Chiêu thức lừa nhiều ngàn USD của “người tình ngoại quốc”
Đánh vào tâm lý thích nhận quà của chị em gái, người tình ngoại quốc giả vờ gửi quà lớn về tặng và lừa lấy tiền qua cách bắt đóng tiền cước.
Thường xuyên lên mạng xã hội, đầu tháng 4/2014, chị Nguyễn Thị Hoa (ngụ quận 8) nhận được lời mời kết bạn của một kỹ sư tên Alexander Hopperson (37 tuổi, quốc tịch Hoa Kỳ). Qua trò chuyện thấy tính tình Alex cởi mở, lịch sự, có nghề nghiệp đàng hoàng nên chị Hoa hoàn toàn tin tưởng và chấp nhận kết bạn. Ngày 6/4, Alex bảo muốn dành sự bất ngờ và hỏi Hoa địa chỉ nhà ở Việt Nam để gửi quà về.
Bốn ngày sau, Công ty chuyển phát nhanh Paracel, đóng tại Malaysia thông báo cho Hoa biết Alex có gửi cho chị món quà, nhưng Hoa phải đóng tiền thuế 1.000 USD vào số tài khoản của Nguyễn Thị Tuyết Nhung ở Ngân hàng Sacombank. Thấy mức phí quá cao nên chị Hoa điện thoại thì Alex giải thích, sở dĩ phải đóng phí vì ngoài món quà bí mật, anh ta còn gửi kèm 20.000 USD để Hoa tiêu xài. Quá cảm kích trước tấm thâm tình của bạn trai nên Hoa vui vẻ nộp phí.
Sau đó, Hoa tiếp tục nhận được thông báo: “Quá trình kiểm tra bưu kiện của bạn, Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) phát hiện trong gói quà có chứa số tiền lớn, vi phạm các chính sách vận chuyển, nên bạn phải thanh toán thêm 2.000 USD…”.
Quá bất ngờ trước tình huống trên, Hoa điện thoại hỏi thì Alex bảo trong gói quà có tổng cộng 320.000 USD. Số tiền này Alex dành dụm để ít ngày nữa sang Việt Nam tính chuyện hạnh phúc trăm năm. Chưa kịp đóng tiền thì Hoa lại nhận được thông báo phải đóng thêm 4.000 USD phí sân bay. Trong thời hạn hai ngày nếu Hoa không nộp phí thì thùng quà sẽ gửi trả lại người gửi.
Chưa dừng lại, cuối giờ chiều 10/4, Hoa nhận được điện thoại của nhân viên công ty chuyển phát nhanh bảo đã đem hàng về đến sân bay Tân Sơn Nhất, nhưng phải đóng thêm 6.000 USD “phí môn bài”. Lúc này Hoa thật sự choáng váng. Không thể vay mượn được tiền ở đâu, nên đành buông xuôi.
Xác minh số tài khoản của Nguyễn Thị Tuyết Nhung thì người này đã theo chồng sang nước ngoài định cư cách đây bốn năm. Đến lúc này Hoa mới bừng tỉnh, nhận ra mình bị rơi vào bẫy.
Video đang HOT
Để làm tin, nhiều lần Alexander Hopperson gửi hình của mình cho chị Hoa
Cùng cảnh ngộ với Hoa còn có chị Nguyễn Cẩm Tâm (35 tuổi, ngụ quận 8). Tháng 9/2014, qua mạng xã hội chị Tâm quen với Engr Christopher Johnson. Khi đôi bên đã trở nên thân thiết, Johnson có nhã ý muốn gửi tặng chị Tâm một lô hàng nước hoa, máy tính xách tay, ĐTDĐ đời mới… trị giá vài chục ngàn USD.
Ngày 20/10, chị Tâm nhận được email của công ty chuyển phát nhanh thông báo đề nghị đóng phí vận chuyển quà là 1.000 USD và cho số tài khoản của Nguyễn Thị Thủy ở Ngân hàng Sacombank, nên đã vui vẻ đi nộp tiền.
Hôm sau, chị Tâm nhận được điện thoại của nhân viên công ty chuyển phát nhanh tên Owen thông báo hàng đã về đến sân bay, nhưng khi kiểm tra phát hiện trong thùng quà có 320.000 USD nên Tâm phải đóng thêm 2.000 USD phí bảo hiểm. Ngỡ ngàng trước tình huống phát sinh, chị Tâm điện thoại hỏi thì Johnson xác nhận trong thùng hàng có số tiền trên. Gom góp được 1.000 USD, Tâm đem nộp.
Chuyển tiền xong, chị Tâm điện thoại cho bạn trai Johnson không được. Biết đã trúng bẫy kẻ gian, chị Tâm trình báo cơ quan công an.
Chiều 20/10, phát hiện chủ tài khoản tên Nguyễn Thị Thủy đến ngân hàng ở thị trấn Hóc Môn rút tiền, công an liền mời về làm việc.
Tại cơ quan điều tra, Thủy khai, khoảng tháng 4/2014 cùng Lê Thị Mai Sương đi du lịch ở Malaysia, quen với người phụ nữ tên Hạnh. Tháng 10/2014, Hạnh điện thoại xin số tài khoản, nhờ Thủy đi rút tiền dùm rồi đưa cho Sương theo địa chỉ Hạnh cho. Tưởng thật, Thủy đồng ý giúp chứ hoàn toàn không biết là bọn lừa đảo.
