“Chim ăn thịt” F-22 của Mỹ khiến Nga “nóng mắt”
Một trong những sự kiện gây chú ý nhất thế giới trong tuần trước chính là việc Mỹ tung “chim ăn thịt” nổi tiếng F-22 đến Đông Âu, trong một động thái được cho là nhằm phát đi thông điệp răn đe gửi đến Nga.
Ảnh minh hoạ
Hai chiếc chiến đấu cơ tàng hình thế hệ thứ năm F-22 Raptor của Mỹ đã lần đầu tiên xuất hiện trên bầu trời ở Biển Đen hôm 25/4. Chúng đã xuất phát từ Anh và hướng thẳng đến căn cứ không quân Mihail Kogalniceanu của Rumani ở Biển Đen. Sau khi hạ cánh ở Rumani, hai chiếc F-22 tiếp tục thực hiện chuyến bay đến căn cứ không quân Siauliai của Lithuania hôm 27/4.
Sự xuất hiện của hai chiếc F-22 của Mỹ ở Rumani và Lithuania hai nước láng giềng của Nga, diễn ra trong bối cảnh các nước thành viên Đông Âu của NATO đang ra sức kêu gọi liên minh này tăng cường sự hiện diện quân sự trong khu vực nhằm đối phó với cái gọi là mối đe doạ từ Nga. Rumani và Lithuania đều là thành viên của liên minh quân sự Bắc Đại Tây Dương (NATO).
Các nước như Rumani và Lithuania hay các nước Baltic gần đây đang liên tục nói về mối đe doạ mang tên Nga. Diễn biến này xuất phát một phần từ nguyên nhân cuộc khủng hoảng ở Ukraine. Sau khi cuộc nội chiến ở đây bùng lên và sau đó là vụ sáp nhập bán đảo Crimea vào Nga, một số nước láng giềng Đông Âu của Nga tỏ ra hoài nghi và lo ngại về nước láng giềng Nga. Sự lo ngại này ngày càng tăng cao khi Mỹ và NATO bị cáo buộc là đang tìm cách thổi phồng về mối đe doạ mang tên Nga. Hồi đầu tháng này, Ngoại trưởng Ba Lan thậm chí còn miêu tả Nga là “mối đe doạ hiện hữu nguy hiểm hơn cả tổ chức khủng bố Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS)”.
Trong bối cảnh như vậy, một số nước Đông Âu không chỉ tìm cách tăng cường sức mạnh quân sự cho chính mình mà còn khẩn thiết kêu gọi Mỹ và NATO đưa lực lượng binh lính, vũ khí vào lãnh thổ của họ nhằm đối phó với Nga.
Việc Mỹ tung “chim ăn thịt” F-22 đến Rumani và Lithuania được cho là câu trả lời của Mỹ đối với những đòi hỏi, kêu gọi khẩn thiết từ các nước đồng minh. Washington muốn thông qua câu trả lời này để thể hiện cam kết của họ trong việc bảo vệ các đồng minh ở Đông Âu – điều mà họ liên tiếp khẳng định trong thời gian qua. Bên cạnh mục tiêu trấn an, làm hài lòng các đồng minh, Mỹ còn muốn thông qua sự xuất hiện của F-22 trên bầu trời Biển Đen – khu vực vốn được xem là sân sau của Nga, để phát đi thông điệp mang đầy tính cảnh báo, răn đe đối với Moscow.
Mỹ và NATO được tin là đang dựa vào cái cớ là mối đe doạ mang tên Nga để tìm cách thiết lập một sự hiện diện quân sự ngày một lớn hơn ở Đông Âu nhằm tạo thế kiềm chế, bao vây Nga. Không khó để nhận ra rằng, kể từ khi cuộc khủng hoảng ở Ukraine nổ ra, các hoạt động quân sự của Mỹ và NATO ở khu vực xung quanh Nga đang trở nên “nhộn nhịp, cấp tập” hơn bao giờ hết.
Video đang HOT
Những động thái quân sự của Mỹ và NATO ở Đông Âu đã làm gia tăng nguy cơ gây ra xung đột với Nga. Trong vòng chưa đầy 2 tuần trở lại đây, chiến đấu cơ của Nga đã hai lần chạm trán nóng bỏng với tàu chiến và máy bay quân sự của Mỹ.
F-22 vốn là niềm tự hào của người Mỹ bởi nó là chiếc máy bay tiêm kích tàng hình thế hệ thứ 5 duy nhất của thế giới được đưa vào hoạt động cho đến thời điểm này và nó cũng là thứ vũ khí đáng gờm đối với bất kỳ quốc gia nào muốn đối đầu với Mỹ. F-22 luôn đứng đầu trong danh sách những chiếc máy bay chiến đấu hàng đầu thế giới.
F-22 được xem là loại máy bay chiến đấu tinh vi nhất thế giới với khả năng có một không hai là thực hiện sứ mệnh tham chiến không đối không, không đối đất cùng một thời điểm mà gần như không bị hề hấn gì.
