Chiêu của gái bán dâm khiến khách mất sạch tài sản
Lợi dụng lúc khách mua dâm úp mặt xuống để massage, Hải cùng đồng bọn chui vách vào khoắng sạch tài sản.
Sau 1 tuần xét xử và nghị án kéo dài, ngày 11/3, TAND TP.HCM đã tuyên án đối với bị cáo Lê Chí Hải ( tức Hải “bake”, 31 tuổi, quê Tiền Giang) và 9 đồng phạm về tội “ trộm cắp tài sản”.
Theo truy tố, khoảng 20h ngày 15/9/2019, anh Nguyễn Tuấn D. (ngụ quận 4, TP.HCM), điều khiển xe trên đường Nguyễn Văn Linh ( huyện Bình Chánh, TP.HCM) thì thấy Trần Thị Thanh Hiền (32 tuổi, quê Đồng Nai) đứng bên đường chào bán dâm.
Sau khi thống nhất giá cả, cả hai vào nhà ở địa chỉ C9/6Z, tổ 218, ấp 4 xã Bình Hưng, huyện Bình Chánh để mua bán dâm.
Các bị cáo tại tòa
Vào tới phòng, sau khi giúp anh D. cởi hết đồ, Hiền yêu cầu anh nằm úp mặt xuống để massage.
Lợi dụng lúc này, Hải chui qua lỗ nhỏ phía đầu giường vào phòng, lấy đi của anh D. 10 triệu đồng và chiếc điện thoại Iphone 6S.
Trong lúc tẩu thoát, Hải bị cảnh sát hình sự- Công an TP.HCM bắt giữ. Từ lời khai của Hải, Hiền và 8 đồng phạm khác lần lượt bị bắt giữ.
Theo lời khai của băng trộm, từ tháng 8/2019 đến khi bị bắt giữ, Hải đã tổ chức cho Hiền và Huỳnh Văn Sang (22 tuổi, ngụ quận 8, TP.HCM) giả làm gái bán dâm, đứng dọc tuyến đường Nguyễn Văn Linh- Phạm Hùng (xã Bình Hưng, huyện Bình Chánh) để chào đón khách mua dâm.
Khi có khách, chúng sẽ điều tới nhà tại địa chỉ C9/6Z, tổ 218, ấp 4 xã Bình Hưng, huyện Bình Chánh, để trộm cắp tài sản.
Để thực hiện hành vi trộm cắp, Hải bố trí lầu 1 có 2 phòng liền nhau, giữa 2 phòng vách gỗ có thiết kế 1 lỗ thông qua phòng kế bên rồi kê giường che lại.
Video đang HOT
Dụ được khách vào phòng thì Sang và Hiền sẽ yêu cầu cởi quần áo và bỏ tư trang lên bàn cạnh giường để Hải chui vào trộm cắp.
Khi đồng bọn “chôm” tài sản của khách xong, hai gái bán dâm sẽ tìm cách đi ra ngoài rồi bỏ trốn.
Nếu khách phát hiện thấy mất tài sản thì Hải và đồng bọn sẽ cản lại và hướng dẫn tìm gái bán dâm để giải quyết.
Khách ra về, chúng sẽ bám theo để xem nạn nhân có trình báo công an không, nếu trình báo thì sẽ chặn lại và thông báo với nạn nhân là tài sản bị rớt và trả lại.
Theo lời khai của Hải, bằng thủ đoạn này, chúng đã trộm cắp được của khách mua dâm khoảng 300 triệu đồng.
Tuy nhiên, do các bị hại tự tìm lại tải sản đã mất hoặc không trình báo nên CQĐT không xác định được tổng số tiền thu lợi bất chính của các bị cáo.
Tại phiên tòa, các bị cáo đã thừa nhận hành vi phạm tội như cáo trạng đã truy tố.
Xét thấy, hành vi của các bị cáo đã xâm phạm trực tiếp đến tài sản hợp pháp của người khác, gây mất trật tự xã hội nên cần phải xử lý nghiêm để răn đe, phòng ngừa chung.
