Chính phủ Ấn Độ: Twitter phải chịu trách nhiệm về các ‘tút’ đăng
Trong đơn trình tòa đầu tuần này, Chính phủ Ấn Độ yêu cầu tòa ra phán quyết khẳng định Twitter không được miễn trừ trách nhiệm về các nội dung do người dùng đăng lên nền tảng này nữa.
Một logo mạng xã hội Twitter trên một quầy hàng ở Ấn Độ – Ảnh (minh họa): Getty Images
Theo trang tin TechCrunch , cuộc chiến giữa mạng xã hội Twitter và chính phủ của quốc gia Nam Á đang tiếp tục tăng nhiệt sau một loạt sự cố liên quan tới tin giả, thông tin chỉ trích cách xử lý dịch COVID-19 của Chính phủ Ấn Độ tràn lan trên mạng xã hội Twitter.
Trong đơn gửi tòa ngày 5-7, Chính phủ Ấn Độ cho rằng Twitter sẽ không còn được bảo vệ pháp lý trong các tình huống liên quan tới những nội dung do người dùng đăng lên mạng xã hội này.
Lý do vì Twitter đã không tuân thủ các quy định mới về luật công nghệ thông tin của Ấn Độ đã công bố hồi tháng 2 và có hiệu lực từ cuối tháng 5.
Dù vậy, trong những tuần qua, giới chuyên gia cho rằng không phải Chính phủ Ấn Độ mà chính là tòa án nước này mới có quyền quyết định việc Twitter có phải chịu trách nhiệm pháp lý về những nội dung vi phạm luật công nghệ thông tin của Ấn Độ đăng trên nền tảng của họ hay không.
Video đang HOT
Cho rằng mình là các nền tảng trung gian, các nhà cung cấp dịch vụ Internet như Twitter lâu nay vẫn đang được hưởng sự miễn trừ trách nhiệm với các nội dung người dùng đăng hoặc chia sẻ lên.
Chẳng hạn, nếu bạn xúc phạm ai đó trên mạng xã hội Twitter, công ty này có thể được yêu cầu gỡ bỏ nội dung xúc phạm của bạn (nếu người bị xúc phạm khởi kiện ra tòa và tòa ra phán quyết yêu cầu Twitter phải gỡ). Tuy nhiên Twitter sẽ không phải chịu trách nhiệm pháp lý vì những gì bạn nói hay làm trên nền tảng của họ.
Tuy nhiên, nếu tòa Ấn Độ đứng về chính phủ trong vụ kiện này, Twitter sẽ không còn được hưởng sự miễn trừ trách nhiệm đó.
Theo hãng nghiên cứu thị trường di động App Annie, Twitter có hơn 100 triệu người dùng tại Ấn Độ.
Vì sao Ấn Độ nhanh chóng điều chỉnh chính sách vaccine COVID-19
Sau nhiều bất cập khiến vaccine phòng COVID-19 không được phân phối cân bằng, Chính phủ Ấn Độ đã "chữa cháy" bằng việc điều chỉnh lại chính sách.
Một địa điểm tiêm vaccine COVID-19 tại Mumbai, Ấn Độ. Ảnh: AP
Kể từ ngày 21/6, mọi công dân trưởng thành tại Ấn Độ sẽ được tiêm vaccine phòng COVID-19 miễn phí. Chính phủ chịu trách nhiệm cấp nguồn vốn cho chương trình này.
Hãng thông tấn AP (Mỹ) đưa tin chính sách mới do Thủ tướng Narendra Modi công bố đã kết thúc hệ thống phức tạp được đưa ra trong tháng 5 về việc mua và phân phối vaccine dẫn đến tình trạng mất cân bằng.
Ấn Độ là nhà cung cấp vaccine chủ chốt của thế giới và làn sóng dịch COVID-19 thứ hai nghiêm trọng trong thời gian qua đã khiến nước này ngừng xuất khẩu vaccine COVID-19. Trong khi đó, mới chỉ có 3,5% dân số Ấn Độ được tiêm vaccine. Nhiều ý kiến ủng hộ kỳ vọng rằng thay đổi chính sách sẽ khiến vaccine được phân phối công bằng hơn tại nước này.
Vậy Ấn Độ đã thay đổi "lộ trình" chính sách vaccine như thế nào?
