Chính phủ đã vay hơn 17 tỷ USD trong 11 tháng
Cùng với gần 274.600 tỷ đồng trái phiếu Chính phủ được phát hành trong 11 tháng (tương đương với khoảng 12 tỷ USD) thì đồng thời cũng có 34 hiệp định vay nước ngoài được ký kết với tổng số vốn vay trên 5,1 tỷ USD.
Bộ Tài chính khẳng định đảm bảo thanh toán đầy đủ, kịp thời các khoản nợ đến hạn theo cam kết
Theo số liệu báo cáo của Bộ Tài chính, trong 11 tháng đầu năm 2016, ước tính, Việt Nam đã dành 145.000 tỷ đồng để chi trả nợ và viện trợ, bằng 93,5% dự toán năm, tăng 1,8% so cùng kỳ năm 2015.
Với tiến độ chi trả nợ, viện trợ như trên, Bộ Tài chính đánh giá sẽ “đảm bảo thanh toán đầy đủ, kịp thời các khoản nợ đến hạn theo cam kết”.
Con số chi trả nợ, viện trợ đã góp phần đẩy số chi ngân sách nhà nước trong 11 tháng chính thức vượt 1 triệu tỷ đồng (1.078,5 nghìn tỷ đồng), bằng 84,7% dự toán năm, tăng 6,2% so cùng kỳ năm 2015.
Đáng chú ý, trong tháng 11/2016, Việt Nam đã thực hiện ký kết 2 hiệp định vay với tổng trị giá là 244,42 triệu USD. Lũy kế 11 tháng năm 2016, đã có 34 hiệp định vay nước ngoài được ký kết với tổng số vốn vay trên 5,1 tỷ USD (5.138,95 triệu USD).
Tổng trị giá trả nợ trong tháng 11/2016 là 50,4 triệu USD tương đương với 1.109,1 tỷ đồng, trong đó nợ cho vay lại là 9,6 triệu USD tương đương với 211,7 tỷ đồng. Luỹ kế đến hết tháng 11/2016 tổng trị giá trả nợ đạt gần 1,5 tỷ USD tương đương với 32.093 tỷ đồng, trong đó nợ cho vay lại là 560,8 triệu USD tương đương với 12.274,4 tỷ đồng.
Video đang HOT
Bên cạnh đó, Bộ Tài chính cũng cho biết, khối lượng phát hành trái phiếu Chính phủ (TPCP) của Kho bạc Nhà nước tính đến ngày 23/11 đạt 274.594 tỷ đồng (tương đương với khoảng 12 tỷ USD) bằng 97,7% kế hoạch điều chỉnh năm 2016, tăng 43,8% so với cùng kỳ năm 2015. Tính đến ngày 23/11/2016, kỳ hạn vay bình quân cả năm là 8,72 năm; kỳ hạn còn lại bình quân của danh mục TPCP là 5,61 năm.
Như vậy, tổng cộng giá trị các khoản vay của Chính phủ (bao gồm TPCP) là hơn 17,1 tỷ USD.
Trị giá giải ngân vốn vay nước ngoài tháng 11/2016 đạt khoảng 162,4 triệu USD (khoảng 3.573 tỷ đồng), lũy kế đến 18/11/2016, tổng lượng giải ngân đạt 3.079 triệu USD (đạt 66% so với kế hoạch cả năm là 4.700 triệu USD).
Bộ Tài chính cho biết, trong tháng 12, cơ quan này sẽ tiếp thu, giải trình ý kiến của các thành viên Chính phủ để hoàn thiện trình Chính phủ Nghị định về cơ chế cho vay lại Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh từ nguồn vốn vay ODA và vay ưu đãi của các nhà tài trợ. Đồng thời, báo cáo Thường trực Chính phủ về hướng dẫn chung về vay vốn JICA đối với tài khóa 2016.
Bích Diệp
Theo Dantri
Nhiều nước cũng đánh thuế bất động sản
Thuế bất động sản là một nguồn thu ngân sách bền vững hàng năm của nhiều nước trên thế giới và giúp thị trường phát triển lành mạnh và chống đầu cơ.
Ngày 1 - 11, Hiệp hội Bất động sản TP.HCM (HoREA) đã có văn bản gửi Bộ Tài chính, Thành ủy TP.HCM, Sở Xây dựng TP.HCM, Cục thuế TP.HCM... về thông tin đánh thuế người có căn nhà thứ 2 trở lên.
Theo đó, HoREA hoan nghênh Bộ Tài chính đang nghiên cứu lập đề án đánh thuế bất động sản, nhất là đối với người có từ nhà thứ 2 trở đi. "Sắc thuế này sẽ góp phần giúp cho thị trường bất động sản phát triển lành mạnh, chống đầu cơ, tăng nguồn cung cho thị trường, tạo thêm cơ hội cho người có nhu cầu thật tiếp cận nhà ở và tăng thêm nguồn thu cho ngân sách Nhà nước", ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch HoREA nói.
Ông Châu cho biết thêm, sắc thuế này còn hướng các nhà đầu tư thứ cấp đi vào lựa chọn thành lập doanh nghiệp kinh doanh bất động sản thay vì kinh doanh cá thể như hiện nay.
