Chính phủ Ấn Độ cho phép nhập khẩu thiết bị y tế
Ấn Độ đã cho phép nhập khẩu các thiết bị y tế thiết yếu, đặc biệt là thiết bị oxy nhằm chống chọi với dịch COVID-19 đang hoành hành tại nước này.
Xe cứu thương chở bệnh nhân COVID-19 tới bệnh viện tại Ahmedabad, Ấn Độ. Ảnh: Reuters/TTXVN
Trong thông báo ngày 29/4, Bộ trưởng Công thương Ấn Độ Piyush Goyal cho biết quyết định nhập khẩu thiết bị y tế cho hiệu lực trong 3 tháng, theo đó các nhà nhập khẩu được phép nhập danh mục hàng hóa y tế gồm máy tạo oxy, máy áp lực dương liên tục (CPAP), bình oxy cỡ nhỏ, hệ thống nạp oxy, bình chứa oxy bao gồm bình đông lạnh, máy làm giàu oxy và các thiết bị khác có thể tạo ra oxy.
Theo Bộ trưởng Goyal, các nhà nhập khẩu thiết bị y tế phải khai báo bắt buộc sau khi thông quan và trước khi bán sản phẩm. Trong khi đó, Bộ phụ trách các vấn đề người tiêu dùng cũng ban hành văn bản chính thức xác định Ấn Độ đang có nhu cầu lớn về các thiết bị y tế trong bối cảnh hiện tại là thời điểm nguy cấp xuất phát từ những lo ngại về vấn đề y tế cũng như nguồn cung cho ngành y tế trong nước.
Video đang HOT
Ấn Độ đã bắt đầu chấp nhận các khoản tài trợ và viện trợ từ nước ngoài trong bối cảnh quốc gia Nam Á này rơi vào tình trạng thiếu oxy, thuốc men và các thiết bị liên quan do dịch COVID-19 bùng phát. Ngoại trưởng Harsh Vardhan Shringla cho biết đến nay đã có 40 nước cam kết hỗ trợ vật tư y tế cho Ấn Độ
Trong diễn biến liên quan, hai hãng hàng không lớn nhất của Hàn Quốc là Korean Air và Asiana Airlines cho biết đang sắp xếp các chuyến bay đưa công dân từ Ấn Độ về nước trong tháng 5 tới.
Dự kiến Korean Air sẽ cung cấp 1 chuyến bay và Asiana Airlines là 4 chuyến bay. Các chuyến bay này cần phải được Bộ Đất đai, Cơ sở hạ tầng và Giao thông vận tải Hàn Quốc phê duyệt. Theo kế hoạch, các chuyến bay từ Ấn Độ sẽ hạ cánh xuống sân bay tại Incheon đảm bảo số hành khách chỉ chiếm dưới 60% số ghế trên máy bay và tỷ lệ người Hàn Quốc vượt quá 90% tổng số hành khách.
Korean Air và Asiana Airlines đã lần lượt tạm ngừng các chuyến bay đến thủ đô New Delhi của Ấn Độ kể từ tháng 3/2020 và tháng 7/2019, do Ấn Độ đã tăng cường các biện pháp hạn chế nhập cảnh nhằm ngăn chặn sự gia tăng của số ca nhiễm virus SARS-CoV-2.
Làn sóng người lao động di cư rời khỏi các thành phố ở Ấn Độ
Theo số liệu của chính phủ Ấn Độ công bố ngày 28/4, số ca tử vong do COVID-19 ở nước này đã vượt quá 200.000 ca trong tổng số gần 18 triệu ca bệnh.
Bệnh nhân COVID-19 được hỗ trợ thở oxy tại một cơ sở điều trị bệnh nhân COVID-19 tạm thời ở New Delhi, Ấn Độ ngày 27/4/2021. Ảnh: AFP/TTXVN
Các thành phố lớn như New Delhi, Mumbai, Pune, Surat và Bangalore đã áp đặt phong tỏa. Các cơ sở y tế trên toàn quốc đều trong tình trạng quá tải, bệnh viện từ chối tiếp nhận thêm các bệnh nhân, thiếu nguồn cung ôxy, vật tư y tế cũng như nhân viên y tế.
Trong bối cảnh trên, người lao động di cư đang rời các thành phố lớn ở Ấn Độ để về quê nhà. Tình trạng này tương tự làn sóng rời đô thị năm ngoái, khi lệnh phong tỏa trên toàn quốc khiến nhiều ngành phải đóng cửa và người lao động di cư, chủ yếu làm trong các nhà máy may mặc, công trường xây dựng và lò gạch, mất việc làm.
Sanjit Kumar, 30 tuổi, tuần trước đã đáp chuyến tàu rời thành phố Surat về quê nhà ở bang Bihar, miền Tây Ấn Độ. Kumar thấy lo lắng khi hằng ngày đọc tin nhắn về số ca nhiễm và tử vong trên ứng dụng WhatsApp. Dù vẫn có việc làm ở thành phố, song Kumar quyết định về quê, cho rằng "ai cũng quý mạng sống".
Bên cạnh nỗi lo về dịch bệnh, người lao động còn mang nỗi lo về sự an toàn trên đường về quê. Các biện pháp phong tỏa chặt chẽ được áp đặt tại Ấn Độ hồi năm ngoái, trong đó hạn chế hoạt động của các phương tiện công cộng, ảnh hưởng đến khoảng 100 triệu người lao động di cư và gây ra làn sóng rời thành phố về quê. Theo các tổ chức từ thiện, hàng trăm người lao động di cư đã thiệt mạng trong các vụ tai nạn giao thông trong hành trình về quê bằng xe đạp, đi nhờ xe hoặc đi bộ.
Khi làn sóng dịch COVID-19 thứ hai bắt đầu hoành hành ở Ấn Độ tháng trước, người lao động di cư vừa trở lại thành phố làm việc sau nhiều tháng thất nghiệp lại bắt đầu vội vàng rời thành phố một lần nữa do lo ngại các dịch vụ giao thông có thể một lần nữa phải ngừng hoạt động. Ít nhất 3 người lao động di cư đã thiệt mạng sau khi chiếc xe buýt chở họ khởi hành từ thủ đô New Delhi bị lật ở miền Trung Ấn Độ do quá tải.
Tuy nhiên, giới chức Ấn Độ cho rằng tác động của lệnh phong tỏa năm nay không nghiêm trọng như năm ngoái vì các ngành không ngừng hoạt động hoàn toàn và các chuyến tàu vẫn hoạt động. Bên cạnh đó, Chính phủ Ấn Độ trong tháng này đã khôi phục đường dây nóng phục vụ người lao động di cư. Đường dây này trước đó đã ngừng hoạt động trong vài tháng sau khi được thiết lập hồi tháng 4/2020. Ngoài ra, Chính phủ Ấn Độ thông báo hỗ trợ tài chính cho chủ lao động thuê lao động di cư bị mất việc do đại dịch.
Tiết lộ sốc về tốc độ lây nhiễm Covid-19 ở Ấn Độ Chính phủ Ấn Độ cho biết, nếu một người nhiễm Covid-19 không tuân thủ giãn cách xã hội, anh ta sẽ lây bệnh cho 406 người khác trong vòng 30 ngày. Số ca tử vong vì Covid-19 của Ấn Độ trong 24h qua là hơn 2.700 người. Ảnh: India Today Sau khi đưa ra cảnh báo trên, Chính phủ Ấn Độ ngày 26/4...