Chính phủ Anh từng nhờ Nữ hoàng Elizabeth II ‘chỉnh’ thái độ cựu Thủ tướng Johnson?
Trong phim tài liệu “Laura Kuenssberg: State of Chaos” (Laura Kuenssberg: Trạng thái hỗn loạn) do đài BBC vừa công chiếu, một nguồn tin cho biết cựu Thủ tướng Anh Boris Johnson “phải được nhắc nhở về hiến pháp”.
Bộ phim tài liệu do đài BBC thực hiện cho biết các quan chức cấp cao của chính phủ Anh đã nói chuyện với Cung điện Buckingham để bày tỏ lo ngại về cách hành xử của ông Boris Johnson, khi đó còn là Thủ tướng Anh.
Ngoài ra, cũng có thông tin cho rằng chính phủ đã từng phải nhờ Nữ hoàng Elizabeth II đề cập vấn đề này với ông Johnson trong các buổi gặp riêng.
Chương trình của BBC không nói rõ hành động nào của ông Johnson gây ra mối lo ngại, nhưng nêu bật những cuộc đụng độ giữa ông Dominic Cummings, chánh văn phòng của ông Johnson khi ông bắt đầu làm thủ tướng, và ông Mark Sedwill, cựu lãnh đạo Cơ quan Dân vụ Anh.
Nữ hoàng Elizabeth II bắt tay ông Boris Johnson trong buổi tiếp kiến tại Cung điện Buckingham hồi tháng 7.2019. Ảnh REUTERS
Chương trình của BBC cũng xem xét những biến động chính trị ở Anh giữa cuộc trưng cầu dân ý rời Liên minh châu Âu (EU) và các cuộc thảo luận với cung điện diễn ra vào khoảng tháng 5.2020.
Trong bối cảnh được gọi là “căng thẳng đáng kể” giữa các cấp dưới của ông Johnson và cơ quan dân sự, BBC cho biết các cuộc gọi giữa các quan chức nhà số 10 ở phố Downing (nhà của Thủ tướng Anh), và cung điện đã “vượt quá mức liên lạc thông thường”.
Hy vọng lúc đó đối với các quan chức là Nữ hoàng Anh có thể nêu vấn đề này trong các cuộc trò chuyện riêng với thủ tướng.
Một nguồn tin giấu tên cho biết bầu không khí ở phố Downing trong thời kỳ đó “hoàn toàn cay nghiệt và hoàn toàn điên rồ”, và mối quan hệ giữa các quan chức chính trị và công chức là “độc hại”.
Chương trình cho biết Cung điện Buckingham trước đây đã nêu lên “mối lo ngại sâu sắc” sau khi ông Johnson buộc đình chỉ quốc hội vào mùa hè năm 2019, một động thái được thực hiện dưới danh nghĩa của Nữ hoàng, sau đó bị phát hiện là bất hợp pháp.
Cựu phó thư ký nội các Anh Helen MacNamara cũng mô tả những căng thẳng đáng kể sau khi ông Johnson nhập viện do mắc Covid-19, nhưng từ chối nói về bất kỳ liên lạc nào với cung điện.
Video đang HOT
Theo tờ The Guardian, ông Johnson chưa lên tiếng về các thông tin trên, trong khi Điện Buckingham từ chối bình luận.
Điều gì sẽ xảy ra sau khi Thủ tướng Anh Boris Johnson từ chức?
Ngày 7/7, ông Boris Johnson tuyên bố sẽ từ chức lãnh đạo chính phủ Anh và đảng Bảo thủ cầm quyền.
Ông Johnson sẽ tiếp tục là Thủ tướng Anh cho đến khi lãnh đạo mới được bầu.
Vì sao Thủ tướng Anh lại từ chức?
Việc ông Boris Johnson từ chức Thủ tướng Anh diễn ra trong bối cảnh ông đối mặt với nhiều vụ bê bối trong suốt 3 năm cầm quyền đầy biến động. Vi phạm quy định phòng dịch Covid-19 hay phá vỡ các quy tắc chính trị Anh là những bê bối làm bùng phát cuộc khủng hoảng khiến ông Johnson phải từ chức.
Thủ tướng Boris Johnson phát biểu bên ngoài văn phòng thủ tướng ở số 10 phố Downing, London, ngày 7/7. Ảnh: AP
Hàng chục thành viên chính phủ Anh đã ra đi để phản đối và gây sức ép buộc Thủ tướng Boris Johnson từ chức.
Làn sóng từ chức trong chính phủ Anh bắt đầu với Bộ trưởng Tài chính Rishi Sunak và Bộ trưởng Y tế Sajid Javid, hai vị bộ trưởng này từ chức vì không thể chịu đựng thêm những bê bối của chính phủ trong nhiều tháng qua. Quyết định từ chức của họ bắt nguồn từ việc Thủ tướng Johnson lên tiếng xin lỗi vì đã bổ nhiệm một nghị sĩ bị cáo buộc quấy rối tình dục vào vị trí phụ trách kỷ luật trong đảng Bảo thủ cầm quyền.
