Chiều sở thích ăn uống của bố chồng, con dâu suýt gây họa lớn
Ngày cưới, tôi ngây ngất hạnh phúc trong những lời chúc ‘ngọt hơn đường’ của bạn bè và họ hàng. Nhưng sau ngày đó, tôi đã được phen ‘dập mặt’ khi nếm trải mùi vị ở nhà chồng.
Ảnh minh họa
Có lẽ mẹ chồng tôi quá hiền lành nên bao nhiêu cái ghê gớm, tinh quái đều “hội tụ” hết ở bố chồng. Bữa cơm đầu tiên, tôi ra sức thể hiện vai trò dâu đảm. Tôi lên mạng tham khảo các món ăn ngon để tự tay chiêu đãi cả nhà.
Bữa cơm thịnh soạn được bưng ra, chồng tôi xuýt xoa: “Chà chà, mẹ vất vả rồi”. Mẹ chồng tôi cười rất tươi: “Vợ con làm hết đấy, hôm nay mẹ chỉ làm khán giả trong bếp thôi”. Câu nói dí dỏm của mẹ chồng làm cả nhà bật cười, nhưng bố chồng tôi vẫn giữ nguyên vẻ mặt cau có.
Biết ông khó tính nên tôi chủ động xới cơm rồi mời ông ăn trước. Trong bữa cơm, tôi luôn để ý xem lúc nào cần gắp thức ăn cho ông, lúc nào chan canh, lúc nào xới thêm cơm… Nhưng khi tôi đưa tay định đón lấy chiếc bát thì ông rụt tay lại, từ chối: “Ta chỉ ăn thế thôi”. Tôi ngại ngùng “dạ vâng” rồi ăn tiếp.
Rửa bát xong, tôi lại bưng đĩa trái cây tươi ra mời cả nhà. Tôi cẩn thận dùng dĩa xiên một miếng lê đưa cho bố chồng, ông lắc đầu: “Toàn đường là đường, ta không ăn đâu”. Tôi đặt miếng lê trở lại đĩa, lén nhìn thái độ của mẹ chồng, bà cũng cười xòa cho tôi bớt ngại.
Nhiều lúc tôi tủi thân vô cùng khi bố chồng cư xử như thể tôi không phải con dâu mà chỉ là người dưng. Tôi để ý, hễ lần nào tôi xới cơm thì ông chỉ ăn đúng một bát. Tất cả những thứ đưa từ tay tôi ông đều từ chối thẳng thừng. Tôi nghĩ, dường như ông không khó tính với tất cả mọi người mà chỉ nhăm nhe bắt ne bắt nét con dâu.
Nghĩ bố chồng ghê gớm, tôi cũng không hiền nữa. Những ngày sau đó, tôi bắt đầu hành động trái ý ông xem thái độ ông ra sao. Lúc cả nhà đang xem tivi, thấy cảnh người ta đi mua bánh Trung thu ầm ầm, tôi mạnh dạn hỏi: “Bố ơi, bố thích ăn bánh nhân thập cẩm hay đậu xanh để mai con đi mua ạ?”. Y như dự đoán của tôi, bố chồng lắc đầu: “Ta không ăn mấy thứ đó”.
Tôi không nói gì nhưng hôm sau tan giờ làm, tôi chạy ra siêu thị mua ngay một cặp bánh về. Ăn cơm tối xong, tôi cắt bánh mời cả nhà rồi giả vờ chạy vào bếp rửa nốt bát đũa. Không có tôi ở đấy, bố chồng thưởng thức bánh rất thoải mái. Nhưng khi tôi bước ra, ông lại giả vờ như không hào hứng gì với bánh trái.
Video đang HOT
Tôi hỏi vu vơ: “Bánh con mua có ngon không ạ?”. Bố chồng buông một câu: “Thua xa bánh truyền thống”.
Bố chồng không bao giờ chịu bày tỏ cảm xúc thật trước mặt nên tôi không biết đằng nào mà lần, không biết mua tặng ông cái gì, chỉ biết chiều theo sở thích ăn uống của ông, dù rất khó khăn tôi mới biết ông thích ăn gì, uống gì.
