Chiêu bài “sáng tạo” bắt học trò học thêm
Để “hợp pháp hóa” việc tổ chức dạy thêm, học thêm không đúng quy định, một số trường học thuộc bậc học Phổ thông đã sử dụng những chiêu bài rất sáng tạo.
Tiếp tục bàn luận về vấn đề dạy thêm, học thêm ở các trường, thầy giáo Trần Đăng Anh đã gửi đến tòa soạn bài viết đi sâu phân tích các chiêu bài các cấp học đang sử dụng để quyết tâm “làm lấy đủ, làm lấy được” nhằm thu tiền dạy thêm của học sinh.
Tòa soạn trân trọng gửi đến độc giả!
Thông tư số 17/2012/TT-BGDĐT ngày 16/5/2012 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành quy định về dạy thêm, học thêm đã quy định rất rõ ràng về nguyên tắc dạy thêm, học thêm (Điều 3) và các trường hợp không được dạy thêm (Điều 4).
Căn cứ vào Thông tư này, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đều ban hành văn bản quy định chi tiết về dạy thêm, học thêm trên địa bàn quản lý.
Trong đó nhiều tỉnh đã quy định rất rõ ràng, cụ thể như: không được tổ chức dạy thêm vào ngày lễ, ngày nghỉ theo quy định của Nhà nước; không tổ chức dạy thêm các môn văn hóa vào dịp nghỉ hè; việc phụ đạo cho học sinh yếu kém, bồi dưỡng học sinh giỏi, học sinh năng khiếu thuộc trách nhiệm của nhà trường, không thu tiền của học sinh.
Cấp Trung học Cơ sở và Trung học Phổ thông không được tổ chức dạy thêm, học thêm quá 3 buổi/tuần; không dạy thêm đối với học sinh đã được nhà trường tổ chức dạy học 2 buổi/ngày; không dạy thêm đối với học sinh Tiểu học, trừ các trường hợp: bồi dưỡng về nghệ thuật, thể dục thể thao, rèn luyện kỹ năng sống; …
Quy định là vậy nhưng nhiều trường đã “lách luật” hoặc “lờ quy định” để tổ chức dạy thêm, học thêm với những “chiêu bài” rất hiệu nghiệm để “tránh” và “né” các cơ quan quản lý giáo dục các cấp.
Sau đây là những chiêu bài thường thấy ở các cấp học:
Với các trường Trung học Cơ sở, Trung học Phổ thông
- Trong một tuần dạy thêm 3 buổi đối với tất cả học sinh (đúng quy định, được thu tiền), dạy thêm 3 buổi nữa để bồi dưỡng học sinh giỏi (đây là việc nhà trường phải làm, không phải là dạy thêm, học thêm và không được thu tiền, nhưng trường vẫn thu tiền sai quy định).
Tất nhiên, hồ sơ dạy thêm, học thêm thì chỉ làm 3 buổi đối với tất cả học sinh (thường gọi là dạy thêm đại trà) cho hợp lý.
Đứa cháu tôi học tại một trường Trung học Cơ sở kể rằng, cháu đi học thêm 6 buổi trên tuần, 3 buổi học thêm cùng các bạn cả lớp với 3 môn Toán, Văn, Anh; 3 buổi học bồi dưỡng học sinh giỏi (cháu tham gia 2 môn Văn và Anh) cùng các bạn trong đội dự tuyển.
Video đang HOT
Tôi hỏi cháu là nhà trường có thu tiền 3 buổi học bồi dưỡng học sinh giỏi không, thì cháu đáp rằng thu tiền đủ cả 6 buổi.
- Thành lập các Câu lạc bộ môn học nhưng thực ra là dạy thêm các kiến thức nâng cao một vài môn học nào đó, thường là các môn Văn, Toán, Lý, Hóa, Anh và đối tượng học thêm là những học sinh khá, giỏi nhưng không nằm trong đội tuyển học sinh giỏi của trường.
Có trường còn lập riêng một lớp học thêm, gọi là “lớp học tự nguyện” (học vào chiều thứ bảy hoặc ngày chủ nhật) nội dung là học nâng cao 3 môn Toán, Văn, Anh do phụ huynh phối hợp với nhà trường mở.
Riêng với khối Tiểu học:
- Hướng dẫn học sinh năng khiếu tham gia các cuộc thi (thực chất là dạy thêm vì có thu tiền). Việc này giống như việc bồi dưỡng học sinh giỏi ở ở cấp Trung học Cơ sở, Trung học Phổ thông nên theo quy định thì sẽ không được thu tiền học sinh nhưng các trường vẫn thu tiền dưới hình thức đóng góp hoặc nhận hỗ trợ, tài trợ của phụ huynh học sinh theo kiểu “nhà trường và phụ huynh cùng làm”.