"Rõ ràng ý nguyện của đảng Bảo thủ là phải có một lãnh đạo mới trong đảng, do đó sẽ có thủ tướng mới. Quá trình lựa chọn lãnh đạo mới nên bắt đầu ngay bây giờ và thời gian bầu sẽ được công bố vào tuần tới", ông Johnson phát biểu tại văn phòng thủ tướng ở số 10 phố Downing, London, hôm 7/7.
Quy trình bầu lãnh đạo đảng Bảo thủ ở Anh
Sau khi ông Johnson từ chức Thủ tướng Anh, một cuộc bầu cử trong đảng Bảo thủ cầm quyền sẽ được tổ chức để tìm ra lãnh đạo mới. Tất cả các nhà lập pháp đảng Bảo thủ đều đủ điều kiện tranh cử và các quan chức có thể lựa chọn các đề cử cho vị trí này trong vòng vài giờ.
Mỗi ứng cử viên chạy đua vào ghế lãnh đạo đảng Bảo thủ cần nhận được sự ủng hộ của ít nhất 8 nghị sĩ.
Sau khi đưa ra danh sách ứng cử viên, các nhà lập pháp đảng Bảo thủ sẽ tiến hành bỏ phiếu. Ứng cử viên có số phiếu bầu thấp nhất sẽ bị loại và cuộc bỏ phiếu sẽ diễn ra liên tục cho đến khi còn lại hai ứng cử viên. Tùy thuộc vào số lượng ứng viên, quá trình bỏ phiếu có thể diễn ra trong vòng vài ngày.
Hai ứng cử viên cuối cùng sau đó sẽ bước vào một cuộc bỏ phiếu toàn quốc của đảng Bảo thủ, với khoảng 180.000 người. Lá phiếu được gửi qua đường bưu điện của các đảng viên Bảo thủ toàn quốc sẽ giúp xác định ai là người chiến thắng cuối cùng.
Quá trình này dự kiến sẽ kéo dài trong vài tuần, với thời gian chính xác sẽ phụ thuộc vào Ủy ban 1922 - cơ quan giám sát việc bầu lãnh đạo đảng Bảo thủ.
Ứng viên chiến thắng trong cuộc bỏ phiếu sẽ trở thành lãnh đạo đảng Bảo thủ và Thủ tướng Anh mà không cần trải qua cuộc bầu cử quốc gia.
Ai sẽ thay ông Boris Johnson làm Thủ tướng Anh?
Danh sách ứng cử viên chủ tịch đảng Bảo thủ đã xuất hiện rất nhiều gương mặt tiềm năng, với một số cái tên như cựu Bộ trưởng Tài chính Rishi Sunak, tân Bộ trưởng Tài chính Nadhim Zahawi, Ngoại trưởng Liz Truss, Bộ trưởng Tư pháp Suella Braverman và Bộ trưởng Quốc phòng Ben Wallace.
Theo AFP, vào cuối ngày 7/7, Chủ tịch Ủy ban Đối ngoại của Nghị viện Anh Tom Tugendhat trở thành ứng viên đầu tiên tuyên bố khởi động chiến dịch tranh cử cho ghế lãnh đạo đảng Bảo thủ.
Trong bài bình luận trên báo Daily Telegraph, ông Tugendhat nói muốn xây dựng một "liên minh rộng rãi" trên chính trường Anh, mang đến sự khởi đầu mới mẻ cho đất nước.
"Tôi đã phục vụ trong quân ngũ và giờ là trong quốc hội. Tôi hy vọng có thể một lần nữa đáp lại lời kêu gọi với vai trò thủ tướng", ông Tugendhat cho biết.
Ông Johnson sẽ rời nhiệm sở trước khi tìm ra người kế nhiệm?
Ông Johnson đã từ chức lãnh đạo đảng Bảo thủ, nhưng ông vẫn là Thủ tướng Anh cho đến khi tìm ra người kế nhiệm.
Cựu Thủ tướng Anh Theresa May vẫn tại vị hơn một tháng kể từ khi tuyên bố từ chức, cho đến khi ông Boris Johnson được bổ nhiệm làm nhà lãnh đạo mới của đất nước.
Tuy nhiên, nhiều thành viên đảng Bảo thủ cho rằng ông Johnson không thể tiếp tục là Thủ tướng Anh cho đến khi lãnh đạo mới được bầu bởi quá nhiều bộ trưởng trong chính phủ của ông đã từ chức. Họ yêu cầu ông Johnson từ chức thủ tướng và để một nhà lãnh đạo lâm thời lên nắm quyền. Nếu điều này xảy ra, Phó Thủ tướng Anh Dominic Raab có khả năng sẽ trở thành lãnh đạo lâm thời.