Bằng thủ đoạn trưng ra những món hàng có giá trị từ nước ngoài gửi về, sau đó viện lý do đóng cước, thuế, tháng 10/2014, chị Trần Thị Phương (quê Cà Mau) cũng bị nhóm người nước ngoài lừa và chiếm đoạt 30 triệu đồng.
Không chỉ có phụ nữ mới trở thành miếng mồi béo bở để bọn tội phạm quốc tế đưa vào tròng, mà đàn ông cũng trở thành nạn nhân của chúng. Anh Trần Minh Nhàn (31 tuổi, ngụ quận 1) quen với một phụ nữ tên Lina trên mạng xã hội. Qua chuyện trò, Lina bảo rất cảm mến anh Nhàn và muốn sang Việt Nam để gặp mặt. Lina bảo phải chuyển hành lý sang trước, nhờ anh Nhàn lấy và thanh toán dùm tiền cước. Khi nào sang Việt Nam Lina sẽ gửi lại phí và không quên hậu tạ.
Ngày 19/5, anh Nhàn bất ngờ nhận được điện thoại và email của nam thanh niên tên Peter Cole, hướng dẫn đóng cước phí vận chuyển 2.000 USD vào tài khoản của Đặng Toàn Thắng, Ngân hàng Vietinbank. Anh Nhàn đã nhiều lần nộp phí hết tổng cộng 3.000 USD, sau đó không thể liên lạc được với Lina.
Tìm đến nhà anh Thắng, anh Nhàn mới hay hồi tháng 5/2014, khi học thêm Anh văn tại Trung tâm ngoại ngữ T.H ở TP.Cà Mau, anh quen với người đàn ông tên Rich Chard, quốc tịch Mỹ, là giáo viên của trung tâm. Sau đó Rich hỏi số tài khoản của anh Thắng để một người bạn gửi tiền vào. Tưởng thật, anh Thắng trao số tài khoản và rút dùm anh ta 2.000 USD. Khi cơ quan điều tra tìm đến Trung tâm ngoại ngữ T.H, họ cho biết Rich không phải là giáo viên mà đến trung tâm để giao lưu.
Lược theo CATP
Theo_Báo Đất Việt
Bắt nhóm "sản xuất" giấy tờ giả lừa tiền ngân hàng
Hoa đã cùng một số đối tượng khác làm giấy chứng nhận giấy phép kinh doanh giả nhằm mục đích lừa thê châp ngân hàng để vay tiền.
Ngày 18/11, theo tin tức báo Công an TP.HCM, Cơ quan CSĐT Công an thị xã Thuận An, tỉnh Bình Dương vừa tạm giữ Nguyễn Công Toàn (37 tuổi), Trần Văn Hợi (20 tuổi), Nguyễn Thị Hoa (ảnh, 44 tuổi, cùng ngụ Bình Dương), Trần Văn Nhơn (30 tuổi), Danh Thị Nga (41 tuổi, cùng quê Kiên Giang) và Nguyễn Thị Phương (33 tuổi, ngụ Bến Tre) để điều tra về hành vi làm giả tài liệu của cơ quan, tổ chức với mục đích lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Cac đôi tương bi băt giư.
Sau thời gian theo dõi, trưa 15/11/2014, trinh sát hình sự đặc nhiệm Công an thị xã Thuận An đã tổ chức kiểm tra đột xuất đối tượng nghi vấn là Nguyễn Thị Hoa khi đang lưu thông trên đường. Khám xét trong giỏ xách của Hoa, công an phát hiện một giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, có dấu của Phòng Tài chính - Kế hoạch thị xã Thuận An. Tại cơ quan công an, Hoa thừa nhận giấy tờ trên là giả.
Để làm được các giấy tờ giả giống như thật, Hoa khai cấu kết với Toàn và Hợi (chủ tiệm photocopy Quang Hợi ở khu phố Hòa Lân 2, phường Thuận Giao, thị xã Thuận An) sử dụng máy in màu, photocopy, máy scan... để thực hiện. Có được "bửu bối", chúng đem thế chấp ngân hàng để vay tiền.
Đội CSKT đã tiến hành bắt giữ khẩn cấp cac đông bon cua Hoa là Nguyễn Công Toàn (thường trú Khu phố Bình Phú, phường Bình Chuẩn), Trần Văn Hợi (SN 1994, tạm trú Khu phố Hòa Lân 2, phường Thuận Giao, Thuận An, Bình Dương).
Khám xét tiệm photocopy Quang Hợi do Hơi lam chu tai khu phố Hòa Lân 2, phường Thuận Giao, Thuận An, cơ quan điêu tra phát hiện nhiêu giây tơ gia, công cụ dùng để thực hiện hành vi làm giả giấy tờ như gôm 1 bộ máy tính, 1 máy scan in màu hiệu HP.
Đối tượng Hợi sau khi bị bắt cũng đã khai nhận mình chuyên làm giả giấy phép kinh doanh, hồ sơ vay vốn ngân hàng.
Những ai là nạn nhân của nhóm này, mời đến Đội Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội Công an thị xã Thuận An để trình báo.
Theo_Người Đưa Tin
Nỗi đau từ ma túy: Mẹ lãnh án tử để lại ba con bơ vơ Với mong muốn ba đứa con gái có một cuộc sống tốt hơn, người mẹ nhẹ dạ cả tin vào những lời lôi kéo trở thành tay chân của bọn tội phạm ma túy, để rồi cuối cùng phải nhận kết cục cay đắng... Ước mơ đổi đời Trong các vụ án vận chuyển ma túy từ nước ngoài về Việt Nam, các...