Chiếu phim Trung Quốc: Trường bị chỉ trích ‘tẩy não’ học sinh
Ngôi trường trung học này tên Steveston-London ở TP Richmond, tỉnh British Columbia – địa phương có số người gốc Trung Quốc sinh sống đông nhất thế giới ngoài châu Á.
Một trường trung học công ở Canada đang hứng chỉ trích nặng sau khi cho chiếu trong trường một đoạn quảng cáo của bộ phim mới mang tính yêu nước của Trung Quốc có tên “My People, My Country” (tạm dịch: Nhân dân tôi, Đất nước tôi), báo SCMP đưa tin.
Xem phim, làm bài tập trả lời cảm nghĩ
Bên cạnh chiếu đoạn quảng cáo phim này, trường còn giao bài tập cho học sinh nêu cảm nghĩ sau khi xem đoạn phim, với hình thức trả lời một bảng câu hỏi in trong một tờ giấy với câu tựa đề “Tôi yêu quê hương tôi” bằng tiếng Trung Quốc.
Một cảnh trong phim “Nhân dân tôi, Đất nước tôi” của Trung Quốc. Ảnh: SCMP
Trong tờ giấy có ghi học sinh phải nộp lại bảng trả lời câu hỏi vào “thứ Năm tới, ngày 24-10″, nếu nộp sau đó sẽ bị trừ 2 điểm cho mỗi ngày trễ. Từ thông tin này có thể đoán bài tập này được giao từ tuần trước.
Học sinh chọn 10 trong số các câu hỏi để trả lời. Một trong số các câu hỏi này là: “Bạn cảm thấy thế nào về bộ phim? Những từ ngữ hay cụm từ nào trong đoạn phim khiến bạn cảm thấy hài lòng?”.
Ngoài ra còn có các câu hỏi khác như là: “Bạn nghĩ tác giả cố gắng truyền tải thông điệp gì qua bộ phim này?”, “Liệu bộ phim có nhắc nhở bạn điều gì trong cuộc sống không?”.
Tờ giấy “bảng câu hỏi cảm nghĩ” về bộ phim “Nhân dân tôi, Đất nước tôi” mà một cư dân mạng đưa lên mạng xã hội. Ảnh: FACEBOOK
Ngôi trường trung học này tên Steveston-London ở TP Richmond, tỉnh British Columbia – địa phương có số người gốc Trung Quốc sống đông nhất thế giới ngoài châu Á.
Video đang HOT
Rất nhanh sau khi trường Steveston-London có hành động này, trên mạng xã hội xuất hiện các cáo buộc nhắm vào trường. Có người còn đưa lên mạng tờ giấy “bảng câu hỏi nêu cảm nghĩ” mà trường yêu cầu học sinh trả lời sau khi xem đoạn phim.
Hiện ở Canada có một cộng đồng facebooker tập trung người Canada gốc Hong Kong, với hơn 8.000 thành viên. Ban quản trị nhóm này đã đưa lên mạng lời cáo buộc trường Steveston-London “ tẩy não…phân biệt đối xử và tuyên truyền chính trị”. Những cáo buộc này đã thu hút hàng trăm lượt bình luận tiêu cực về hành động của trường Steveston-London. Nội dung này được chia sẻ rộng rãi sang các trang mạng xã hội khác.
Một cảnh trong phim “Nhân dân tôi, Đất nước tôi” của Trung Quốc. Ảnh: SCMP
Một cựu học sinh trường Steveston-London đặt câu hỏi với báo SCMP về “động cơ và lý do” mà thầy giáo duyệt cho chiếu đoạn phim này ở trường, đặc biệt trong bối cảnh Hong Kong chìm trong biểu tình hơn 4 tháng qua. Theo cựu học sinh này, hành động này chỉ làm căng thẳng thêm tình hình, cũng như làm rối hơn môi trường học tập an toàn của học sinh.
Phía trường học nói gì?
Trước phản ứng của cư dân mạng, ngày 24-10, ông David Sadler – Giám đốc truyền thông hệ thống trường học TP Richmond cho biết bài tập đã bị hủy, và “các học sinh không phải làm bài tập hay không được khuyến khích xem phim”.
Ông Sadler xác nhận trường Steveston-London có chiếu đoạn quảng cáo phim này cho 3 lớp các cấp lớp 10, 11, 12 của trường.
“Một giáo viên quyết định chiếu đoạn quảng cáo phim cho học sinh, với ý định khuyến khích bàn luận cởi mở và thoải mái về các trải nghiệm, các quan điểm, cách nhìn thế giới qua lăng kính văn hóa của cá nhân mình cũng như của người khác, như đã được tính toán trong chương trình giảng dạy của tỉnh” – ông Sadler nói.
Trường trung học Steveston-London ở TP Richmond, tỉnh British Columbia – địa phương có số người gốc Trung Quốc sống đông nhất thế giới bên ngoài châu Á. Ảnh: SLSS
Ông Sadler xác thực tờ giấy “bảng câu hỏi cảm nghĩ” mà một cư dân mạng đưa lên mạng xã hội là có thật, nhưng nói đây là bản câu hỏi theo mẫu chứ “không phải được thiết kế đặc biệt cho đoạn quảng cáo phim đó”.
Bộ phim điện ảnh “Nhân dân tôi, Đất nước tôi” ra mắt màn ảnh nhân dịp Trung Quốc kỷ niệm 70 năm ngày quốc khánh Trung Quốc 1-10. Bộ phim gồm 7 phần nhỏ, thể hiện các sự kiện chính từ ngày 1-10-1949 đến nay, trong đó có việc Hong Kong được Anh chuyển giao về Trung Quốc năm 1997.
