Chỉnh hướng ưu đãi để cân bằng cung – cầu nhà thu nhập thấp
Ngày 24/5, Quốc hội thảo luận tại hội trường về dự án luật Xây dựng sửa đổi. Nhà ở xã hội – một điểm sáng được ghi nhận trong dự thảo luật hướng tới phục vụ đôi tương chinh sach xa hôi, ngươi ngheo, ngươi thu nhâp thâp co kho khăn vê nha ơ.
Tờ trình về dự án luật do Bộ trưởng Xây dựng Trịnh Đình Dũng trình bày trước Quốc hội nêu rõ tinh thần sửa đổi luật lần này là để cụ thể hóa chủ trương nhà nước phải co chinh sach đê phat triên manh nha ơ cho nhân dân, nhât la cho cac đôi tương chinh sach va ngươi thu nhâp thâp.
Việc xây dưng Luât Nha ơ (sưa đôi), theo đó, cũng bám theo tinh thần của Hiên phap năm 2013 đã quy định nhiều nội dung như “Công dân co quyên co chô ơ,” “Moi ngươi co quyên sơ hưu vê thu nhâp hơp phap, cua cai đê danh, nha ơ”…
Cơ quan soạn thảo đê xuât 10 nhom nôi dung chu yêu cua dư thao Luât Nhà ở (sửa đổi) như bao đam công tác phat triên nha ơ phai đúng quy hoach và kê hoach đa đươc cơ quan Nha nươc co thâm quyên phê duyêt đê khắc phục tình trạng đâu tư phát triển nhà ở tự phát, phong trao, cơ cấu hàng hóa nhà ở mất cân đối, lệch pha cung – cầu như trong nhưng năm qua; đôi mơi nôi dung, phương thưc thưc hiên, quy định rõ cơ chê, chính sách ưu đai đê đây manh phat triên nha ơ xa hôi nhăm phuc vu cho cac đôi tương chinh sach xa hôi, ngươi ngheo, ngươi thu nhâp thâp co kho khăn vê nha ơ…
Mua được một căn nhà với chính sách ưu đãi là ước mơ của không ít người lao động có thu nhập thấp, thậm chí là trung bình hiện nay.
Thảo luận về các nội dung của dự luật, phần quy định dự án đầu tư xây dựng, một số đại biểu cho rằng, những quy định liên quan tới dự án đầu tư xây dựng và để tiết kiệm chi phí đầu tư thì cần quy định chặt chẽ, hạn chế các trường hợp điều chỉnh dự án đầu tư, điều chỉnh tổng mức đầu tư, điều chỉnh dự án xây dựng và các trường hợp điều chỉnh phải bảo đảm trên nguyên tắc thật chặt chẽ. Các ý kiến đề nghị rà soát lại các quy định xung quanh việc lập thẩm định, quyết định đầu tư xây dựng, quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm của chủ đầu tư, của cơ quan tổ chức thẩm định đầu tư xây dựng, của nhà thầu và tư vấn.
Đại biểu Trần Minh Diệu (Quảng Bình) góp ý, cơ chế điều chỉnh dự án đầu tư xây dựng rất cần thiết, nhất là đối với các trường hợp do thay đổi chỉ số giá xây dựng, các trường hợp đặc biệt bất khả kháng do thiên tại, do thay đổi quy hoạch. Tuy nhiên, việc điều chỉnh quy mô và tổng mức đầu tư với những lý do không cấp thiết như “xuất hiện các yếu tố mang lại hiệu quả cao hơn…” được quy định tại khoản 1 Điều 61 dự thảo luật là thiếu chặt chẽ, không rõ ràng và đang bị lợi dụng để điều chỉnh nâng quy mô cũng như tổng mức đầu tư một cách tràn lan.