Mấy lần ngấm ngầm để ý, tôi thấy ông có vẻ thích ăn ổi, có hôm còn tự vào bếp gọt ổi để ăn. Tình thương dành cho bố chồng dâng lên trong tôi, thế là từ hôm ấy tôi quyết tâm mua thật nhiều ổi về ép nước cho ông uống. Ông từ chối thế nào tôi cũng cố ấn cốc nước ép vào tay ông.
Một hôm, tôi đang hăng say làm việc thì chồng gọi: “Em ơi, đến viện mau lên”. Tôi hớt hải chạy đến, chồng và mẹ chồng ngồi thất thần ở ghế chờ, tôi cuống cuồng hỏi: “Bố sao rồi ạ? Có chuyện gì thế ạ?”. Chưa ai kịp trả lời thì bác sĩ bước ra, thông báo: “Rất may lần này bác nhà mình chỉ bị đột quỵ nhẹ và được cấp cứu kịp thời, nhưng gia đình nên nhớ, đừng để bác nhà uống nhiều nước ép ổi nữa nhé”.
Tôi sững sờ, khi ép hoa quả, tôi đã vô tình loại bỏ hoàn toàn chất xơ trong đó, làm cho đường hấp thu vào máu nhanh hơn. Không ngờ thói quen tưởng chừng vô hại của tôi lại là sai lầm người tiểu đường cần tránh, chính sai lầm đó khiến đường huyết của bố chồng tăng cao.
Tôi hối hận vô cùng, giá như lúc bố chồng từ chối, tôi phải biết điểm dừng. Chỉ vì muốn chứng tỏ mình là đứa con dâu chu đáo mà tôi suýt… gây họa lớn.
10 năm ghẻ lạnh con dâu, mẹ chồng bỗng thay đổi khi thông gia bán đất
10 năm tôi sống trong cảnh ghẻ lạnh của mẹ chồng vì bà chê tôi nghèo. Gần đây, khi nghe tin thông gia bán đất, cho con gái 800 triệu đồng, bà bỗng thay đổi thái độ.
Tôi về làm dâu 10 năm cũng là từng đó thời gian mẹ chồng ghẻ lạnh. Bà không đồng ý chúng tôi kết hôn vì muốn con trai lấy cô gái nhà giàu.
Mẹ chồng chê tôi xấu, lùn, gia cảnh nghèo. Bà cho rằng, tôi không xứng đáng với con trai mình. Trước khi cả hai quyết định làm đám cưới, bà ra sức ngăn cản. Thế nhưng, nhờ sự ủng hộ của bố chồng chúng tôi vẫn được kết hôn.
Ảnh: B.N
Hơn nữa, lúc đó tôi mới có bầu 2 tháng. Mẹ chồng tôi bị họ hàng nói ra vào nhiều nên đành chấp nhận. Phòng cưới và đồ lễ ăn hỏi, vợ chồng tôi tự bỏ tiền ra sắm sửa. Bố chồng giấu vợ, cho chúng tôi 10 triệu.
Từ ngày về đây, bà bắt vợ chồng tôi ăn riêng. Tôi bầu to vượt mặt, mẹ chồng vẫn bắt dọn dẹp nhà cửa. Lúc này, con dâu út của bà đang có thai đứa thứ 2.
Trong khi mẹ chồng ghẻ lạnh với tôi, con dâu út lại được chiều chuộng, mua đồ bổ cho ăn. Bởi lẽ, con dâu út của bà con nhà khá giả, sắm được cả ô tô.
Bữa cơm bà vui vẻ cười nói với dâu út nhưng hễ thấy tôi xuất hiện liền thay đổi thái độ, đứng lên bỏ ra chỗ khác.
Tôi sinh trước dâu út 2 tháng, cơm nước và giặt giũ khi ở cữ đều do chồng và bố chồng tôi lo. Cháu ở viện về cả tháng, bà nội cũng không bước chân vào hỏi han, bế ẵm 1 lần.
Sáng nào bà cũng lấy cớ đủ chuyện, đứng trước cửa phòng tôi quát tháo. Lúc thì nói tôi bẩn, để tã lót trong chậu chưa giặt. Lúc lại chì chiết, bảo người ta gái đẻ 1 tuần là nấu cơm, rửa bát còn tôi õng ẹo với chồng...