Theo HoREA, nhiều nước trên thế giới đã đánh thuế bất động sản. Chẳng hạn, ở Mỹ việc đánh thuế bất động sản do các tiểu bang quy định. Mỗi tiểu bang có thuế suất khác nhau. Tại bang California, thuế suất là hơn 1,2%/giá trị bất động sản/năm. Còn tại bang Texas, thuế suất là hơn 4%. Thuế suất ở các bang tại Mỹ khác nhau là do giá trị bất động sản ở các bang khác nhau.
Hàn Quốc áp dụng mức thuế khác nhau đối với các dòng sản phẩm bất động sản như đánh thuế 0,15 - 0,5% đối với nhà riêng, 0,25% đối với nhà chung cư, 4% đối với biệt thự, nhà trong khu sân golf, các khu vui chơi giải trí và 5% đối với nhà tại các khu đô thị lớn. Mức thuế được tính trên bảng giá đất do địa phương ban hành.
Thuế bất động sản được kỳ vọng sẽ giúp thị trường phát triển lành mạnh
Singapore đánh thuế bất động sản thứ 2 rất cao. Thuế này có tên là thuế tài sản phụ trội, áp dụng từ năm 2013 trên bất động sản thứ 2 và lên đến 7% trên giá mua nhà, 10% đối với bất động sản thứ 3.
Tại Nhật, mức thuế bất động sản từ 1,4 - 2,1% trên giá trị cả nhà và đất tính theo giá thị trường và được điều chỉnh 3 năm một lần. Còn nước Anh mới vừa đánh thuế tài sản phụ trội lên bất động sản thứ 2 kể từ ngày 1 - 4. Đối với bất động sản thứ 2 có giá trên 40.000 bảng, người mua phải nộp thêm 3% so với mức thuế thông thường. Nhà có giá trên 1,5 triệu bảng thì mức thuế lên tới 15%.
"Ở nước ta mới chỉ đánh thuế sử dụng đất ở chứ chưa đánh thuế tài sản nhà ở. Đất ở tại đô thị là đối tượng chịu áp dụng thuế suất 0,03% trên bảng giá đất đối với diện tích đất ở trong hạn mức. Áp dụng thuế suất 0,07% đối với phần diện tích đất ở vượt không quá 3 lần hạn mức và thuế suất 0,15% đối với phần diện tích đất ở vượt trên 3 lần hạn mức. Tại TP.HCM, giá đất tính thuế được tính theo bảng giá đất chỉ bằng khoảng 30% giá đất thực tế trên thị trường nên mức thuế phải nộp rất thấp so với giá trị thật", ông Châu nói.
Trong việc đánh thuế người có căn nhà thứ 2 trở lên, HoREA kiến nghị không thu thuế này đối với nhà ở xã hội, nhà ở tái định cư, nhà ở thương mại có giá trị dưới 1 tỷ đồng và nhà cấp 4 trở xuống.
Đồng thời, miễn thuế này cho các hộ gia đình dù đã có một căn nhà nhưng đang ở quá chật,nay mua thêm nhà thứ 2, 3... nhưng tổng diện tích các căn hộ nhỏ này cũng chỉ dưới 200m2.
"Trong giai đoạn đầu nên áp dụng mức thuế suất vừa phải, phù hợp với sức dân. Đối với người có từ căn nhà thứ 2 trở đi thì áp dụng thuế suất tài sản phụ trội tùy theo số lượng và giá trị tài sản. Cần xây dựng, hoàn thiện hệ thống thông tin dữ liệu quốc gia. Trong đó có cơ sở dữ liệu nhà ở quốc gia để biết rõ người đang sở hữu nhà ở", ông Châu nói.
Trước đó, Bộ Tài chính đã nghiên cứu đánh thuế người có nhà thứ hai trở lên. Cách tính thuế như thế nào thì chưa được quy định cụ thể. Tuy nhiên, việc đánh thuế với nhà đã từng được đưa vào dự thảo Luật Thuế nhà, đất từ năm 2009.
Dự thảo luật này đưa ra ba phương án tính thuế nhà. Sau khi lấy ý kiến, trong báo cáo của Ủy ban Tài chính Ngân sách đề xuất chọn phương án thu thuế đối với người sở hữu nhà thứ hai trở lên và với mức thuế suất áp dụng là 0,03%.
Thường trực Ủy ban Tài chính Ngân sách cho rằng đây là phương án tiếp thu ý kiến của nhiều đại biểu Quốc hội, về cơ bản sẽ tạo sự đồng thuận trong nhân dân. Bảo đảm mỗi người dân có một căn nhà không thuộc diện chịu thuế, mức thuế suất thấp là 0,03% nên sẽ tác động không lớn tới tâm lý và đời sống kinh tế của người dân.
Sắp tới đây, Bộ Tài chính sẽ đưa ra phương án nào, mức thuế cụ thể ra sao... còn tùy thuộc vào tình hình kinh tế, ý kiến góp ý.
NGUYỄN DUY
Theo_PLO
Đánh thuế căn nhà thứ 2: Nhà giàu, sếp lớn lộ tài sản ngầm Nếu như đánh thuế lũy tiến vào trường hợp nhiều nhà thì nhất định chống được đầu cơ. Người nhiều nhà không tích trữ nhà nữa còn dân đầu cơ thấy thuế phải nộp rất cao rồi thì sẽ hạn chế đầu cơ. Đánh thuế vào người giàu Năm tới sẽ tính thuế tài sản. Đây là thuế mang tính trực thu, đánh...