Chile ban bố tình trạng khẩn cấp do xung đột bạo lực ở miền Nam
Theo phóng viên TTXVN tại Mỹ Latinh, ngày 12/10, Tổng thống Chile Sebastián Piera tuyên bố tình trạng khẩn cấp tại một số tỉnh phía Nam nước này, trong bối cảnh bạo lực leo thang do xung đột liên quan các nhóm thổ dân bản địa Mapuche.
Tổng thống Chile Sebastián Piera phát biểu tại Santiago, ngày 12/10/2021. Ảnh: AFP/TTXVN
Tình trạng khẩn cấp được áp dụng tại các tỉnh Bío-bío, Arauco, Malleco và Cautín, theo đó binh sĩ quân đội được triển khai giữ an ninh cũng như hỗ trợ hậu cần cho lực lượng cảnh sát tại các địa phương này.
Tổng thống Piera nêu rõ: “Tình hình an ninh nghiêm trọng đòi hỏi nhà nước phải sử dụng các cơ chế hiến pháp và luật pháp đề bảo vệ người dân, giữ trât tự và bảo đảm thượng tôn pháp luật cũng như bảo đảm các quyền được hiến pháp công nhận”.
Tình trạng khẩn cấp có hiệu lực trong 15 ngày và có thể gia hạn thêm 15 ngày.
Xung đột kéo dài nhiều năm qua giữa các cộng đồng Mapuche bản địa đòi lại đất đai của tổ tiên họ với các công ty nông nghiệp và lâm nghiệp sử dụng đất đã dẫn tới bùng phát bạo lực trong những năm gần đây, trong đó một số thành viên cộng đồng Mapuche, cảnh sát và nông dân đã thiệt mạng.
Chile cho phép rút sớm lương hưu để giảm tác động từ đại dịch COVID-19
Tổng thống Chile Sebastian Pinera ngày 27/4 đã ký ban hành luật cho phép người lao động được rút sớm một phần lương từ các quỹ trợ cấp hưu trí dành cho cá nhân, thể theo quyết định được Tòa Hiến pháp đưa ra trước đó vài giờ.
Nhân viên y tế tiêm vaccine ngừa COVID-19 cho người dân tại Santiago, Chile ngày 25/3/2021. Ảnh minh họa: THX/TTXVN
Tuần trước, Quốc hội Chile đã thông qua dự luật cho phép người lao động có thể rút trước tối đa 10% lương hưu từ các quỹ trên nhằm giảm thiểu những tác động kinh tế do đại dịch COVID-19 gây ra. Ngay lập tức, Chính phủ của ông Pinera đã có hành động pháp lý chống lại dự luật này. Tuy nhiên, với tỷ lệ bỏ phiếu 7/3, Tòa Hiến pháp Chile đã bác kiến nghị của chính phủ.
Tổng thống Pinera khẳng định chính phủ tôn trọng quyết định của Tòa Hiến pháp và ông đã ký ban hành chính thức luật trên dù không cùng quan điểm với Quốc hội. Đây là lần thứ ba trong 9 tháng qua Chile thông qua biện pháp hỗ trợ như trên.
Luật được ban hành trong bối cảnh gần 90% lãnh thổ Chile đang trong giai đoạn phong tỏa kéo dài 1 tháng do số ca mắc COVID-19 tại quốc gia này tăng vọt, bất chấp những tiến triển đáng kể trong chiến dịch tiêm chủng.
Chile là một trong những quốc gia tại Mỹ Latinh có nền tảng tốt nhất để đối phó với COVID-19 nhờ mức nợ công và nợ nước ngoài thấp, trong khi nguồn ngân sách dự trữ lại dồi dào. Tháng 3/2020, Chile nắm giữ gần 23 tỷ USD trái phiếu nước ngoài. Chính phủ nước này cũng tuyên bố dành khoảng 10% GDP (20 tỷ USD) dự phòng để đối phó với đại dịch.
Những quốc gia dần mở cửa giữa Covid-19 Sau 18 tháng sống trong đại dịch, một số quốc gia quyết định đã đến lúc phải mở cửa và theo đuổi chiến lược sống chung với Covid-19. Chính phủ Đan Mạch đã dỡ bỏ tất cả biện pháp hạn chế còn lại ở nước này vào ngày 10/9, tuyên bố Covid-19 không còn là "mối đe dọa nghiêm trọng đối với xã...