Chiêu trò lừa đảo vụ cán bộ Eximbank ôm hơn 245 tỷ đồng của khách
Ngày 23.2, Cơ quan Cảnh sát điều tra phía Nam ( C44B – Bộ Công an) cho biết đã hoàn tất kết luận điều tra vụ “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” với số tiền hơn 245 tỷ đồng xảy ra tại Ngân hàng Eximbank chi nhánh TP.HCM. Và vấn đề ngân hàng hoàn t
Ông Lê Nguyên Hưng, Phó giám đốc Eximbank (chi nhánh TPHCM). Ảnh nguồn Báo Thanh Niên
Cụ thể, năm 2007, bà Bình, gửi tiết kiệm một số tiền lớn nên được ngân hàng này chăm sóc theo tiêu chuẩn khách hàng đặc biệt (VIP). Ông Lê Nguyên Hưng – Phó Giám đốc chi nhánh ngân hàng trên là người đứng ra thực hiện các giao dịch với bà Bình. Nhiều lần ông Hưng cùng nhân viên của Eximbank có đến nhà của bà Bình trình bày những khoản đã tất toán dựa theo kỳ hạn gửi.
Tuy nhiên, ông Hưng tự ý làm giả ủy quyền của bà Bình để rút tiền từ tài khoản chưa đến hạn tất toán của bà Bình rồi gửi vào tài khoản đã đến hạn tất toán. Giấy ủy quyền của bà Bình ủy quyền cho 2 cá nhân có tên là Nguyễn Thị Hồng Lê và Nguyễn Minh Huân nhưng bà Bình không biết hai người này.
Với thủ đoạn trên, ông Hưng chiếm đoạt hơn 245 tỷ đồng của bà Bình. Theo kết quả điều tra giai đoạn 1 của cơ quan công an thì hành vi lừa đảo của ông Hưng xảy ra từ năm 2014 đến 2017. Khi vụ việc bị phát giác, ngân hàng Eximbank đã chủ động gặp bà Bình để tìm hướng tháo gỡ và cũng chính nhà băng này tố cáo ông Hưng với C44.
Video đang HOT
Ông Lê Văn Quyết – Giám đốc Exinbank cho biết: “Ông Hưng đã trốn và bị phát lệnh truy nã quốc tế. Ngoài ra, qua giám định của C44 thì chữ ký của người ủy quyền do chị Bình ký sẵn là có thật còn người được ủy quyền có cái chữ ký thật nhưng cũng có cái chữ ký không thật. Hội đồng quản trị cũng đã họp và tìm hướng giải quyết vụ việc. Quan điểm ngân hàng là kinh doanh trên uy tín nên quyền lợi hợp pháp của khách hàng phải đảm bảo. Tuy nhiên, mới là kết luận từ cơ quan công an nên chưa thể giải quyết yêu cầu sớm trả lại tiền của bà Bình mà cần phải có phán quyết từ toà án”.
Theo Tiến sĩ Doãn Hữu Tuệ – chuyên gia tài chính ngân hàng: “Đòi được tiền không dễ. Bị hại không dễ đòi được tiền ngay vì phải theo quy định nhất định của pháp luật. Phía Ngân hàng Eximbank cho rằng khi nào có phán quyết của tòa án thì mới có trách nhiệm chi trả. Tôi cho rằng đây là cách làm đúng của ngân hàng bởi rõ ràng, khi bị mất tiền thì bị hại sẽ gửi đơn ra tòa án để đòi, đây không chỉ đơn thuần là trách nhiệm của ngân hàng mà còn liên quan đến việc tính toán như thế nào. Chỉ có tòa án mới tính toán và phán quyết theo quy định của pháp luật. Do đó Eximbank phải chờ phán quyết của tòa án là vì vậy”.
Cũng theo Tiến sĩ Tuệ, đây là giao dịch dân sự, khi bị hại gửi đơn ra tòa án để đề nghị phán xét, phía ngân hàng cũng không từ chối trách nhiệm bồi thường. Nếu 2 bên thương lượng được thì không cần đến tòa án; nhưng khi hai bên không thể “ngồi lại với nhau” thì tòa án là cơ quan phán xử.
Còn việc đòi được tiền nhanh hay chậm lại là chuyện… hên xui, vì theo quy định của tòa án thì phải theo trình tự, trong khi đây lại là số tiền lớn nên cần phải có thời gian. Nếu Hội đồng quản trị Eximbank quyết thực hiện việc chi trả đó, nhưng trong quá trình chi trả nếu có chuyện gì xảy ra thì sẽ gây khó khăn trong việc giải quyết thuế, nghĩa vụ của nhà nước… nên cơ sở để trả tiền cho bị hại chỉ có thể do tòa án quyết định.
Cũng về vấn đề trên, luật sư Nguyễn Kiều Hưng – Đoàn Luật sư TP.HCM lại cho rằng ngân hàng phải có trách nhiệm trả tiền cho bị hại. Quan điểm các chuyên gia khác nhau như vậy nên cách hợp lý nhất có lẽ là một phán xử của tòa án.
Theo Đình Du – Uyên Phương (Tiền Phong)
Vụ Phó giám đốc Eximbank cuỗm 301 tỉ bỏ trốn: Người bị hại lên tiếng
Luật sư nhận định việc Eximbank chờ đến khi có phán quyết của tòa mới trả lại tiền cho người bị hại là không đúng quy định của pháp luật.