Đại biểu Nguyễn Minh Quang (Hà Nội) lập luận, quy hoạch xây dựng chỉ điều chỉnh khi thay đổi về địa lý, tự nhiên, dân số, kinh tế, xã hội là còn chung chung vì sự thay đổi đó cụ thể như thế nào, đến đâu để điều chỉnh thì chưa xác định. Do vậy, ông Quang đề nghị Ban soạn thảo làm rõ sự thay đổi trên chứ nếu áp dụng thì điều chỉnh không chính xác.
Video đang HOT
Ông Quang cũng cho rằng bên cạnh quy định thẩm quyền quyết định Quy hoạch xây dựng thì dự án Luật cũng phải bổ sung quy định trách nhiệm người phê duyệt để xử lý nếu có sai sót trong thực thi sau này.
Về vấn đề quản lý xây dựng và cấp phép xây dựng, đại biểu Nguyễn Ngọc Bảo (Đoàn Vĩnh Phúc) đề nghị, có cơ chế công khai, minh bạch và tạo điều kiện thuận lợi cho người dân về xây dựng nhà ở và quan trọng nhất là phải giảm bớt được phiền hà đối với người dân khi xin phép xây dựng.
Chỉ rõ thực tế hiện nay, quy trình cấp phép còn rất nhiều thủ tục rườm rà, có những dự án giấy phép chồng lên giấy phép, đại biểu đề nghị Bộ Xây dựng có những thông tin hướng dẫn rất cụ thể và giảm bớt các phiền hà cho người dân.
Nhiều đại biểu cũng gợi ý Chính phủ tiếp tục rà soát thêm tất cả các loại giấy phép xây dựng, trường hợp nào cấp giấy phép tạm và trường hợp nào được miễn như các hoạt động xây dựng ở địa bàn nông thôn. Thời gian, thủ tục, hồ sơ cấp phép xây dựng, tính khả thi của việc cấp phép xây dựng tạm cần chỉnh lý thêm để phù hợp với thực tế.
P.Thảo
Theo Dantri
Hàng chục năm mỏi mòn chờ "ánh sáng"
Từ ngày dự án điện được khởi công, hàng trăm hộ dân thuộc hai xóm Bản Mát và Bản Kè khấp khởi vui mừng. Nhưng đã gần 1 năm trôi qua, họ vẫn mỏi mòn chờ đợi "ánh sáng" trong khi dự án vẫn dẫm chân tại chỗ.
Cột điện được dựng lên nhưng đã lâu lắm rồi vẫn chưa thể mắc điện.
Nằm cách trung tâm xã Đồng Hợp (Qùy Hợp, Nghệ An) và mặt đường quốc lộ 48 chỉ chừng 4 km, hàng chục năm qua, hàng trăm hộ dân thuộc hai xóm Bản Mát và Bản Kè vẫn sống trong "bóng đêm". Việc được sử dụng điện lưới tại các nơi khác đã có từ hàng chục năm nay nhưng đối với bà con ở đây đó như một điều quá xa xỉ.
Không có điện lưới, mọi sinh hoạt của người dân chủ yếu bằng thủ công. Một gia đình muốn xay lúa, cần dùng đến điện đều phải chở hàng hóa vượt qua con đường gập ghềnh để ra tận trung tâm xã. Mỗi khi màn đêm xuống cả xóm như chìm trong bóng tối, thi thoảng mới có những ánh đèn đèn dầu héo hắt ảm đảm, hoặc để có nguồn sáng người dân phải chấp nhận nguy hiểm sử dụng điện cù, ắc quy.
Dự án kéo điện cho xã Đồng Hợp được triển khai từ tháng 10/2012 với tổng kinh phí trên 10 tỷ đồng. Nhưng sau khi xây dựng xong hệ thống cọc cho 2 đường dây và đã chậm tiến độ gần 1 năm nay nhưng tới bây giờ dự án vẫn dậm chân tại chỗ.
