Chìm phà Hàn Quốc: Triều Tiên “miễn cưỡng” gửi lời chia buồn
Hơn một tuần sau khi bi kịch xảy ra, lời chia buồn từ Triều Tiên cũng đã đến được với Hàn Quốc thông qua tổ chức Chữ thập đỏ hai miền.
Sau nhiều ngày kể từ khi chiếc phà Hàn Quốc chở 476 người bị lật úp và chìm xuống, Triều Tiên cuối cùng cũng đã lên tiếng gửi lời chia buồn vào hôm thứ Tư (23/4) tới các nạn nhân của thảm họa. Vụ đắm phà đã cướp đi sinh mạng của rất nhiều học sinh Hàn Quốc.
Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un thị sát một đợt huấn luyện bay của không quân nước này. Bức ảnh do Hãng thông tấn nhà nước Triều Tiên KCNA công bố hôm thứ Hai (21/4)
Thông điệp chia buồn được gửi thông qua tổ chức Chữ thập đỏ hai miền Triều Tiên. Đây là cơ quan thường xuyên xử lý thông tin liên lạc chính thức xuyên biên giới, Bộ Thống nhất của Hàn Quốc cho biết.
“Phía Triều Tiên cho biết trong thông điệp rằng họ gửi lời chia buồn sâu sắc tới các hành khách, bao gồm cả các học sinh, đã chết hoặc đang mất tích do vụ chìm phà Sewol”, Bộ Thống nhất Hàn Quốc thông báo.
Video đang HOT
Cho đến nay, Triều Tiên là quốc gia chậm nhất trong việc gửi lời chia buồn tới Hàn Quốc. Rất nhiều quốc gia khác đã ngay lập tức tỏ ra cảm thông và đề nghị hỗ trợ khi bi kịch vừa xảy ra. Phà Sewol đã gặp tổn thất nặng nề về mạng sống con người từ hôm 16/4.
Các phương tiện truyền thông nhà nước Triều Tiên hầu như không nhận xét gì về thảm kịch đã thống trị truyền thông toàn cầu trong bảy ngày qua.
Số người chết được xác nhận hiện nay là 150 trường hợp, theo công bố ngày thứ Tư. Hiện vẫn còn 152 người vẫn mất tích và được tin là mắc kẹt trong các khoang tàu bị lật úp và ngập nước.
Các nguyên thủ quốc gia trên thế giới đã gửi tin nhắn cá nhân chia buồn tới Tổng thống Hàn Quốc Park Geun Hye, bao gồm cả Tổng thống Mỹ Barack Obama, Tổng thống Nga Vladimir Putin và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình.
Vào ngày thảm họa phà Sewol xảy ra, hãng thông tấn nhà nước KCNA của Triều Tiên đưa tin cho biết, Nhà lãnh đạo Kim Jong Un của họ đã tham gia một chương trình hòa nhạc Moranbong.
Triều Tiên và Hàn Quốc hiện vẫn đang nằm trong tình trạng chiến tranh do cuộc chiến tranh Triều Tiên 1950-53 đã kết thúc chỉ với một lệnh ngừng bắn chứ không phải một hiệp ước hòa bình chính thức. Biên giới quân sự của hai bên luôn nằm trong không gian nhạy cảm và tình cảnh chiến tranh lạnh khắc nghiệt.
Tuy nhiên, những thông cáo về lời chia buồn đối với các thảm kịch quốc gia không phải là chưa từng có. Khi lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong- Il – cha của Kim Jong Un – qua đời trong tháng 12/2011, chính phủ Hàn Quốc đã gửi lời chia buồn tới người dân Triều Tiên.
Theo Infonet
Tàu trật bánh lao vào khu ổ chuột
Sau khi trật bánh, một tàu chở hàng đã lao vào khu ổ chuột rộng lớn của thủ đô Nairobi của Kenya vào ngày hôm nay 22/12, làm ít nhất 6 người bị thương và nhiều người có thể bị mắc kẹt.
Hiện trường vụ tai nạn.
Bộ trưởng Giao thông Kenya Michael Kamau đã tới hiện trường vụ tai nạn ở khu ổ chuột Kibera và cho biết 6 người bị thương đã được đưa tới bệnh viện. Những người này đều bị mắc kẹt dưới đống đổ nát của các cấu trúc bị sập. Họ đã được các nhân viên cứu hộ đào thấy và đưa ra.
Người dân địa phương cho rằng số người thương vong có thể thấp hơn lo ngại ban đầu do hầu hết chủ của những ngôi nhà bị phá hủy có vẻ như không ở nhà khi tai nạn xảy ra; họ đã đi tới nhà thờ hoặc trở về quê vào dịp Giáng sinh.
Tổ chức Chữ thập đỏ trước đó cho rằng "nhiều người có thể đã bị mắc kẹt".
Khu ổ chuột Kibera là một trong những khu ổ chuột lớn nhất châu Phi, với nhà mái tôn và ước tính có 1/4 triệu người sinh sống.
Ông Kamau cho biết chính phủ từ lâu đã cảnh báo người dân không được dựng nhà ngay cạnh đường tàu.
Theo Dantri
Philippines: Cướp bóc kinh hoàng hậu siêu bão Đói khát vì siêu bão, rất nhiều người dân tại thành phố Tacloban của Philippines bất chấp tất cả để lao vào cướp bóc, tìm kiếm thức ăn, thậm chí lấy cắp đồ của những người đã chết. Nhiều người lo ngại chỉ vài ngày nữa người dân sẽ giết hại nhau vì đồ ăn. Hai ngày sau khi một trong những cơn...