Chinh Đồ 2: ‘Tầm quá khứ, dựng tương lai’
Chinh Đồ 2 là nơi trở về cho những ai đã từng chơi Chinh Đồ muốn được sống lại cảm giác rong ruổi vận tiêu hay quốc chiến long trời lở đất.
Chinh Đồ 2 cũng mở ra một thế giới mới với những trải nghiệm hấp dẫn và thú vị mà không game nào có được. Đã nhắc đến Chinh Đồ thì không thể không nhắc đến quốc chiến, vận tiêu, gia tộc, dò thám,… những tính năng đã làm nên “thương hiệu” của một tựa game thành công của VNG trong giai đoạn 2008 – 2009.
Hình ảnh quen thuộc trong Chinh Đồ.
Sau khi trải nghiệm cả hai bản Chinh Đồ, người chơi VoSongTinhGL chia sẻ cảm nhận trên diễn đàn: “Chinh Đồ 2 vẫn giữ được những nét riêng của ‘đàn anh’ Chinh Đồ, đó là vận tiêu không có ủy thác. Ngày tôi lên được cấp 50 trong Chinh Đồ 2 là ngày mà tôi thấy game giống Chinh Đồ đến thế. Người người vận tiêu, nhà nhà vận tiêu, nối đuôi nhau mà dắt tiêu lên biên giới, tiếng gọi nhau í ới, tiếng vó ngựa của những quan chức đi tuần để bảo vệ tiêu cho anh em,… Những cảnh tượng như thế giờ đây đã sống lại trong Chinh Đồ 2″.
Vận tiêu trong Chinh Đồ 2.
Video đang HOT
Có thể thấy, việc giữ lại những tính năng cốt lõi của Chinh Đồ thì Chinh Đồ 2 sẽ là nơi trở về cho những ai một thời đã từng gắn bó với Chinh Đồ có lại cảm giác ngày đầu trải nghiệm trò chơi này.
Ngoài các tính năng đã sẵn có, Chinh Đồ 2 có một điểm nổi bật và gần như không “đụng hàng” với bất kỳ thể loại game online nào, đó chính là tính năng Du Du chat (chat voice). Vận dụng tính năng voice chat vào game, Chinh Đồ 2 đã tạo nên một bộ mặt hoàn toàn mới và một cách nhìn khác hẳn về game online. Dù là thế giới ảo nhưng người chơi có thể giao lưu, trò truyện trực tiếp với nhau bằng chính giọng nói thực của mình thông qua Dudu chat.
Chỉ huy quốc chiến bằng giọng nói, khí thế rợp trời.
Đặc biệt, Quốc chiến nghìn người trong Chinh Đồ khi được kết hợp cùng Du Du chat thì việc việc chỉ huy trận chiến bằng giọng nói của Chinh Đồ 2 trở nên dễ dàng và sống động hơn nhiều. Cà nghìn quân có một kênh liên lạc chung mà ở đó, ai cũng răm rắp nghe theo mệnh lệnh quốc vương.
“Nhớ ngày nào Chinh Đồ, Quốc chiến rợp bóng người, quân giặc ào ào kéo đến tàn phá Vương Thành. Đến với Chinh Đồ 2, tính năng Quốc Chiến sẽ làm cho người chơi phải thốt lên rằng iÔi! Đã quá!’. Khi tôi được chứng kiến một trận quốc chiến của Chinh Đồ 2 thì không phải bỡ ngỡ trước những màn xông pha cực đỉnh của đội quân hai nước. Cảm giác này cho tôi như được sống trong một trận chiến thực sự”, game thủ VoSongTinhGL nhận xét.
Gia viên trong Chinh Đồ 2.
Về tính năng Trang viên, Chinh Đồ 2 cũng được đánh giá là có nhiều khác biệt so với Chinh Đồ. Trong Chinh Đồ, yếu tố nông trại mới chỉ dừng lại ở hệ thống được gọi là Nhà riêng và người chơi vui thú với công việc sắp xếp đồ đạc trong nhà. Đến Chinh Đồ 2, nhà riêng được phát triển lên thành Trang viên,gia viên – hệ thống nhà vườn. Người chơi được trải nghiệm những công việc như trồng cây, nuôi thú, bảo vệ vườn tược hoặc thậm chí đi hái trộm trái cây y như trong các tựa game nông trại trên mạng xã hội.
Một nét khác biệt nữa giữa Chinh Đồ 2 so với Chinh Đồ cũng như các tựa game khác là hệ thống kinh tế thuộc đời thứ ba. Hệ thống kinh tế của Chinh Đồ 2 không quá phụ thuộc vào cashshop mà phần lớn lượng vật phẩm tiêu hao mỗi ngày đều do người chơi tự mình tạo ra. Chính vì thế người chơi có thể linh hoạt trong cách chơi cũng như “build” đồ cho mình mà không phụ thuộc nhiều vào cash shop. Điều này khác biệt hẳn với Chinh Đồ vốn bị nhiều game thủ than vãn về tốc độ tiêu tốn “thóc gạo”. Hệ thống Phong Ấn giúp giới hạn đẳng cấp giữa những người chơi với nhau cũng là một đặc điểm của Chinh Đồ 2 nhằm tạo nên tính công bằng trong game.
