
Tuabin gió tại Biển Baltic, miền Bắc nước Đức. (Ảnh: AFP/TTXVN)
Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) ngày 20/5 kêu gọi chính phủ các nước coi năng lượng sạch là trọng tâm của kế hoạch khôi phục kinh tế sau đại dịch COVID-19, trong bối cảnh phát triển năng lượng tái tạo trên toàn thế giới dự kiến lần đầu tiên giảm tốc trong vòng 20 năm qua.
IEA cảnh báo các biện pháp phong tỏa nhằm ngăn chặn dịch bệnh lây lan sẽ gây ra những hậu quả sâu rộng, khi thế giới đang phải vật lộn với cuộc khủng hoảng hiện nay, vốn đã làm suy yếu nhu cầu năng lượng và đe dọa gây ra suy thoái kinh tế.
IEA trước đây dự báo 2020 là năm "bội thu" của năng lượng xanh, nhưng hiện đã cắt giảm dự báo hai năm về tăng trưởng công suất năng lượng tái tạo gần 10%, do chuỗi cung ứng bị gián đoạn, hoạt động xây dựng bị trì hoãn, các biện pháp giãn cách xã hội và những thách thức tài chính.
Theo IEA, mặc dù các ngành cung cấp điện như điện Mặt Trời, điện gió và thủy điện, phần lớn sẽ phục hồi nhanh chóng sau khủng hoảng COVID-19, nhưng thị trường nhiên liệu sinh học được sử dụng chủ yếu trong các phương tiện giao thông sẽ bị thay đổi hoàn toàn vì hoạt động đi lại trên toàn cầu bị đóng băng và giá dầu giảm mạnh.
Trong bối cảnh nhiều quốc gia cam kết tăng cường sử dụng nguồn năng lượng tái tạo để đáp ứng các mục tiêu khí hậu hà khắc, IEA đã kêu gọi chính phủ các nước tăng gấp đôi những nỗ lực đó khi lên kế hoạch khôi phục kinh tế sau đại dịch nhằm lấy lại và vượt tốc độ tăng trưởng năng lượng sạch đã đạt được trong những năm trước khi xảy ra đại dịch.
IEA cho biết công suất năng lượng tái tạo năm 2019 đã tăng 7% so với năm trước đó. Tuy nhiên, sản lượng nhiên liệu sinh học được sử dụng chủ yếu trong các phương tiện giao thông năm 2020 sẽ giảm 13% so với năm ngoái./.
IMF dự báo tăng trưởng kinh tế Việt Nam 2021 sẽ đạt 7% Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) tại Việt Nam dự báo tăng trưởng kinh tế của Việt Nam năm nay có thể giảm xuống còn 2,7% trong năm nay nhưng sẽ tăng lên 7% trong năm 2021. Trưởng đại diện IMF tại Việt Nam, Francois Painchaud cho biết, thời gian qua, Việt Nam cũng như các quốc gia khác đã áp dụng các...