Chìm thuyền ngoài khơi Hy Lạp, 27 người chết và mất tích
18 người di cư đã chết và 9 người khác mất tích khi một chiếc thuyền bị chìm ở ngoài khơi bờ biển Hy Lạp.
Người phát ngôn lực lượng cảnh sát Hy Lạp cho biết lực lượng cứu hộ đã tìm thấy 18 thi thể ở bãi biển gần thành phố Mytilene trên đảo Lesbos.
Trong vụ tai nạn này, chỉ có duy nhất một người sống sót và đã được đưa vào bệnh viện cấp cứu.
Các nạn nhân được cho là đã rời bờ biển phía Tây Thổ Nhĩ Kỳ từ ngày 13/12. Khi bị chìm, trên thuyền có 28 người, gồm cả trẻ em. Hiện chưa rõ quốc tịch của các nạn nhân.
Đảo Lesbos thuộc vùng biển Aegea, thường được người di cư chọn làm tuyến đường xâm nhập vào Tây Âu.
Theo Dantri
Ai Cập lại chìm trong bạo động
Ai Cập đang chứng kiến cuộc khủng hoảng tồi tệ nhất kể từ khi Tổng thống Hosni Mubarak bị lật đổ hồi năm ngoái.
Từ vị trí người hùng với vai trò thống nhất và hòa giải đất nước sau chính biến, Tổng thống Mohammed Mursi lại đang đối mặt làn sóng phản đối dữ dội không hề thua kém các cuộc biểu tình từng khiến ông Mubarak phải ra đi. Theo AFP, Quảng trường Tahrir ở thủ đô Cairo một lần nữa trở thành "trung tâm chống độc tài" với hơn 200.000 người tập trung từ đêm 27.11 đến hôm qua. Đám đông phẫn nộ, gồm cả những người từng bỏ phiếu cho ông Mursi, hô vang "Cách mạng đã trở lại" và "Cách mạng để cứu cách mạng". Đến sáng qua, cảnh sát dùng hơi cay giải tán đám đông tại Tahrir nhưng nhiều cuộc biểu tình khác bùng nổ trên toàn quốc. Bên cạnh đó, gần 200 người bị thương trong các cuộc đụng độ giữa người phản đối và phe ủng hộ Tổng thống Mursi cùng phong trào Huynh đệ Hồi giáo của ông tại các thành phố Mahalla và Port Said, theo AFP.
Người biểu tình đụng độ với cảnh sát tại Cairo sáng qua - Ảnh: AFP
Khủng hoảng bùng phát sau khi Tổng thống Mursi ban hành sắc lệnh hiến pháp vào ngày 22.11 quy định các cơ quan tư pháp không có quyền giải tán Hội đồng Lập hiến hoặc Thượng viện cũng như không có quyền phủ quyết, bãi bỏ hoặc sửa đổi bất cứ quyết định nào do Tổng thống ban hành. Văn phòng của ông Mursi tuyên bố sắc lệnh này chỉ có hiệu lực tạm thời cho đến khi hiến pháp mới được phê duyệt và quốc hội mới được bầu ra, nhiều khả năng vào đầu năm 2013. Họ cũng khẳng định động thái trên nhằm giữ vững ổn định và đẩy nhanh tiến trình dân chủ trong bối cảnh "nhiều phe phái đang muốn phá hoại cách mạng". Theo giới quan sát, Tổng thống Mursi quyết định đi con bài mạo hiểm này là do sức ép từ quân đội và phe chống ông đang ngày càng gia tăng.
Tuy nhiên, có vẻ ông Mursi và Huynh đệ Hồi giáo đã không lường hết phản ứng của các bên. Quan tòa và luật sư đồng loạt đình công, người dân phẫn nộ, xã hội chia rẽ trong khi phe chống đối thì liên tục cáo buộc vị tổng thống "chiếm đoạt thành quả cách mạng và hành xử như một pharaoh kiểu mới". Trước đó, cũng đã có nhiều bất mãn khi Hội đồng Lập hiến, có nhiệm vụ soạn thảo hiến pháp mới, chủ yếu gồm các thành viên của Huynh đệ Hồi giáo. Đến nay, mọi nỗ lực giải quyết khủng hoảng vẫn chưa mang lại kết quả khi các cuộc thương thảo giữa phe của tổng thống với bên tư pháp đều đổ vỡ, theo AFP.
Tình hình tại Ai Cập đang gây lo ngại cho cộng đồng quốc tế. AP dẫn lời phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ Victoria Nuland nói Washington đang theo dõi chặt chẽ các diễn biến trong khi TTK LHQ Ban Ki-moon kêu gọi các bên kiềm chế. Ai Cập đang được đánh giá cao nhờ nỗ lực trung gian ngừng bắn giữa Israel và phong trào Hamas tại Gaza nhưng khủng hoảng tại nước này có thể sẽ ảnh hưởng xấu đến ổn định của toàn khu vực.
Theo TNO
Chuột có thể... hát Chuột cũng có thể hát. Ảnh: Sciencedaily Chuột có thể hát giống như hát đồng ca bằng việc điều chỉnh độ cao thấp trong giọng hát của chúng. Một nghiên cứu mới đây đã chứng minh rằng những điểm đặc trưng ở não của người và những loại chim có thể "hát" được cũng tìm thấy được ở loài chuột. Phát hiện mới...