Nhiều em học sinh tiểu học vừa tan trường không kịp ăn uống, nghỉ ngơi, thậm chí thay bộ đồng phục, đã phải đến nhà cô học thêm. Ảnh: kienthuc.net.
- Hướng dẫn sinh hoạt Câu lạc bộ môn học vào ngày nghỉ (thứ bảy, chủ nhật), vì học sinh đã học 2 buổi trên ngày nên không thể bố trí vào ngày làm việc theo quy định.
Các môn chủ yếu mà học sinh được các thầy cô giáo “hướng dẫn sinh hoạt” là Toán, Tiếng Việt, Tiếng Anh có kèm theo chút “gia vị” là một vài tiết Âm nhạc, Mĩ thuật hoặc Thể dục (thể thao, võ thuật). Đây thực chất là “chiêu” biến tướng nhằm “hợp pháp hóa” việc dạy thêm, học thêm sai quy định ở các trường đã dạy 2 buổi trên ngày.
Có anh bạn đồng nghiệp dạy ở một trường Tiểu học có tiếng ở một tỉnh miền núi có trao đổi với tôi rằng, muốn có chất lượng thì phải dạy thêm, học thêm, không làm được cách này thì ta làm cách khác.
Anh bảo rằng ở trường anh dạy đã thành lập các câu lạc bộ môn học để dạy kiến thức nâng cao cho học sinh có nhu cầu, đây thực chất là dạy thêm, học thêm vì có dạy, có học và có thu tiền học sinh.
Anh còn trách tôi sao không tham mưu cho Ban giám hiệu nhà trường tôi dạy để áp dụng cái cách, mà theo anh, là “linh hoạt” và “vẹn cả đôi đường vì vừa nâng cao được chất lượng, vừa có thêm thu nhập” này.
- Dạy thêm, học thêm hè dưới vỏ bọc là các lớp bồi dưỡng về nghệ thuật, thể dục thể thao, rèn luyện kỹ năng sống, nhưng thực tế vẫn là dạy thêm, học thêm các môn Toán, Tiếng Việt, Tiếng Anh là chủ yếu.
Mặc dù trong hồ sơ dạy thêm, học thêm là nội dung về nghệ thuật hoặc thể dục thể thao hoặc kĩ năng sống (nhiều khi các nội dung này chỉ được thể hiện trên giấy trong kế hoạch, giáo án và thời khóa biểu hoặc có được dạy thì cũng không đáng kể, trừ khi để đối phó với đoàn kiểm tra).
Ngoài ra,việc dạy thêm, học thêm ở một số trường Phổ thông còn có những “chiêu” khá bi hài như: Nhà trường rất “tận tình, chu đáo” giúp phụ huynh, học sinh làm đơn xin học thêm, in ấn và phát đến từng học sinh về cho bố mẹ điền tên và ký.
Có trường còn muốn đơn phải viết tay cho nó có tính “khách quan” nên nhà trường đã cho mẫu đơn và yêu cầu học sinh về bảo bố mẹ chép lại và nộp cho nhà trường (có lần, đứa con trai của tôi, học tại một trường Trung học Cơ sở, viết sẵn đơn xin học thêm đưa để bố ký, tôi bực quá hỏi cháu rằng ai bảo con làm như vậy thì cháu đáp là cô giáo đọc cho cả lớp chép rồi bảo mang về nhà cho bố mẹ ký).
Nội dung quan trọng nhất trong đơn xin học thêm là gia đình cam kết thực hiện nghiêm túc các quy định của nhà trường, mặc dù có quy định không đúng quy định, như thu tiền học bồi dưỡng học sinh giỏi, phụ đạo học sinh yếu kém chẳng hạn.
Nhiều trường tuy dạy thêm không đủ buổi theo kế hoạch nhưng vẫn thu đủ tiền theo kiểu “trọn gói”. Có trường, có những buổi chiều là học bù cho buổi học chính khóa buổi sáng nghỉ nhưng vẫn tính là buổi học thêm (vì nhiều phụ huynh hiểu cứ học buổi chiều là học thêm).
Có trường lại thực hiện “chiêu hai trong một” để bù cho đủ số buổi dạy thêm còn thiếu, tức là cộng thêm thời gian mỗi buổi học khoảng trên dưới 1 giờ đồng hồ nữa, rồi tính thành 2 buổi học thêm (mặc dù nhiều tỉnh có quy định mỗi buổi dạy thêm, học thêm không được quá 3 tiết).
Lại có trường (vì nhiều lí do khác nhau) thiếu nhiều buổi dạy thêm, học thêm quá so với kế hoạch mà tiền thì thu đủ “một cục” của học sinh rồi (lại không muốn trả lại cho học sinh) nên cuối tháng 5, sau khi học sinh đã hoàn thành các kiểm tra cuối năm học, vẫn “cấp tập” tổ chức dạy thêm bù cho đủ buổi. “Chiêu” này thì đúng là rất lạ, quyết tâm “làm lấy đủ, làm lấy được”!