Sau khi xem xét, HĐXX đã quyết định tuyên phạt bị cáo Lê Trí Hải 4 năm 6 tháng tù, Trần Thị Thanh Hiền 3 năm tù. Các bị cáo đồng phạm khác cũng phải lãnh từ 17 tháng tới 3 năm 6 tháng tù
Ông Trần Bắc Hà từng dọa cách chức một Phó Tổng Giám đốc BIDV
Trả lời Hội đồng xét xử (HĐXX), nguyên Phó Tổng giám đốc BIDV Trần Lục Lang trình bày, ông đã thấy dự án của công ty "sân sau" ông nguyên Chủ tịch BIDV Trần Bắc Hà có vấn đề, tuy nhiên ông này bị dọa cách chức khi đề xuất bổ sung thêm tài sản đảm bảo khi cho công ty đó vay tiền.
Chiều ngày 26/10, sau khi vị đại diện Viện kiểm sát công bố bản cáo trạng mà Viện Kiểm sát nhân dân (VKSND) tối cao truy tố các bị cáo trong vụ án, phiên tòa bắt đầu phần tranh tụng.
Là người đầu tiên bước lên bục bị cáo, ông Trần Lục Lang - nguyên Phó Tổng giám đốc Ngân hàng thương mại CP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV).
Trả lời về vấn đề liên quan đến việc BIDV thiệt hại gần 800 tỉ đồng khi cho Công ty CP Chăn nuôi Bình Hà vay vốn, ông Trần Lục Lang thừa nhận sai phạm.
Theo vị nguyên là lãnh đạo ngân hàng BIDV, ông đã ký phê duyệt trên các báo cáo của Ban quản lý rủi ro tín dụng, đầu tư đề xuất cấp tín dụng, thay đổi điều kiện cấp tín dụng...
Ông Lang cũng thừa nhận đã ký các văn bản chỉ đạo chi nhánh cho vay, sửa đổi 8 lần điều kiện cấp tín dụng... cho Công ty Bình Hà vay, gây thiệt hại cho BIDV gần 800 tỉ đồng.
Nguyên Phó Tổng Giám đốc BIDV Trần Lục Lang cho biết đã từng bị ông Trần Bắc Hà dọa cách chức khi có ý đề xuất phải bổ sung tài sản đảm bảo khi cho công ty "sân sau" của ông Trần Bắc Hà vay tiền. (Ảnh: TTXVN)
Đáng chú ý, theo lời bị cáo Trần Lục Lang, ngay từ ban đầu ông đã thấy dự án của Công ty Bình Hà có nhiều rủi ro, đã đề xuất cần thiết phải bổ sung thêm tài sản đảm bảo khi cho công ty này vay tiền.
Tuy nhiên, theo lời ông Lang trình bày trước tòa, nguyên Chủ tịch Hội đồng quản trị (HĐQT) BIDV lúc bấy giờ là ông Trần Bắc Hà đã không đồng ý với đề xuất đó.
Thậm chí, ông Trần Bắc Hà còn dọa sẽ cách chức ông Trần Lục Lang và nói quyết định là ở hội đồng thẩm định, không phải do cá nhân ông Lang.
Trước HĐXX, bị cáo Trần Lục Lang cho biết, Công ty Bình Hà có 8 lần đề xuất vay tiền, các lần này đều do Hội đồng quản trị BIDV phê duyệt.
Về bản thân mình, ông Lang thông báo với BIDV - Chi nhánh Hà Tĩnh theo nhiệm vụ được phân công.
Ông Lang cũng thừa nhận cáo trạng truy tố ông là đúng, tuy nhiên người này muốn được giải trình về vai trò của mình trong vụ án.
Cụ thể, bị cáo này nói không tham gia giai đoạn thẩm định, kiểm soát cho vay, chỉ là 1 phần công đoạn, cũng có trách nhiệm 1 phần.
Đứng trước tòa, ông Đoàn Ánh Sáng thừa nhận sai phạm.
