Chiêu lừa đảo tân sinh viên đóng tiền học phí ngày càng “tinh vi”
Trường ĐH Sài Gòn đã phát thông báo lưu ý sinh viên về tình trạng có người mạo danh nhà trường nhắn tin yêu cầu đóng học phí học kỳ một năm học 2021-2022.
Thông báo của trường nêu: ” Hiện nay xuất hiện một đối tượng tham gia vào nhóm chat trên Facebook và Zalo của một khoa và sau đó nhắn tin cho các tân sinh viên khóa 21 về việc phải đóng học phí Học kì I năm học 2021-2022 vào một số tài khoản cá nhân tên: Quách Cẩm Tú. Nhà trường thông báo đây là thông tin lừa đảo “.
Trường ĐH Sài Gòn thông báo thông tin tài khoản ngân hàng yêu cầu sinh viên đóng tiền trên là lừa đảo (ảnh: SGU)
Nhà trường đề nghị những sinh viên nào đã lỡ chuyển tiền cho số tài khoản lừa đảo tên Quách Cẩm Tú vui lòng báo cho trường biết.
Trường ĐH Sài Gòn cũng lưu ý sinh viên, khi thu học phí hoặc bất kì khoản thu nào, nhà trường đều sẽ ban hành văn bản kèm theo thông tin cụ thể số tài khoản của nhà trường và sẽ được đăng trên các kênh thông tin chính thống của trường.
Sinh viên khi nhận được các thông báo đóng bất kì loại phí nào cho trường từ những nguồn thông tin không rõ ràng, không chính thống, thì cần liên hệ cố vấn học tập, văn phòng khoa hoặc trang thông tin chính thức của trường trên Facebook: Trường Đại học Sài Gòn – SGU để xác thực thông tin trước khi tiến hành chuyển khoản.
Lợi dụng tân sinh viên còn nhiều bỡ ngỡ lại phải đóng học phí qua tài khoản ngân hàng nên thời gian qua nhiều đối tượng xấu tìm cách mạo danh các trường đại học nhằm chiếm đoạt tiền.
Hồi đầu tháng 10, trường ĐH Bách khoa TPHCM cũng cảnh báo hiện tượng một số tân sinh viên bị dụ dỗ chuyển khoản đóng học phí hộ. Các đối tượng này đã liên hệ với tân sinh viên để dụ dỗ: “Chuyển khoản cho chị, chị đóng học phí cho” và nghiêm trọng hơn, có người còn mạo danh giám đốc ngân hàng gọi điện xác minh để khiến nạn nhân tin tưởng.
Trường ĐH Bách khoa TPHCM đã phải lưu ý tân sinh viên không giao dịch tiền đóng học phí với bên thứ 3 và khi đóng học phí, phải chuyển khoản trực tiếp đến số tài khoản ngân hàng của trường thông qua hình thức internet banking hoặc tại phòng giao dịch của ngân hàng theo thông tin mà nhà trường đã thông báo.
Video đang HOT
Ngoài ra, tuyệt đối không chia sẻ thông tin tài khoản và thông tin cá nhân cho những người không quen biết. Nhân viên ngân hàng và cán bộ, nhân viên của trường sẽ không chủ động liên hệ với tân sinh viên để hỗ trợ đóng học phí. Vì vậy, hãy chú ý đề cao cảnh giác đối với những đối tượng tự xưng là nhân viên ngân hàng hoặc cán bộ, nhân viên của trường và đề nghị hỗ trợ đóng học phí.
Trước đó không lâu, Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật TPHCM phát cảnh báo tình trạng một số cá nhân mạo danh nhân viên ngân hàng liên kết với trường gửi mail mời tân sinh viên mở thẻ.
Đại diện trường ĐH này khẳng định trường chỉ có một đối tác ngân hàng và đã gửi toàn bộ thông tin của tân sinh viên để ngân hàng làm thẻ, đồng bộ mã số sinh viên và mã thẻ. “Mọi yêu cầu làm thẻ ngân hàng khác chi nhánh này mạo danh là trường hỗ trợ đều là giả vì vậy sinh viên không nên trả lời xác nhận làm thẻ qua email”, vị này khẳng định.
"Ma cũ" chia sẻ loạt kinh nghiệm tìm phòng trọ cho tân sinh viên, nhiều chi tiết đọc xong rùng mình nhưng ngẫm lại sao đúng thế
Tìm phòng trọ sau khi lên thành phố nhập học tưởng đơn giản nhưng thực lắm nhiêu khê.
Một trong những vấn đề đau đầu nhất của sinh viên khi xa gia đình chuẩn bị bước vào một cuộc sống mới đó chính là tìm phòng trọ. Thông tin cho thuê phòng thì đầy rẫy ra đó, thế nhưng tìm được chiếc phòng ưng ý như sạch sẽ, phù hợp giá tiền, an ninh... tưởng đơn giản nhưng ai ngờ lại lắm thứ nhiêu khê. Cứ thử lên mạng, search đủ chiêu lừa đảo thuê phòng trọ cũng đủ hiểu vấn đề này phức tạp đến thế nào.