Tóm lại là, nhiều trường tổ chức dạy thêm, học thêm đã vận dụng rất hiệu quả chiêu thức chung “hồn Trương Ba, da hàng thịt” nên nhiều khi các cơ quan chức năng cũng “khó” xử lý.
Không ít trường hợp, các trường vi phạm chỉ bị Đoàn kiểm tra và cơ quan quản lý cấp trên nhắc nhở là cần phải “kiểm điểm nghiêm túc” và “rút kinh nghiệm sâu sắc”, rồi năm học sau thì “đến hẹn lại lên”.
Cần làm tốt công tác tuyên truyền và xử lý nghiêm vi phạm
Để giải quyết hiệu quả “vấn nạn” này, theo tôi cũng không phải là quá khó khăn nếu như chính quyền các cấp và ngành Giáo dục thực hiện một số biện pháp sau:
Thứ nhất là, các cấp chính quyền và ngành Giáo dục cần vào cuộc bằng sự quyết tâm, quyết liệt, đã làm phải làm thường xuyên, triệt để, đến nơi đến chốn không nên chỉ làm theo phong trào hoặc theo kiểu “bắt cóc bỏ đĩa”.
Thứ hai là, phải xử lý kịp thời, nghiêm minh với các trường tổ chức dạy thêm, học thêm sai quy định, kể cả với các kiểu ngụy trang, trá hình. Đặc biệt cần xử lý nghiêm khắc đối với Hiệu trưởng của các trường vi phạm, có thể cách chức, giáng chức như một số tỉnh đã làm.
Thứ ba là, cần làm tốt công tác tuyên truyền đến phụ huynh học sinh và toàn xã hội để đông đảo người dân thấy được việc dạy thêm, học thêm không phải lúc nào cũng có tác dụng như kỳ vọng.
Thứ tư là, ngành Giáo dục cần rà soát lại chương trình, kịp thời điều chỉnh nội dung kiến thức cho phù hợp với từng cấp học để học sinh không phải cần học thêm vẫn đạt được kết quả tốt. Đặc biệt là, không gây áp lực về thành tích về học sinh giỏi, học sinh năng khiếu, học sinh đạt giải trong các cuộc thi cho các trường.
Là một giáo viên của bậc học Phổ thông, tôi xin được nêu lên mấy ý kiến như trên theo góc nhìn của một cá nhân (ít nhiều còn chủ quan), rất mong nhận được sự trao đổi, góp ý, phản biện của các nhà trường, các thầy cô giáo trên cả nước trên tinh thần thẳng thắn, chân thành và xây dựng để giáo dục nước nhà ngày càng phát triển, đáp ứng được sự mong đợi của nhân dân.
Theo Trần Đăng Anh (Giáo dục Việt Nam)
Hà Nội cấm các trường khảo sát xếp lớp chọn
Sở GD&ĐT Hà Nội vừa gửi công văn đến trưởng phòng GD&ĐT quận, huyện, thị xã và hiệu trưởng trường trung học phổ thông, yêu cầu các trường không kiểm tra xếp lớp chọn.
Sở GD&ĐT thành phố cũng chỉ đạo các đơn vị thực hiện tốt tổ chức hoạt động hè cho học sinh theo kế hoạch.
Sở nghiêm cấm các trường tựu trường trái quy định, tổ chức dạy trước chương trình của năm học 2016 - 2017 và tổ chức ôn tập, luyện thi, thi, kiểm tra, khảo sát để xếp học sinh vào lớp chọn đối với các lớp tuyển sinh đầu cấp.
Sở GD&ĐT Hà Nội cấm các trường THPT tổ chức luyện thi, kiểm tra xếp học sinh vào lớp chọn. Ảnh minh họa: Anh Tuấn.
Hiệu trưởng các nhà trường lập kế hoạch ôn tập văn hóa, phân công cán bộ, giáo viên tham gia giảng dạy bồi dưỡng cho các em học yếu, kém có nhu cầu được phụ đạo.
Theo công văn, hiệu trưởng có trách nhiệm quản lý chặt chẽ hoạt động dạy thêm, học thêm của cán bộ giáo viên thuộc đơn vị theo đúng quy định. Các lớp ôn tập văn hóa, dạy phụ đạo bắt đầu sau ngày 1/8/2016.
Theo Zing
TP HCM chỉ đạo cấm dạy, học thêm từ năm học tới UBND TP HCM vừa chỉ đạo sở GD&ĐT, hiệu trường các trường học, lãnh đạo các quận huyện về việc chấm dứt tình trạng học, dạy thêm, chạy trường trong năm học 2016 - 2017. Theo đó, UBND TP HCM chỉ đạo từ năm học 2016 - 2017 chấm dứt tình trạng học thêm, dạy thêm trong nhà trường trên địa bàn TP,...










Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Tai nạn liên hoàn container 'kẹp' xe tải trên cầu Phú Mỹ

Thi thể không quần áo trong đám lục bình ở bờ sông Sài Gòn

Cho bán ngay tang vật nếu không có nơi bảo quản?

Tuần điên cuồng của giá vàng: Người mua lỗ 8 triệu đồng sau một ngày

Động thái mới về việc kinh doanh của vợ Quang Hải, MC Quyền Linh

Từng bước tiến tới mục tiêu miễn viện phí cho toàn dân

Bác sĩ chỉ ra điều nguy hiểm nhất của sữa giả

TP.HCM bắn pháo hoa rực rỡ sông Sài Gòn 50 năm đất nước thống nhất

Cháy lớn tại Vườn quốc gia Ba Vì

Vụ giáo viên thắng kiện huyện: Hơn 3 năm vẫn chưa được bồi thường

Giá vàng giảm 8 triệu đồng sau một ngày, khách đổ xô đến tiệm, muốn bán ra

Thêm một bệnh viện thu hồi sữa của công ty sản xuất sữa giả
Có thể bạn quan tâm

Lưu ngay những nơi ăn ngon và "sống ảo" tại Phan Thiết - Mũi Né 2N2Đ nếu bạn đang thèm "vitamin sea" vì mong ngóng mùa hè
Du lịch
10:21:18 20/04/2025
Mason Greenwood vượt qua sức ép ở Marseille
Sao thể thao
10:19:28 20/04/2025
Thấy cây lưỡi hổ chết queo thì xui tận mạng, làm cách này để bật "công tắc sinh trưởng" giúp cây lớn nhanh như gió
Sáng tạo
10:17:43 20/04/2025
Hình ảnh concert buồn thiu nói lên 1 sự thật về nhóm nữ từng lấn lướt BLACKPINK?
Nhạc quốc tế
10:12:28 20/04/2025
Xem robot lần đầu chạy thi bán marathon với con người
Lạ vui
10:11:58 20/04/2025
Người phụ nữ bán rau ở chợ bất ngờ trúng độc đắc 9,3 tỷ đồng
Netizen
10:08:18 20/04/2025
Gia Linh 'Nụ cười mới' nghẹn ngào tiết lộ cuộc sống sau đổ vỡ hôn nhân
Tv show
10:07:37 20/04/2025
Chồng trẻ của Chung Lệ Đề bức xúc vì mang tiếng 'bào tiền' vợ
Sao châu á
10:05:11 20/04/2025
Vẻ đẹp trẻ trung, quyến rũ của Anne Hathaway ở tuổi 43
Sao âu mỹ
10:02:40 20/04/2025
Bắt giữ vụ buôn lậu 4 kg vàng từ Trung Quốc về Việt Nam
Pháp luật
10:00:47 20/04/2025