Chiều 7/2: Cả nước đã tiêm gần 182,5 triệu liều vaccine phòng COVID-19; F0 mắc bệnh nền có thể được tự điều trị tại nhà
Đến chiều 7/2, cả nước đã tiêm gần 182,5 triệu liều vaccine phòng COVID-19; theo quy định mới về Hướng dẫn quản lý người mắc COVID-19 tại nhà của Bộ Y tế, F0 mắc bệnh nền có thể được tự điều trị tại nhà; Quảng Bình thêm hàng trăm F0 trong cộng đồng.
Cả nước đã tiêm gần 182,5 triệu liều vaccine phòng COVID-19
Thống kê trên cổng thông tin tiêm chủng COVID-19 đến 14h00 ngày 7/2 cho biết cả nước đã tiêm tổng cộng 1 82,426,454 liều vaccine phòng COVID-19, trong đó ngày 6/2 tức mùng 6 Tết, cả nước tiêm 246,154 liều vaccine phòng COVID-19.
Đến ngày 6/2, số vaccine phòng COVID-19 tiêm cho người từ 18 tuổi trở lên là 165.866.614 liều, trong đó mũi 1 là 70.635.596 liều; mũi 2 là 67.825.066 liều; mũi bổ sung là 10.336.023 liều; mũi 3 là 17.069.929 liều.
52/63 tỉnh, thành phố có tỷ lệ bao phủ mũi 2 vaccine phòng COVID-19 trên 90%; 11/63 tỉnh, thành phố có tỷ lệ bao phủ mũi 2 từ 82% – dưới 90%.
Theo quy định mới về Hướng dẫn quản lý người mắc COVID-19 tại nhà của Bộ Y tế, F0 mắc bệnh nền có thể được tự điều trị tại nhà. Ảnh minh hoạ
Về số vaccine phòng COVID-19 tiêm cho trẻ từ 12-17 tuổi đến nay là 16.313.686 liều, trong đó mũi 1 là 8.453.789 liều; mũi 2 là 7.859.897 liều.
38/63 tỉnh, thành phố có tỷ lệ bao phủ mũi 2 trên 90%; 15/63 tỉnh, thành phố có tỷ lệ bao phủ mũi 2 từ 80-dưới 90%; 10/63 tỉnh, thành phố có tỷ lệ bao phủ mũi 2 từ 23% – dưới 80%.
Bộ Y tế tiếp tục đề nghị các địa phương tập trung đẩy mạnh Chiến dịch tiêm chủng vaccine phòng COVID-19 thần tốc mùa Xuân năm 2022; rà soát, tiêm vét các đối tượng nguy cơ cao, không để bỏ sót đối tượng chưa được tiêm chủng và đối tượng chưa được tiêm đủ liều vaccine; bảo đảm an toàn tiêm chủng.
Tại Cà Mau, đến sáng 7/2, tỷ lệ dân số từ 18 tuổi trở lên tiêm vaccine phòng COVID-19 mũi 3 đạt trên 64%. Hơn 920.400 người từ 12 tuổi trở lên được tiêm cơ bản 2 mũi vaccine phòng COVID-19, đạt 99,34%.
Từ đầu năm 2022 đến nay, tình hình dịch COVID-19 trên địa bàn tỉnh đã được kiểm soát tốt và từng bước ổn định “thích ứng an toàn, linh hoạt kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19″. Đáng mừng là số ca bệnh ghi nhận hàng ngày ở Cà Mau liên tục giảm, chỉ còn dưới mức 100 ca/ngày; cấp độ dịch của toàn tỉnh đang ở cấp 1 (vùng xanh).
Video đang HOT
Với mục tiêu giảm F0 chuyển nặng và tử vong, UBND tỉnh Cà Mau chỉ đạo ngành y tế phối hợp các cơ quan, đơn vị có liên quan đẩy nhanh tiến độ tiêm vaccine phòng COVID-19 mũi 3 cho người từ 18 tuổi trở lên theo kế hoạch.
F0 mắc bệnh nền có thể được tự điều trị COVID-19 tại nhà
Theo Quyết định ban hành Hướng dẫn quản lý người mắc COVID-19 tại nhà của Bộ Y tế đối tượng được quản lý để tự điều trị COVID-19 tại nhà phải đáp ứng 03 tiêu chí lâm sàng như sau:
- Là người mắc COVID-19 (được khẳng định nhiễm SARS-CoV-2 bằng xét nghiệm realtime RT-PCR hoặc test nhanh kháng nguyên theo quy định hiện hành) không có triệu chứng lâm sàng; hoặc có triệu chứng lâm sàng ở mức độ nhẹ: như sốt, ho khan, đau họng, nghẹt mũi, mệt mỏi, đau đầu, đau mỏi cơ, tê lưỡi; tiêu chảy, chảy mũi, mất mùi, mất vị.
- Không có các dấu hiệu của viêm phổi hoặc thiếu ôxy; nhịp thở 96% khi thở khí trời; không có thở bất thường như thở rên, rút lõm lồng ngực, phập phồng cánh mũi, thở khò khè, thở rít ở thì hít vào.