Trang chủ: www.chinhdo2.zing.vn
Theo Game Thủ
Chinh Đồ 2 khốn khổ vì cái tên
Đặt tên là "miễn phí" để nhấn mạnh sự ít tốn kém của mình nhưng Chinh Đồ 2 lại rơi vào thảm cảnh khi bị hiểu nhầm là phiên bản miễn phí của Chinh Đồ 1.
Chinh Đồ 2, cái tên được bàn tán nhiều vào thời điểm đầu năm nay giờ đây đang đối mặt với nguy cơ bị cộng đồng bỏ rơi chỉ vì được chọn cái tên dễ gây hiểu lầm. Lẽ ra nó đã được giữ cái tên chân phương dễ hiểu là "Chinh Đồ 2" thì nhà phát hành lại muốn nhấn mạnh khả năng ít tốn kém khi chơi game nên đã chọn cái tên khá lạ là "Chinh Đồ miễn phí". Từ cái tên này đã tạo ra sự hiểu nhầm trong cộng đồng game thủ.
Thực ra hiểu nhầm này là hiển nhiên khi một sản phẩm khác của VNG là Võ Lâm Truyền Kỳ có thu phí sau đó đã ra một phiên bản miễn phí gọi là Võ Lâm Truyền Kỳ miễn phí. Theo logic thông thường người ra sẽ suy ra ngay Chinh Đồ miễn phí là phiên bản không thu phí của Chinh Đồ (mặc dù bản thân Chinh Đồ 1 là free ngay từ đầu). Sai lầm này có thể nói đã kéo Chinh Đồ 2 đi lệch hướng và đào sâu thêm nguy cơ khi nhà phát hành cứ úp mở về sự liên quan giữa Chinh Đồ miễn phí và Chinh Đồ 2. Nỗ lực này lại càng khiến game thủ nghĩ rằng đó là 2 tựa game khác nhau.
Tại sao Võ Lâm miễn phí là VLTK 1, còn Chinh Đồ miễn phí là lại Chinh Đồ 2 ?
Có thể nói Chinh Đồ 2 ra đời trong bối cảnh nhiều thuận lợi, webgame tràn lan và nó là một trong những game MMORPG client hiếm hoi được đưa vào vận hành suôn sẻ và theo nhà phát hành khẳng định, game cũng có được cả giấy phép phát hành hợp pháp. Thật đáng tiếc là chỉ vì đặt tên quá bóng bẩy đã làm phản tác dụng về truyền thông và khiến cộng đồng không mặn mà với game này.
Qua trao đổi, nhà phát hành VNG cho biết ngoài hiểu lầm về tân gọi, game thủ còn nhiều hiểu lầm khác, hầu hết rơi vào việc so sánh giữa phần 1 và phần 2 của Chinh Đồ. Mặc dù là phiên bản kế tiếp nhưng Chinh Đồ 2 không hẳn là giống hệt bản trước của nó. Theo VNG cho biết, Chinh Đồ 2 được dựng với định hướng giảm gánh nặng chi phí cho người chơi, vì thế quan niệm game sẽ phải tốn nhiều tiền để "cắn" event, cày kéo như phần 1 là chưa đúng. Ngoài ra Chinh Đồ 2 cũng mang đậm màu sắc kiếm hiệp với những trận Quốc chiến hàng ngàn người tham gia cùng với khả năng kết nối cộng đồng với Du Du Chat, Tiên Lữ Kỳ Duyên, hệ thống Blog,... được tích hợp sẵn trong game.
Quốc chiến kiểu ... không thấy đường đánh đặc trưng của Chinh Đồ 2.
Thời gian vừa qua, hiện tượng tin tức liên quan đến Chinh Đồ 2 đang được đẩy mạnh seeding trên các diễn đàn cho thấy tựa game này có khả năng sắp có một hoạt động lớn. Hoạt động này có thể là một đợt sự kiện hoặc cũng có thể là thay đổi tên gọi gây hiểu nhầm nhưng tựu chung là nhằm mục đích đẩy mạnh phát triển game trong thời điểm khó khăn hiện tại.
Qua bài học của Chinh Đồ 2 có thể thấy đặt tên sản phẩm không phải là chuyện đơn giản vì chỉ cần một sai sót có thể làm cả cộng đồng khách hàng hờ hững với sản phẩm mới. Nếu Chinh Đồ 2 được giữ nguyên tên gọi đơn giản như ban đầu cộng đồng đã gọi thì có lẽ giờ đây game đã đạt được những chỉ số cao hơn.
Theo Game Thủ
Game Việt đã được "gỡ cùm" vào cuối năm? Vào khoảng tháng 4 năm 2012, những tưởng sau khi hàng loạt game mới được đưa về nước như Giáng Long Chi Kiếm, World of Tanks, Chinh Đồ 2... thì gamer Việt lại nhận được một tin sét đánh là thực chất "Làng game nước nhà vẫn c hưa được tháo cùm và vẫn nhận phải sự săm soi chặt chẽ từ các...