Công nghệ tàng hình là một trong những tính năng vượt trội của F-22 so với bất kỳ loại chiến đấu cơ tối tân nào khác trên thế giới. Tiết diện radar của F-22 chỉ bằng kích thước một viên bi nên nó gần như không thể bị phát hiện bởi các hệ thống radar. Do sở hữu công nghệ tàng hình vượt trội như vậy nên F-22 có thể phát hiện và khóa mục tiêu bằng radar rồi khai hỏa nhanh chóng, khiến kẻ thù không kịp biết mình đang đối mặt với cái gì. Để đảm bảo tàng hình trước radar đối phương, F-22 giấu kín tên lửa và bom vào khoang trong.
F-22 Raptor đạt chuẩn chưa từng có về khả năng sống sót ngay cả khi phải đối mặt với hàng loạt mối đe dọa lớn, tinh vi từ trên không lẫn dưới đất. Ngoài nhiệm vụ chiến đấu, F-22 còn có khả năng thực hiện xuất sắc một loạt nhiệm vụ gồm thu thập tin tình báo, do thám, trinh sát và tấn công điện tử.
Dù được đánh giá là chiến đấu cơ thiện chiến hàng đầu thế giới nhưng F-22 cũng có một vài yếu điểm so với đối thủ ngang tầm của nó là Su-35S của Nga. F-22 được cho là không có khả năng cơ động và linh hoạt như Su-35S. Khả năng phát hiện các mục tiêu trên không của F-22 thấp hơn so với Su-35S. Nếu như Su-35S có khả năng phát hiện các mục tiêu trên không ở khoảng cách lên tới 402km thì khả năng này ở F-22 là 297,7km.
Chiến đấu cơ F-22 chính thức gia nhập vào Lực lượng Không quân Mỹ từ tháng 12/2005.
Vì sức mạnh hàng đầu của F-22, chiến đấu cơ này được coi là “báu vật” trong kho vũ khí của Mỹ và nước Mỹ cấm xuất khẩu loại máy bay này.
Vân Linh
Theo_VnMedia
Bất ngờ mẫu máy bay ném bom thế hệ 5 của Mỹ
Máy bay ném bom thế hệ 5 B-21 sẽ không mang theo số bom tương đương B-2, nhưng có tính năng tàng hình vô đối
Mới đây, Không quân Mỹ đã ra bản phác họa mẫu thiết kế B-21 - máy bay ném bom thế hệ 5
. Nhiều thông tin chi tiết cho thấy B-21 sẽ là mẫu máy bay vượt trội về công nghệ so với mẫu máy bay ném bom B2.
Vượt qua Lockheed Martin, tập đoàn Northrop Grumman đã chính thức được quân đội Mỹ lựa chọn để thiết kế, chế tạo máy bay chiến lược ném bom tầm xa thế hệ thứ 5 cho quân đội.
Quân đội Mỹ cũng đã lựa chọn 6 công ty hàng không phối hợp với Northrop Grumman để phát triển dự án này bao gồm: Pratt&Whitney, BAE Systems, Spirit Aerosystem, GKN Aerospace, Rockwell Collins và Orbital ATK.
Pratt&Whitney sẽ cung cấp các động cơ mới trong khi 6 công ty còn lại sẽ tham gia chế tạo khung và các hệ thống khác cho máy bay.
B-21 được thiết kế để thay thế máy bay ném bom B52 (ảnh) và B2 của Mỹ với thiết kế tùy chọn có người lái hoặc không người lái có thể mang cả vũ khí thông thường lẫn vũ khí hạt nhân.
Theo phác họa thì B-21 có hình dáng bên ngoài giống máy bay ném bom B2 với cánh bay nhiều góc cạnh không có cánh đuôi giúp giảm bức xạ ra đa phản hồi.
Các chuyên gia quốc phòng Mỹ nhận định, với thiết kế của B-21, không quân Mỹ sẽ đưa công nghệ tàng hình lên một tầm cao mới cho phép B-21 nâng cao hiệu quả hơn khi đối phó với ra đa ở dải tần thấp UHF và VHF vốn được sử dụng phổ biến để phát hiện máy bay tàng hình.
Tầm hoạt động của B-21 sẽ ít nhất là tương đương với B52 (từ 6.437km đến 8.046km) và nó không cần phải mang theo lượng vũ khí bằng B2 mà chỉ cần mang theo vũ khí lớn nhất sẵn có hiện nay là bom phá boongke MOP, GPU-57AB.
Theo_Kiến Thức
So sánh gây sốc, Ba Lan khiến Nga nổi trận lôi đình? Moscow chắc hẳn sẽ không tránh khỏi cảm giác tức giận khi nước láng giềng Ba Lan đưa ra một so sánh gây sốc, trong đó cho rằng Nga là mối đe dọa lớn hơn cả tổ chức khủng bố khét tiếng Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS). Ảnh minh họa Dựa vào những nỗi lo ngại vô căn cứ về cái...