Chính phủ Ấn Độ tuyên bố có thể mở khóa mọi iPhone
Các chuyên gia từ Ấn Độ đã phát triển một công cụ có khả năng phá mật khẩu màn hình khóa của nhiều điện thoại thông minh, gồm cả iPhone.
Ấn Độ cũng phát triển công cụ mở khóa iPhone.
Mở khóa iPhone không cần sự trợ giúp của Apple vẫn đang là đề tài được bàn luận sôi nổi. Hai tháng trước, Apple từng từ chối lời đề nghị của FBI mở khóa iPhone của một tên tội phạm nguy hiểm. Tuy nhiên, Cục điều tra Liên bang Mỹ sau đó được cho là đã nhận được sự trợ giúp từ Celebrite, một trong những công ty hàng đầu thế giới trong lĩnh vực giải mã kỹ thuật số, quốc phòng tới từ Israel.
Theo thông tin từ The New Indian Express, Bộ trưởng bộ Truyền thông Ấn Độ, ông Ravi Shankar Prasad cho biết chính phủ nước này có thể mở khóa bất kỳ chiếc iPhone nào. Các chuyên gia đã phát triển một công cụ có thể vượt qua màn hình khóa trên nhiều điện thoại thông minh, trong đó có iPhone. Tuy nhiên, báo cáo không đi kèm danh sách chi tiết các model smartphone.
Video đang HOT
Dù vậy, cách thức vượt qua màn hình khóa của FBI cũng như chính phủ Ấn Độ sử dụng chỉ để lấy các dữ liệu từ trong iPhone chứ chưa thể phá vỡ các thuật toán mã hóa của Apple. Các công cụ có thể vượt qua cơ chế bảo mật của màn hình khóa, nhưng nếu dữ liệu trong máy đã được mã hóa thì cách này cũng trở nên vô hiệu.
Apple chưa đưa ra bình luận nào về thông tin này.
Trong lễ ra mắt iPhone SE cuối tháng 3, Tim Cook, CEO Apple, cũng dành thời gian nói về việc FBI đề nghị Apple bẻ khóa iPhone và hãng này đã thề sẽ nỗ lực chống lại những yêu cầu của chính phủ nhằm bảo vệ dữ liệu của người dùng.
Theo VNE
Mở khóa thành công iPhone 5S, FBI lại rút đơn kiện Apple
Cục tình báo Liên bang Mỹ (FBI) đã lần thứ hai rút đơn kiện Apple, sau khi có một công ty thứ ba hỗ trợ họ mở khóa thành công iPhone 5S của một nghi can hình sự, theo PhoneArena.
FBI tiếp tục nhận được sự hỗ trợ của bên thứ ba giúp mở khóa iPhone - Ảnh: AFP
Trước đó, FBI đã nộp hai hồ sơ kiện Apple để yêu cầu hỗ trợ mở khóa một số iPhone của các nghi phạm liên quan đến các vụ án hình sự khác nhau.
Vụ kiện đầu tiên liên quan đến việc mở khóa iPhone 5C của nghi can khủng bố Syed Farook (đã chết) trong vụ khủng bố tại San Bernardino vào cuối năm ngoái. FBI đã rút đơn kiện Apple sau khi mua lại công cụ bẻ khóa từ bên thứ ba (giấu tên) với số tiền được tiết lộ lên đến hơn 1 triệu USD.
Vụ kiện thứ hai liên quan đến chiếc iPhone 5S của nghi can tham gia đường dây buôn ma túy ở New York (Mỹ) có tên Jun Feng sau khi tên này từ chối cung cấp mật mã thiết bị của mình. Tuy nhiên, FBI hiện cũng đã rút đơn kiện Apple sau khi nhận được mật mã mở khóa từ một nhân vật giấu tên.
Với cả hai lần, Apple đều từ chối hợp tác cùng FBI và nói rằng chính sách của họ quy định không bao giờ đụng chạm đến các tính năng bảo mật trên sản phẩm của mình. Sự việc này cũng làm cho giới công nghệ đưa ra nhiều ý kiến trái chiều, nhưng đa số đều đứng về phía Apple.
Có thông tin cho biết FBI đã phải thuê một công ty tại Israel để thực hiện việc bẻ khóa.
Kiến Văn
Theo Thanhnien
Công ty hack iPhone giúp FBI quái kiệt ra sao? Cellebrite - công ty đến từ Israel - là đối tác quen thuộc của FBI. Trong 7 năm qua, họ từng ký 187 hợp đồng với trị giá không dưới 10.000 USD một lần. Nhóm kỹ sư ưu tú của Cellebrite - đứng đầu là một hacker "quái kiệt" đến từ Seattle (Mỹ) - giúp FPI bẻ khóa chiếc iPhone 5C tai tiếng,...