Với người thứ 2 bị truy tố trong tổng số 12 bị cáo, ông Đoàn Ánh Sáng - nguyên Phó Tổng Giám đốc BIDV, phụ trách Khách hàng Doanh nghiệp, thành viên Phân ban Quản lý rủi ro tín dụng, đầu tư, ông này thừa nhận sai phạm như cáo trạng đã truy tố.
Theo cáo trạng, ông Sáng đã ký quyết định thành lập tổ thẩm định chung.
Mặc dù đánh giá của tổ thẩm định chung về doanh nghiệp, về năng lực kinh doanh của chủ đầu tư, về khả năng góp vốn của các cổ đông, về phương án kinh doanh, phương án trả nợ đều không khả thi.
Đặc biệt, việc tổ thẩm định chung đưa và phân tích 8 yếu tổ rủi ro của dự án, nhưng với trách nhiệm của Phó Tổng Giám đốc phụ trách Ban Khách hàng Doanh nghiệp, bị can vẫn ký đồng ý đề xuất, ký phê duyệt trên các phiếu lấy ý kiến của Phân ban Quản lý rủi ro tín dụng, đầu tư để đề xuất cho vay, thay đổi điều kiện cấp tín dụng lần thứ nhất cho Công ty cổ phần chăn nuôi Bình Hà, dẫn đến việc mất vốn của BIDV.
Ông Sáng cũng nhận thức Công ty cổ phần chăn nuôi Bình Hà không đủ điều kiện cấp tín dụng, nhưng ông Trần Bắc Hà đã cam kết tài trợ vốn vay, chỉ đạo việc cho vay nên tổ thẩm định chung phải thực hiện.
Tại tòa hôm nay, trước câu hỏi về việc đề xuất có đáp ứng điều kiện BIDV và Ngân hàng Nhà nước từ chủ tọa, ông Sáng cho biết theo ông, Chủ tịch và Tổng Giám đốc buộc phải có ý kiến thẩm định khách quan với dự án.
"Ông Hà nói thực trạng dự án như thế nào cứ thẩm định, còn quyết định là do HĐQT" - ông Sáng nói. Ông Đoàn Ánh Sáng cũng trình bày về việc Chủ tịch HĐQT BIDV nói cứ thẩm định khi trả lời về vấn đề vốn của Công ty Bình Hà.
Tuy nhiên, trước câu hỏi của HĐXX về việc Công ty Bình Hà giai đoạn đó tài sản đảm bảo không có, vốn cổ đông không có nhưng vẫn được cấp hạn mức tín dụng, ông Sáng im lặng.
Cũng đứng trước bục bị cáo vào chiều muộn cùng ngày, nguyên Giám đốc BIDV - Chi nhánh Hà Tĩnh Kiều Đình Hòa cho biết, ông tham gia từ khâu tiếp nhận hồ sơ với khoản vay của Công ty Bình Hà.
Ông Hòa nói thực tế không tham gia thẩm định, tuy nhiên ông này có hành vi ký vào văn bản chưa có nội dung gì.
Nói về việc này, ông Hòa nói tin tưởng vào cấp trên và thực hiện theo yêu cầu. Khi có quyết định phê duyệt, BIDV - Chi nhánh Hà Tĩnh có băn khoăn nhưng ông Trần Bắc Hà cho biết HĐQT đã đồng ý và chịu trách nhiệm với việc này.
Bị cáo Kiều Đình Hòa cũng trình bày việc đề xuất cấp hạn tín dụng chưa có tiền lệ về dự án.
Cướp giả cảnh sát bắt tội phạm trốn truy nã Huỳnh Văn Dũng, 54 tuổi, đột nhập trường dạy tiếng Anh ở quận 10 xưng là cảnh sát, còng tay bảo vệ vì cho là "tội phạm trốn truy nã" rồi lấy đi nhiều tài sản. Ngày 19/10, Dũng bị Công an quận 10 tạm giữ hình sự về hành vi Cướp tài sản. Dũng tại cơ quan điều tra. Ảnh: Nhật Vy....