Chính phủ Anh ‘bật đèn xanh’ sử dụng dữ liệu điện thoại của công dân
Giới phân tích cho rằng việc thu thập dữ liệu điện thoại di động sẽ cho phép cơ quan thực thi pháp luật tìm ra các điểm nóng tụ tập đông người trong thời kỳ phong tỏa.
Ảnh minh họa. (Nguồn: Shutterstock)
Chính phủ Anh đã cấp phép sử dụng dữ liệu cá nhân từ điện thoại di động của công dân trong nỗ lực giúp ngăn cản sự lây lan của virus SARS-CoV-2.
Cơ quan giám sát quyền riêng tư của Anh, Văn phòng Ủy ban Thông tin đã cho phép chính quyền sử dụng thông tin cá nhân để theo dõi và giám sát hành vi của công chúng.
Tuần trước đã có tin chính phủ Anh quan tâm đến việc sử dụng điện thoại di động để xem mọi người có tuân thủ các nguyên tắc giãn cách xã hội hay không.
Video đang HOT
Những người ủng hộ quyền riêng tư đã bày tỏ cự quan ngại và đã kêu gọi thiết lập một khung thời gian rõ ràng về việc thu thập dữ liệu điện thoại di động của người dân cũng như hạn chế khả năng chính phủ do thám hoạt động của công dân.
Trước đây đã có báo cáo chính phủ Anh quan tâm đến việc sử dụng dữ liệu để tạo bản đồ di chuyển của các cá nhân và nhóm, với độ trễ 12 đến 24 giờ.
Giới phân tích cho rằng việc thu thập dữ liệu điện thoại di động sẽ cho phép cơ quan thực thi pháp luật tìm ra các điểm nóng tụ tập đông người trong thời kỳ phong tỏa.
Mức độ Chính phủ Anh sử dụng dữ liệu cá nhân vẫn chưa được biết nhưng các quốc gia, vùng lãnh thổ khác đã thực hiện các biện pháp tương tự ở các mức độ khác nhau.
Trung Quốc, Hàn Quốc, Hong Kong và Israel đã thực hiện các biện pháp giám sát nghiêm ngặt bao gồm buộc người nhiễm virus tải xuống một ứng dụng điện thoại thông minh để cơ quan chức năng giám sát các chuyển động và liên lạc.
Các biến thể khác của các ứng dụng theo dõi để thực thi kiểm dịch và tự cách ly đã được triển khai ở Tây Ban Nha, Romania, Slovakia và Ba Lan./.
Việt Đức
Việt Nam xuất khẩu máy tính, điện thoại sang Mỹ tăng vọt
Theo kênh CNBC của Mỹ, không ai nghĩ Việt Nam thay thế Trung Quốc trở thành nhà xuất khẩu lớn của thế giới, nhưng quốc gia Đông Nam Á này chắc chắn sẽ tham gia một số hoạt động kinh doanh với Mỹ mà Trung Quốc không có cơ hội.
Trong chín tháng đầu năm nay, nhập khẩu của Hoa Kỳ từ Việt Nam đã tăng 34,8% so với năm trước, tăng tốc từ mức tăng 5,8% trong cả năm 2018, theo hãng tư vấn IHS Markit. Để so sánh, nhập khẩu của Hoa Kỳ từ Trung Quốc đại lục đã giảm 13,4% so với cùng kỳ trong khoảng thời gian từ tháng 1 đến tháng 9.
Thuế quan là lý do chính đằng sau sự suy giảm nhập khẩu của Hoa Kỳ từ Trung Quốc, theo nhận định của Michael Ryan, phó giám đốc IHS Markit. Ông nói thêm rằng loại hàng hóa xuất khẩu Việt Nam tăng trưởng nhanh nhất sang Hoa Kỳ là máy tính, thiết bị điện thoại và máy móc khác.
Năm 2018, các sản phẩm này nằm trong số hàng nhập khẩu hàng đầu vào Hoa Kỳ từ Trung Quốc đại lục, Mông Cổ và Đài Loan, theo Đại diện Thương mại Hoa Kỳ. Điều đó cho thấy rằng xuất khẩu những hàng hóa đó của Việt Nam sang Hoa Kỳ có thể đã thay thế cho sự suy giảm giữa Trung Quốc và Mỹ.
Những thách thức đối với Việt Nam
Việt Nam thường được coi là một trong những người hưởng lợi lớn nhất của cuộc chiến thương mại Trung - Mỹ nhờ xuất khẩu vào Mỹ gia tăng. Ngoài ra, quốc gia Đông Nam Á này đã chứng kiến một bước nhảy vọt trong đầu tư trực tiếp nước ngoài từ các nhà sản xuất đang tìm cách lách thuế quan giữa Mỹ và Trung Quốc.
Nhưng Hoa Kỳ đã không đầu tư lớn vào Việt Nam, ông Ryan lưu ý. Các khoản đầu tư của Mỹ vào Việt Nam chỉ chiếm 2,7% tổng vốn FDI mà Việt Nam nhận được. Lý do là Hoa Kỳ không có hiệp định thương mại tự do với Việt Nam, theo báo cáo của IHS Markit. Nhưng đó chỉ là một trong nhiều yếu tố thúc đẩy tốc độ và mức độ đa dạng hóa chuỗi cung ứng vào Việt Nam, ông Ryan nói.
Việt Nam cũng phải đối mặt với sự thiếu hụt lao động lành nghề. Nguồn nhân lực tài năng chưa đủ để hỗ trợ cho dòng công ty đa quốc gia đang tìm cách di dời chuỗi cung ứng ra bên ngoài Trung Quốc.
Nói đơn giản, nhu cầu đang vượt xa khả năng cung ứng hiện tại trong khi cơ sở hạ tầng ở Việt Nam chưa đạt tiêu chuẩn cho nhiều công ty quốc tế để thành lập nhà xưởng. Điều đó có nghĩa là việc tìm kiếm các đối tác địa phương và đáp ứng các yêu cầu của chính phủ để xin giấy phép có thể là trở ngại lớn cho các công ty nước ngoài.
Theo VN Review
Nga cấm bán các thiết bị điện tử không cài đặt phần mềm nội địa Sau nhiều tháng cân nhắc, Duma Quốc gia (Hạ viện Nga) mới đây đã chính thức thông qua luật cấm bán thiết bị điện tử không cài đặt phần mềm do chính phủ Nga quy định. Đạo luật sẽ có hiệu lực từ 1/7/2020. Nga cấm bán các thiết bị điện tử không cài đặt phần mềm nội địa (Ảnh minh họa). Cụ...