Theo AP, ông Johnson không có khả năng sẽ rời khỏi nhiệm sở trước khi tìm ra lãnh đạo mới.
Ông Johnson cho biết đã chỉ định nội các mới để thay thế những người đã từ chức nhằm duy trì hoạt động của chính phủ cho đến khi lãnh đạo mới được bổ nhiệm.
Nếu giới chức đảng Bảo thủ gây áp lực buộc ông Johnson phải rời khỏi nhiệm sở sớm hơn và ông từ chối, chính phủ Anh có thể sẽ phải đối mặt với sự hỗn loạn trong thời gian ngắn.
Trong bức thư gửi Graham Brady, chủ tịch Ủy ban 1922, cựu Thủ tướng Anh John Major cho rằng việc để ông Johnson tiếp tục nắm quyền trong 3 tháng trong lúc chờ đảng Bảo thủ lựa chọn lãnh đạo mới là "không khôn ngoan và không bền vững".
Về lý thuyết, các nhà lập pháp đảng Bảo thủ có thể tìm cách buộc ông Johnson phải rời ghế lãnh đạo bằng cách kêu gọi một cuộc bỏ phiếu bất tín nhiệm trong đảng. Tuy nhiên, ông Johnson đã vượt qua một cuộc bỏ phiếu bất tín nhiệm vào tháng 6. Theo quy định hiện hành của đảng Bảo thủ, không thể tổ chức một cuộc bỏ phiếu tương tự với ông Johnson trong vòng 12 tháng tới.
Quy tắc này có thể được thay đổi, nhưng không rõ đảng Bảo thủ có muốn bắt đầu một cuộc đấu đá nội bộ hay không khi ông Johnson đã tuyên bố từ chức và quá trình bầu lãnh đạo mới đang diễn ra.
Lãnh đạo Công đảng Keir Starmer cho biết, nếu đảng Bảo thủ không thể buộc ông Johnson rời nhiệm sở ngay lập tức, phe đối lập sẽ tiến hành một cuộc bỏ phiếu bất tín nhiệm chính phủ trong toàn bộ Hạ viện.
Nếu phần lớn nghị sĩ của phe đối lập ủng họ cuộc bỏ phiếu này, về mặt lý thuyết, Anh sẽ tổ chức một cuộc tổng tuyển cử. Tuy nhiên, tình huống này khó xảy ra bởi đảng Bảo thủ vẫn chiếm đa số trong Hạ viện và không muốn tổ chức tổng tuyển cử cùng lúc với bầu lãnh đạo đảng.
Ông Johnson sẽ nộp đơn xin từ chức lên Nữ hoàng Anh Elizabeth II. Cung điện Buckingham sẽ thông báo chính thức rằng Nữ hoàng Anh đã chấp nhận đơn từ chức của ông Johnson và cho biết bà đã mời ai trở thành thủ tướng thay thế ông. Người này sau đó sẽ tới gặp Nữ hoàng để nhận lời mời.
Khi nào Anh tổ chức cuộc bầu cử quốc gia?
Ông Johnson từ chức không kích hoạt một cuộc tổng tuyển cử, thay vào đó là quy trình chọn tân lãnh đạo của đảng Bảo thủ. Theo các quy tắc chính trị của Anh, cuộc bầu cử tiếp theo sẽ được tổ chức vào tháng 12/2024.
Bất kỳ ai kế nhiệm ông Johnson sẽ phải cố gắng xây dựng lại danh tiếng của đảng Bảo thủ. Ông Johnson đã lãnh đạo đảng Bảo thủ và giành được đa số trong Hạ viện Anh vào tháng 12/2019. Tuy nhiên, nhiều bê bối đã gây ảnh hưởng cho ông Johnson và cả đảng Bảo thủ. Một số cuộc thăm dò cho thấy, nếu một cuộc bầu cử được tổ chức ngay bây giờ thì đảng Bảo thủ sẽ thua và Công đảng Anh sẽ thành lập chính phủ mới.
Anh chi 204 triệu USD cho tang lễ Nữ hoàng Elizabeth II Các cơ quan chính phủ Anh đã chi tổng cộng khoảng 204 triệu USD cho tang lễ của Nữ hoàng Elizabeth II và các sự kiện liên quan. Quan tài của Nữ hoàng Anh Elizabeth ii được khiêng ra khỏi Tu viện Westminster vào ngày 19.9.2022. Ảnh REUTERS Reuters dẫn lại báo cáo của Bộ Tài chính Anh ngày 18.5 cho biết các...