- Không mắc bệnh nền, hoặc có bệnh nền nhưng đang được điều trị ổn định.
Ngoài các tiêu chí lâm sàng như trên, người mắc COVID-19 tự theo dõi tại nhà còn phải có khả năng tự chăm sóc bản thân:
- Có thể tự chăm sóc bản thân như ăn uống, tắm rửa, giặt quần áo, vệ sinh và có thể tự theo dõi tình trạng sức khỏe theo hướng dẫn của nhân viên y tế.
- Có khả năng liên lạc với nhân viên y tế để được theo dõi, giám sát và khi có tình trạng cấp cứu: Có khả năng giao tiếp và sẵn có phương tiện liên lạc như điện thoại, máy tính…
- Trường hợp người mắc Covid-19 không có khả năng tự chăm sóc, gia đình phải có người chăm sóc đáp ứng các tiêu chí như trên.
Trước đây, tại Quyết định cũ, để được tự cách ly tại nhà thì ngoài việc không có dấu hiệu viêm phổi, khó thở… người mắc COVID-19 còn phải đáp ứng các tiêu chí khác như: Đã tiêm đủ 2 mũi hoặc 1 mũi vaccine phòng COVID-19 sau 14 ngày hoặc không có bệnh nền, không đang mang thai…
Như vậy, theo Hướng dẫn mới, kể cả người có bệnh nền, phụ nữ có thai, người chưa tiêm đủ liều vaccine… cũng có thể được tự điều trị COVID-19 tại nhà nếu có sức khỏe ổn định và không có dấu hiệu viêm phổi.
Quảng Bình: Thêm 218 ca COVID-19, trong đó 159 F0 cộng đồng
Theo thông tin tổng hợp từ Trung tâm Chỉ huy phòng, chống dịch COVID-19 tỉnh, trong 24 giờ qua (từ 6 giờ ngày 06/2/2022 đến 6 giờ ngày 07/2/2022), Quảng Bình tổ chức xét nghiệm cho 2.648 người, ghi nhận thêm 218 ca mắc COVID-19, trong đó có 159 ca cộng đồng, 59 ca trong khu cách ly. Toàn tỉnh hiện có 1.292 ca đang điều trị tại nhà.
Đến nay tổng số ca COVID-19 của Quảng Bình là 7.594 ca; tổng số ca khỏi là 6.045; số đang điều trị tại bệnh viện là 214 ca; có 9 trường hợp tử vong.
Thực hiện Chiến dịch tiêm chủng mùa Xuân, trong ngày 6/2, các điểm tiêm trên địa bàn tỉnh Quảng Bình đã tiêm gần 2.388 liều vaccine phòng COVID-19.
Hiện 97,99% người trên 18 tuổi ở Quảng Bình đã tiêm vaccine phòng COVID-19 mũi 1; mũi 2 là 93,21%; Có 99,29% người trên 50 tuổi tại Quảng Bình tiêm đủ 2 mũi vaccine phòng COVID-19; Tỷ lệ người trên 18 tuổi tiêm đủ 3 mũi vaccine là 18,95%;
Hiện tỷ lệ tiêm mũi 1 vaccine phòng COVID-19 cho trẻ từ 12-17 tuổi trên địa bàn tỉnh Quảng Bình là 96,94%; tỷ lệ tiêm đủ 2 mũi là 76,49%.
Trẻ tiêm vaccine có mắc Covid-19 nữa không?
Giống như người lớn, trẻ đã tiêm vaccine phòng Covid-19 vẫn có thể mắc bệnh. Song việc tiêm giúp giảm nguy cơ tiến triển nặng, nguy cơ tử vong, có thể giúp ngăn chặn các biến thể khác xuất hiện.
PGS.TS Dương Thị Hồng, Phó Viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương cho biết trong lịch sử tiêm chủng, không một vaccine nào đạt hiệu quả bảo vệ 100%. Điều này cũng đúng với vaccine phòng Covid-19. Đến nay, Việt Nam đã tiêm được hơn 81 triệu liều. Hiệu quả mà vaccine Covid-19 mang lại là giảm tình trạng tiến triển bệnh nặng và nguy cơ tử vong đối với những người không được tiêm vaccine so với những người được tiêm vaccine.
"Một người đã tiêm đủ 2 mũi vaccine vẫn có nguy cơ nhiễm virus SARS-CoV-2 tuy nhiên chúng tôi có hai khái nhiệm là nhiễm Covid-19 và mắc bệnh trầm trọng. Tiêm rồi vẫn có nguy cơ nhiễm nhưng tiến triển nặng giảm đi rất nhiều, nguy cơ tử vong giảm đi rõ rệt. Với tất cả vaccine phòng Covid-19 cho đến hiện nay Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), các nhà sản xuất và các quốc gia đều đưa ra nhận định này đó một cách thuyết phục", TS Hồng phân tích.