Trao đổi với phóng viên Báo Người Lao Động sáng 23-2 về việc bị cuỗm mất số tiền tiết kiệm hơn 300 tỉ đồng tại Ngân hàng Xuất nhập khẩu Việt Nam (Eximbank) chi nhánh TP HCM, bà Chu Thị Bình (nạn nhân) tỏ ra bức xúc: Tôi không chấp nhận phương án Eximbank chờ phán quyết của toà án mới trả lại tiền. Tại sao phải chờ quyết định của tòa án khi tôi là người gửi tiền và không làm gì sai trái? Tôi là chủ sở hữu các sổ tiết kiệm đến rút tiền, tại sao ngân hàng không chi trả? Giả sử tất cả người gửi tiết kiệm đồng loạt mất tiền do ngân hàng quản lý yếu kém đều phải chờ tòa án phân xử thì đến bao giờ chúng tôi mới rút được tiền?
Ảnh minh họa: Khách hàng giao dịch tại Eximbank
Theo bà Bình, khi phát hiện sự việc, Eximbank đã hứa hẹn trả lại tiền khi có kết luận của cơ quan điều tra và bà kiên nhẫn chờ đợi hơn một năm, phối hợp tích cực với cơ quan chức năng cùng Eximbank để điều tra vụ việc ông Lê Nguyễn Hưng (nguyên phó giám đốc Eximbank chi nhánh TP HCM) lừa đảo. Đến nay, khi bà cần tiền để làm ăn nhưng không có, sức khỏe giảm sút, nội bộ gia đình lục đục và có nguy cơ ly tán.
"Sau khi cơ quan công an thông báo Eximbank có trách nhiệm trả lại tiền nhưng ngân hàng không thực hiện là oan ức cho tôi. Như thế là Eximbank thiếu thiện chí với người gửi tiền. Tôi sẽ kêu cứu các cơ quan chức ban, ngành cũng như công luận bảo vệ quyền lợi của mình" - bà Chu Thị Bình chia sẻ.
Trong khi đó, ông Lê Văn Quyết, Tổng giám đốc Eximbank, lại cho biết theo kết luận điều tra, toàn bộ giấy ủy quyền mà ông Lê Nguyễn Hưng dùng để rút tiền đều có chữ ký của bà Chu Thị Bình. Ban đầu, các giấy tờ này được ký khống và để trống tên người được ủy quyền, tạo điều kiện cho ông Hưng điền tên người khác vào để thực hiện hành vi rút tiền của bà Bình
"Eximbank không có chủ trương trì hoãn hay né tránh trách nhiệm trả lại tiền cho khách hàng. Tuy nhiên, chúng tôi phải thực hiện theo đúng quy định của pháp luật là khởi kiện ông Hưng. Sau đó, tòa phán quyết Eximbank là bên thiệt hại thì HĐQT Eximbank mới có thể ban hành quyết định trả lại tiền cho bà Bình. Chúng tôi đang mong muốn công an nhanh chóng đưa ông Hưng (đã bỏ trốn ở Mỹ) về Việt Nam để khai báo rõ ràng nhằm giảm bớt hệ lụy của một số người liên quan đến vụ mất tiền" - ông Quyết phân trần.
Tuy nhiên, theo Luật sư Phùng Anh Chuyên, thành viên Ban chủ nhiệm Đoàn Luật sư TP HCM, việc cơ quan công an đưa ông Hưng về nước là không dễ bởi muốn làm được việc này thì giữa Mỹ và Việt Nam phải có ký kết hiệp định dẫn độ.
Luật sư Chuyên đánh giá Eximbank xác định trách nhiệm trả lại tiền cho bà Bình là đúng đắn. Thế nhưng, HĐQT Eximbank muốn khởi kiện ông Hưng và chờ đến khi phán quyết của tòa mới chi trả là không phù hợp pháp luật. Bởi, theo quy định của Bộ Luật Dân sự, nhân viên có hành vi sai trái dẫn đến thiệt hại cho khách hàng thì người sử dụng lao động phải có trách nhiệm bồi thường, không phải chờ phán quyết của toàn án. Như thế, trong trường hợp này, ông Lê Nguyễn Hưng lừa đảo bà Chu Thị Bình thì Eximbank là tổ chức có trách nhiệm bồi thường. Còn khi nào tòa án phán quyết Eximbank là bên bị thiệt hại thì khi đó ông Hưng có trách nhiệm trả lại tiền cho ngân hàng.
Tuy nhiên, phiên toàn xét xử vụ Eximbank kiện ông Hưng không biết khi nào mới diễn ra do công an chưa bắt được nghi can. Nếu HĐQT Eximbank chờ phán quyết của tòa mới quyết định trả lại tiền cho bà Bình, thời gian giải quyết vụ việc có thể kéo dài, gây thiệt hại cho người gửi tiền. "Giả sử tình huống này xảy ra thì bà Bình có thể khởi kiện Eximbank và chắc chắn ngân hàng này sẽ thua kiện"- luật sư Phùng Anh Chuyên nhận định.
Theo Tin-ảnh: Thy Thơ (Người lao động)
Chuyển 4 vụ có dấu hiệu hình sự tại Tập đoàn TKV sang Bộ Công an Qua thanh tra tại Tập đoàn Than-Khoáng sản Việt Nam (TKV) và một số đơn vị thành viên, Thanh tra Chính phủ đã chuyển hồ sơ 4 vụ việc có dấu hiệu vi phạm pháp luật hình sự tới Bộ Công an để tiếp tục điều tra, làm rõ. Tại kết luận thanh tra việc chấp hành chính sách pháp luật trong quá...