Vì thế, một trong những điều sinh viên cần làm đó là tham khảo kinh nghiệm của người đi trước. Không gì thiết thực hơn cho những "tấm chiếu mới" khi được hướng dẫn từng "đường đi nước bước" trên con đường tìm nhà mới. Những topic về tìm phòng trọ sẽ là kim chỉ nam để tân sinh viên tránh được những bực bội không đáng có, thậm chí khỏi lâm vào cảnh "tiền mất tật mang".
Chân ướt chân ráo vừa lên thành phố, hẳn sẽ rất nhiều bạn sinh viên còn bối rối trong việc tìm thuê phòng trọ.
1. Tốt nhất đừng thuê chung chủ, nếu chung rồi gặp chủ dễ tính thì không sao, gặp người xét nét khó ở đâm ra lại khó sống, chuyển đi sớm. Đừng thấy rẻ mà ham, chỗ tốt mà rẻ quá nhất định có vấn đề. Trước lúc quyết định thuê một chỗ nào thì nên chú ý quan sát mấy phòng bên cạnh, tầng trên tầng dưới xem thế nào. Ít nhất cũng biết hàng xóm mình ra sao, nếu gặp dân "anh chị" nghiện hút nên chạy xa...
2 . Đối với nữ khi đi xem phòng nên đi khi trời còn sáng, không nên đi 1 mình, đi ít nhất hai người, có con trai đi cùng càng tốt (có vụ bạn nữ đi xem phòng 1 mình bị abc rồi). Có hợp đồng rõ ràng thì lúc ấy làm gì hãy làm. Nên tìm hiểu phòng mình là chính chủ cho thuê hay người thuê đi cho thuê lại.
3. Chọn phòng có cửa sổ cho thông thoáng và sáng sủa, nhớ chọn phòng có WC riêng, dùng chung vừa bất tiện vừa không biết gặp phải chuyện gì đâu.
4. Chọn phòng an ninh một chút thì không phải lo lắng khi đi xa. Chọn hàng xóm tử tế một chút thì sau có phát sinh việc chung việc riêng đều dễ xử lý. Nếu có mối quan hệ tốt với chủ trọ và bảo vệ. Xung quanh dãy trọ có thể quen biết và hòa đồng với chủ một số hàng quán... Không cần biết nhiều nhưng phải biết điều.
5. Nếu ở chung với bạn thì không nên chia tiền khi mua đồ. Đồ ai mua thì người đó trả tiền cả rồi dùng chung. Sau này kiểu gì cũng phải có lúc không thuê trọ cùng nhau nữa, khi đó dễ chia đồ hơn.
6. Không trọ chung chủ. Không ở cùng bạn thân. Không thuê phòng tầng 1 (vì nó gần chỗ mở cổng và khu để xe, rất ồn). Nếu được hãy thuê phòng gần trường.
7. Ý thức khi ở trọ: giặt phơi đồ thì phải để ráo nước hãy đem ra phơi. Đừng để nước chảy tràn ra hành lang. Đi về trước thì đưa xe vào trong, chừa chỗ cho người về sau còn có chỗ để. Đi về sau 11h thì nhớ đi nhẹ nói khẽ. Quét rác đâu hốt đó. Chú ý giờ nghỉ trưa, giờ khuya...
8. Nếu có điều kiện nên cùng nhau thuê chung cư loại có đồ cơ bản. Ở chung cư sạch sẽ thoáng mát, điện nước rẻ, gửi xe an toàn.
9. Chuyện "tâm linh" khi đi thuê trọ: Đi xem phòng nên dắt theo một con chó nha. Vô thẳng trong nhà trọ nếu thấy rợn rợn thì né ra. Trước khi ở mua thuốc Bắc xông phòng trước. Cuối cùng ở trọ đừng bao giờ thắp nhang, đừng bao giờ cúng???
Bên cạnh đó, khi đi thuê trọ nên lưu ý thêm những điều sau:
- Khi thuê phòng trọ thường thì bạn cần đặt cọc tiền. Thông thường sẽ bằng 1 - 2 tháng tiền trọ, nhưng tốt nhất bạn nên thỏa thuận cọc trước 1 tháng. Hãy cảnh giác với những nơi hối thúc bạn đặt tiền cọc khi chưa ký hợp đồng, hoặc đòi hỏi số tiền cọc quá lớn.
- Nhiều bạn trẻ khi đi thuê trọ thường không quan tâm đến tiền điện, nước, wifi. Tuy nhiên, nếu chi phí này bị đôn lên quá cao, tiền thuê của bạn sẽ bị đội giá cao ngất ngưỡng so với mức ban đầu. Vậy nên bạn cần tìm hiểu kỹ càng. Nếu những nơi tính tiền điện, nước quá cao, bạn cần cân nhắc và tìm hiểu thêm tránh bị mất tiền oan.
Đại học Tôn Đức Thắng bị sinh viên tố tăng giảm học phí bất thường Vì ảnh hưởng của dịch nên các trường đại học phải giảng dạy theo phương pháp trực tuyến. Chính vì vậy, điều học sinh mong mỏi nhất đó là sự hỗ trợ từ nhà trường, giảm học phí để đỡ gánh nặng cho phụ huynh khi kinh tế bị ảnh hưởng. Tuy nhiên, mới đây trường đại học Tôn Đức Thắng (TDTU) bị...