Chính sách ban đầu
Ấn Độ đã có nhiều kinh nghiệm trong các chương trình tiêm chủng quy mô lớn, mỗi năm nước này phân phối 300 triệu liều vaccine miễn phí cho các bà mẹ và trẻ em. Qua những chương trình này, chính phủ chịu trách nhiệm mua vaccine sau đó phối hợp với các tiểu bang để tìm ra phương thức phân phối hiệu quả nhất.
Nhưng quy mô của chiến dịch vaccine COVID-19 là chưa từng có. Số ca mắc mới tăng vọt trong tháng 3 đã đẩy hệ thống y tế Ấn Độ đến giới hạn. Bệnh viện quá tải với nhiều bệnh nhân chuyển biến nặng. Các tiểu bang phàn nàn rằng họ không nhận đủ vaccine từ chính phủ và yêu cầu được kiểm soát nhiều hơn quá trình phân phối vaccine.
Do vậy, kể từ tháng 5, Chính phủ Ấn Độ đồng ý mua nửa số vaccine sản xuất dành cho nội địa và tiếp tục phân phối miễn phí cho nhân viên y tế tuyến đầu và những người trên 45 tuổi. Một nửa còn lại dành cho các tiểu bang và bệnh viện tư nhân mua trực tiếp. Số vaccine này được chủ trương dành cho người trong độ tuổi từ 18-45, họ được tiêm miễn phí từ nguồn tiểu bang nhưng sẽ tự bỏ tiền mua nếu tiêm qua bệnh viện tư.
Nguyên nhân không hiệu quả
Tiêm vaccine COVID-19 tại làng Minnar ở Srinagar, Ấn Độ. Ảnh: AP
Tình trạng nguồn cung hạn chế buộc các tiểu bang phải cạnh tranh với nhau và với cả các bệnh viện tư. Họ buộc phải trả giá cao hơn chính phủ. Các bệnh viện tư chuyển chi phí đội lên này lên chính khách hành mua vaccine. Trước thực trạng các trung tâm tiêm vaccine thiếu hụt, người dân phải lựa chọn một là bỏ tiền cao mua vaccine, hai là không hề được tiêm.
Kết quả là từ tháng 5, số người dưới 45 tuổi được tiêm liều vaccine COVID-19 đầu tiên đã nhiều hơn số người trên 60 tuổi. Hơn 74 triệu người Ấn Độ trên 60 tuổi vẫn chưa được tiêm vaccine COVID-19.
Bác sĩ Vineeta Bal tại Viện nghiên cứu và giáo dục khoa học Ấn Độ ở thành phố Pune cho biết quyết định của Thủ tướng Modi là nhằm đáp ứng nhu cầu các tiểu bang nhưng lỗ hổng đã khiến nhiều người mất mạng.
Thay đổi mới
Chính quyền liên bang hiện nay quyết định mua lượng lớn vaccine, ở mức 75% vaccine COVID-19 sản xuất dành riêng cho sử dụng nội địa. Số vaccine này được phân phối cho các tiểu bang và tiêm miễn phí. Các bệnh viện tư nhân có thể mua 25% số vaccine còn lại ở mức giá bị kiểm soát.
Các tiểu bang nhận vaccine dựa trên dân số, tình trạng dịch bệnh và số người đã được tiêm. Tiểu bang sẽ chịu hình phạt nếu để lãng phí các liều vaccine.
Ấn Độ, quốc gia chịu ảnh hưởng nghiêm trọng thứ hai trên thế giới, trong 24h qua đã có thêm 60.798 ca mắc mới trong 24 giờ qua. Đây là ngày thứ 4 liên tiếp, số ca mắc mới trong ngày của Ấn Độ dưới mốc 70.000 ca. Như vậy, tính tới ngày 19/6, tổng số ca mắc COVID-19 tại quốc gia Nam Á đã vượt mốc trên 29,8 triệu ca trong khi tổng số ca tử vong vì dịch bệnh cũng đã lên mức 385.167 ca.
Báo động tình trạng bất bình đẳng giới trong chương trình tiêm chủng tại Ấn Độ Dữ liệu thống kê của Chính phủ Ấn Độ cho thấy tính đến nay, số lượng nam giới được tiêm vaccine ngừa COVID-19 tại quốc gia này nhiều hơn số lượng nữ giới tới 17%. Một người đàn ông tiêm vaccine ngừa COVID-19 tại Noida, Ấn Độ. Ảnh: CNN Theo hãng CNN, Ấn Độ đã tiêm một phần hoặc đủ hai liều cho...