Thực tế, tã lót con tôi vừa thay, bố chồng chưa kịp giặt. Tôi sức khỏe yếu, thức đêm trông con nên mất ngủ, suy nhược cơ thể. Chồng tôi không cho vợ làm gì, bắt tôi tranh thủ ngủ vào ban ngày cho đỡ mệt.
Tôi bị mẹ chồng ghẻ lạnh nhưng bù lại bố chồng tốt tính nên tâm trạng cũng đỡ áp lực.
Mẹ chồng bạc đãi tôi là vậy nhưng khi dâu út sinh, bà sốt sắng đưa đi viện. Hàng ngày nấu cháo mang vào. Dâu út về nhà, bà mở tiệc, mời họ hàng và bạn bè đến ăn.
Mẹ chồng nức nở khen cháu nội út đủ điều. Đêm nào bà cũng vào bế cháu cho con dâu út ngủ. Bà buôn chuyện với xóm làng, con dâu út bà giỏi giang, sinh con kháu khỉnh còn dâu trưởng lười biếng đủ kiểu.
Chuyện đến tai tôi, tôi giận gọi cho chồng khóc. Chồng nói, anh không lựa chọn được mẹ, chỉ mong tôi cố gắng. Anh thở dài, hứa 1 thời gian nữa sẽ cho tôi ra ở riêng.
Kinh tế khó khăn, dự định ra riêng của chúng tôi vì thế cứ hoãn lại. Năm nay, tròn 10 năm tôi kết hôn.
Tuần trước, bố mẹ tôi gọi hai vợ chồng về, thông báo mảnh đất ngoài đầu làng được đền bù số tiền lớn do nhà nước thu hồi, xây dựng chung cư cho công nhân khu công nghiệp.
Ông bà cho vợ chồng tôi 800 triệu đồng mua nhà. Tôi bất ngờ khi cầm trong tay số tiền đó. Tôi đang mang bầu con thứ 2, chồng cũng muốn tôi được thoải mái, không phải sống cảnh "nước mắt chan cơm" như ngày xưa. Anh bàn tính, sẽ tìm căn nhà phù hợp, gia đình tôi dọn ra ngoài sống.
Mẹ chồng tôi biết con dâu có 800 triệu đồng, bỗng thay đổi thái độ. Bà ngọt nhạt, quan tâm tôi hơn trước.
Sau 1 tháng hàn gắn tình cảm, mẹ chồng đề nghị tôi bỏ số tiền đó ra xây nhà cho bà. Mẹ chồng phân tích, tôi ở với bà 10 năm, nhà cửa xuống cấp cũng phải có trách nhiệm đóng góp.
Mẹ chồng tôi dùng mọi lý lẽ để mọi người phải ủng hộ bà. Bà nói, tôi làm dâu trưởng. Sau này vợ chồng tôi có nghĩa vụ thờ cúng, ở lại mảnh đất hương hỏa này. Giờ tôi đóng tiền xây nhà cũng không có gì lạ.
Chồng tôi ban đầu nhiệt tình ra riêng nhưng không hiểu mẹ nói gì mà anh lưỡng lự. Tôi giục đi tìm nhà để mua, anh lần chần mãi không đi. Anh nói, đưa mẹ 400 triệu đồng, còn 400 triệu đồng mua căn nhà nhỏ cũng được. Nếu thiếu, anh vay ngân hàng mua.
Tôi từ chối hướng giải quyết của chồng và khéo léo bày tỏ quan điểm với mẹ chồng sẽ mua nhà khác. Bà liên tục làm công tác tư tưởng, để tôi từ bỏ ý định. Lúc nào cũng mẹ - con ngọt nhạt.
Nếu tôi nói thẳng thừng mọi chuyện với mẹ chồng, chắc chắn trong nhà sẽ xảy ra căng thẳng.
Xin hãy cho tôi lời khuyên!
Con dâu "choáng váng" vì tính cách thật của bố chồng Tôi là dâu thứ trong gia đình có 3 anh em trai. Chuyện chẳng có gì đáng nói nếu như tôi không có một ông bố chồng khái tính. Ảnh minh họa Hôm mới sắm ô tô, chồng tôi thở dài: "Thể nào cũng bị ông nội thằng Quýt mắng cho một trận". Tôi gạt phăng: "Đáng lẽ ông phải mừng vì vợ...