Anh Lò Văn Thanh cho biết: "Ở đây người dân chủ yếu thắp sáng bằng đèn dầu, ắc quy, hoặc dùng điện cù. Nhưng dùng điện cù từ suối nguy hiểm lắm mỗi lần sửa không cận thận là bị điện giật ngay. Buổi tối trẻ con không có đủ ánh sáng để học bài. Có khi 2 đứa phải dùng chung một cái đèn dầu tối om".
Thấy được những điều bức thiết của người dân, tháng 10/2012 dự án xây dựng hệ thống điện cho xã Đồng Hợp được UBND huyện Qùy Hợp chính thức khởi công, với tổng vốn đầu tư hơn 10.144.000.000 đồng và dự kiến đến tháng 6/2013 sẽ đi vào hoạt động. Chủ đầu tư dự án là UBND huyện Qùy hợp.
Máy biến thế được đưa về bỏ chỏng chơ trong bản, trong khi người dân mòn mỏi chờ ánh sáng.
Ngày khởi công dự án người dân vui mừng chờ đợi giây phút điện lưới về với thôn bản. Anh Lò Văn Biêu một người dân ở xóm Bản Mát tâm sự: "Khi đó họ nói sắp có điện rồi! Bà con ở đây ai cũng vui mừng vì không phải mang thóc lúa ra tận trung tâm xã để xay nữa. Chúng tôi cũng được xem ti vi ở nhà mà không phải đi xa. Rồi không phải dùng đèn dầu, điện cù nữa. Nhưng lâu quá rồi điện vẫn chưa thấy đến, chúng tôi lo lắm".
Tuy nhiên, sau khi khởi công và tiến hành xây dựng xong hai hệ thống cọc cho đường dây 35KV và 0,4KV cùng hai trạm điện áp tại hai xóm thì bỗng dưng dừng lại. Hàng trăm hộ dân lại phải chờ đợi "ánh sáng" trong mòn mỏi.
Một người dân sửa mô tơ điện cù để tìm nguồn chiếu sáng dù rất nguy hiểm và bất tiện.
Người dân bản Mát phải dùng ắc quy để tìm nguồn sáng.
Trao đổi về việc chậm tiến độ tại dự án điện cho xã Đồng Hợp, ông Trương Hải Nam - Phó phòng Công thương huyện Qùy Hợp cho biết: "Dự án chậm tiến độ là do công tác giải phóng mặt bằng hành lang lưới điện chưa được bàn giao. Hiện tại chúng tôi đang phối hợp cùng chính quyền xã tiến hành vận động sớm bàn giao mặt bằng cho nhà thầu hoàn thành dự án trong thời gian sớm nhất".
Mặc dù chỉ cách quốc lộ 48 chừng 4 km, nhưng hàng chục năm nay hàng trăm hộ dân ở hai Bản Mát và Bản Ke thuộc xã Đồng Hợp (Qùy Hợp, Nghệ An) vẫn phải dùng đèn dầu để sinh hoạt. 2 em học sinh phải dùng chung 1 chiếc đèn dầu để học bài.
Trước những vấn đề bức thiết của người dân kính mong UBND huyện Qùy Hợp sớm có phương án giải quyết. Nhanh chóng tiếp tục triển khai dự án để ánh sáng sớm về với bà con dân bản, không để những công trình đã được xây dựng bị hư hỏng lãng phí.
Nguyễn Phê - Nguyễn Tình
Theo Dantri
Quy hoạch Khu Ba Đình, Hà Nội: Di chuyển 3 bộ, điều chỉnh mạng lưới đường Bộ Xây dựng phối hợp với UBND thành phố Hà Nội đã tổ chức công bố Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Điều chỉnh Quy hoạch chi tiết Khu trung tâm chính trị Ba Đình, thành phố Hà Nội, tỷ lệ 1/2000. Điều chỉnh Quy hoạch Khu trung tâm chính trị Ba Đình, Hà Nội Hoàn thiện hồ...