Theo PLO
Trào lưu giải thích tên mình theo cách "trên trời dưới đất": Xuất hiện những "vựa muối" với cách định nghĩa không tưởng!
"Mình tên Thuỳ Dung. Thuỳ là thuỳ mị nết na. Dung là dung dăng dung dẻ" - Bạn đã biết cách định nghĩa tên mình theo style cực độc này chưa?
Dân mạng luôn chứng minh mình là những người có sức sáng tạo vô biên vì cứ dăm bữa nửa tháng, họ lại nghĩ ra rất nhiều trào lưu rồi đua nhau biến tấu nó để xem ai là người "nhiều muối" hơn. Trào lưu thú vị cũng có mà lãng nhách, vô thưởng vô phạt cũng có. Đôi khi, người ta cũng không giải thích được tại sao nó lại viral như vậy. Nhưng mà rốt cuộc, chỉ cần vui là được, đúng không?
Hôm nay, trên MXH đã rộ lên một trào lưu mới toanh mang tên định nghĩa tên họ. Nếu xem phim Trung Quốc nhiều, bạn sẽ thấy nhân vật luôn giới thiệu tên mình kèm việc giải thích nghĩa của từng từ. Điều này xuất phát từ việc trong tiếng Trung, một từ có thể có thế phát âm rất giống nhau nhưng cách viết và nghĩa lại khác nhau. Vì thế, người giới thiệu sẽ giải thích rằng tên mình thuộc về một từ ghép nào đó để người nghe dễ hình dung.
Ví dụ: An Minh, An trong chữ an bình, Minh trong chữ thông minh. Cái tên này là mong muốn của cha mẹ rằng con mình sẽ giỏi giang, tài năng và có cuộc sống an bình.
Quay lại với trào lưu đang hot trên MXH, thì thay vì định nghĩa một cách chính xác và nghiêm túc tên của mình thì dân mạng lại chế cháo đủ kiểu. Nghĩa là, tự tìm tên mình trong một từ ghép nào đó có vẻ chẳng hề liên quan, nghe thì vô lý nhưng ngẫm lại cũng thấy... đúng đúng.
Trào lưu nghe sai sai nhưng lại rất hợp lý (Facebook Thuy Dung Nguyen)
Ví dụ: Thuỳ Dung, Thuỳ trong chữ thuỳ mị nết na, Dung trong chữ dung dăng dung. Bạn có thấy liên quan tí nào không? Hoặc: Em tên Mỹ Linh. Mỹ trong mỹ miều. Linh trong lung linh lung linh tình mẹ tình cha. Nghe xong thực sự chỉ biết thốt lên "ủa?" đầy hoang mang thôi!
Dân tình đã thể hiện mình là những "vựa muối" tiềm năng khi đưa ra những cách định nghĩa tên họ siêu không tưởng. Ngồi đọc comment một hồi bạn sẽ phải trầm trồ là hoá ra, từ ngữ trong tiếng Việt đa dạng và linh hoạt ghê.
Bắt trend ngay thôi!
Cùng xem xem dân tình đang định nghĩa tên họ của mình thế nào nhé:
- Em tên Trúc Linh. Trúc trong trúc xinh trúc mọc đầu đình, em xinh em đứng một mình cũng xinh. Linh trong lung linh tựa vì sao. Tên em có nghĩa là xinh một cách lung linh, lấp lánh chiếu sáng khắp toàn vũ trụ.
- Mình tên Bích Hằng, Bích trong ngọc bích, Hằng trong hằng đẳng thức. Mang ý nghĩa học toán giỏi sẽ có nhiều châu báu.
- Em tên Linda. Linh trong linh ta linh tinh. Đa trong đa sầu đa cảm đa sắc thái.
- Chẳng giấu gì chàng, tiểu nữ tên Đài Nguyên, Đài trong tiểu thư đài các, Nguyên trong nguyên lý cơ bản của kinh tế học vĩ mô.
- Em tên Minh Trân, Minh có ý nghĩa là thông minh minh mẫn trong liên minh huyền thoại, Trân trong trà sữa trân châu đường đen đó cả nhà.
- Tiểu đệ tên Hoàng Long. Hoàng trong vua, chúa. Long trong mồm long miệng lở ăn 7 ngày 7 đêm, long đong phận chàng trai ăn gì cũng đói.
- Bổn cung tên Linh Chi. Linh trong lung linh huyền ảo. Chi trong chi chi chành chành cái đanh thổi lửa.
- Tiểu nữ tên Xuân Thư. Xuân trong mùa xuân, Thư trong anh xa nhớ anh có khoẻ không em lâu lắm không viết thư tay.
- Tiểu nữ tên Lan Chi. Lan trong lan rộng lan xa còn Chi trong chi chi chành chành.
- Đại mỗ tên Trần Dần. Trần trong trần trụi với thiên nhiên, hồn nhiên như cây cỏ. Dần trong tí sửu dần mão thìn tị ngọ mùi thân dậu tuất hợi.
Theo Helino
Dàn diễn viên Tình Đầu Ngây Ngô: Lai Kuan Lin nhan sắc cực phẩm chưa chắc đọ lại dàn "kép phụ" điển trai? Ngoài chàng idol Lai Kuan Lin, bạn đã biết hết về dàn diễn viên Tình Đầu Ngây Ngô chưa? A Little Thing Called First Love (tên tiếng Việt: Tình Đầu Ngây Ngô) có sự góp mặt của Lai Kuan Lin (Lại Quán Lâm) và Triệu Kim Mạch đã chính thức tung teaser. Đây là bộ phim thuộc thể loại thanh xuân, học đường,...