Nhấn để phóng to ảnh
TPHCM là địa phương đầu tiên trên cả nước tiến hành tiêm vaccine phòng Covid-19 cho trẻ 12-17 tuổi (Ảnh: Hải Long)
Theo chuyên gia, với trẻ em, điều này cũng không ngoại lệ. Có thể trẻ tiêm nhưng vẫn có nguy cơ lây nhiễm Covid-19. Khi chúng ta đã đạt được miễn dịch cộng đồng ở mức trên 70% dân số được tiêm vaccine (Việt Nam đặt mục tiêu 90-95%) thì cộng đồng được bảo vệ. Vì thế, việc trẻ nào đó mắc bệnh thì cộng đồng vẫn được bảo vệ.
"Tới đây khi triển khai tiêm vaccine đầy đủ các mũi, cộng với việc sẽ có các mũi tiêm nhắc nếu cần thiết theo khuyến cáo của WHO và các quốc gia thì chúng ta mong muốn không chỉ tiếp tục duy trì cho trẻ được đi học mà việc giãn cách xã hội được giảm thiểu đến mức thấp nhất như Bộ Y tế hướng dẫn", TS Hồng nói.
"Hiện nay, nếu dịch xảy ra ở những tỉnh, thành phố có độ bao phủ vaccine cao thì việc khoanh vùng sẽ rất nhỏ, từng hộ gia đình, cụm làng xóm, không giãn cách rộng như thời gian trước đây. Lý do vì đã có vaccine, chúng ta đảm bảo được miễn dịch cộng đồng", TS Hồng cho biết thêm.
Theo CDC Hoa Kỳ, tiêm vaccine Covid-19 có thể giúp bảo vệ trẻ không mắc bệnh. Thông tin ban đầu cho thấy vaccine có thể giúp ngăn mọi người lây lan bệnh cho người khác. Chúng cũng có thể giúp con bạn không bị ốm nặng ngay cả khi chúng mắc bệnh.
Nhấn để phóng to ảnh
Tiêm vaccine phòng Covid-19 cho trẻ tại TPHCM (Ảnh: Quang Minh).
Theo Trung tâm y tế John Hopkins (Hoa Kỳ), vaccine có thể giúp ngăn ngừa trẻ em mắc Covid-19. Đôi khi trẻ mắc Covid-19 nhẹ hơn ở người lớn, nhưng một số trẻ mắc bệnh có thể bị viêm phổi nặng, ốm nặng và cần nhập viện. Điều này đặc biệt quan trọng cần ghi nhớ đối với biến thể Delta, biến thể này dễ lây lan hơn các biến thể coronavirus khác.
Bên cạnh đó, các loại vaccine hiện tại vẫn có hiệu quả trong việc ngăn ngừa bệnh nặng do biến thể Delta của virus gây ra. Trẻ em cũng có thể có các biến chứng như hội chứng viêm đa hệ thống và cần phải chăm sóc đặc biệt hoặc các triệu chứng kéo dài ảnh hưởng đến sức khỏe và tinh thần của trẻ. Virus có thể gây tử vong ở trẻ em, mặc dù trường hợp này hiếm hơn so với người lớn.
Vaccine giúp ngăn ngừa hoặc giảm sự lây lan của Covid-19. Giống như người lớn, trẻ em cũng có thể truyền virus cho người khác nếu chúng bị nhiễm, ngay cả khi chúng không có triệu chứng. Tiêm vaccine Covid-19 có thể bảo vệ trẻ và những người khác, giảm nguy cơ trẻ truyền virus cho người khác, bao gồm cả các thành viên trong gia đình và bạn bè, những người có thể dễ bị hậu quả nặng nề hơn của bệnh Covid-19.
Tiêm vaccine Covid-19 có thể giúp ngăn chặn các biến thể khác xuất hiện. Các trường hợp mắc bệnh Covid-19 đang gia tăng ở trẻ em và biến thể Delta dường như đang đóng một vai trò nào đó. Giảm sự lây truyền của virus bằng cách tiêm vaccine cũng làm giảm khả năng virus đột biến thành các biến thể mới, thậm chí có thể nguy hiểm hơn. Tuy nhiên, virus có thể lây truyền dễ dàng giữa trẻ em và người lớn chưa được tiêm chủng, khiến các biến thể mới xuất hiện.
Trong tháng 11, Việt Nam sẽ triển khai tiêm mũi một vaccine phòng Covid-19 cho trẻ song không triển khai đồng loạt mà theo tiến độ tiêm cho người lớn, tiến độ cung ứng vaccine.
Tỉnh nào đã đạt tỷ lệ bao phủ vaccine cho người từ 18 tuổi trở lên (80% người trên 18 tuổi được tiêm ít nhất một mũi, 50% người từ 50 tuổi trở lên được tiêm 2 mũi) thì mới tiến hành tiêm vaccine cho trẻ. Theo đó, sẽ ưu tiên cho địa phương đang có dịch, đang bị giãn cách xã hội, có mật độ dân cư tập trung, nguy cơ lây nhiễm cao.
Tỉnh nào chưa đạt tỷ lệ bao phủ vaccine cho người lớn thì vẫn tiếp tục ưu tiên cho nhóm này.
Chuyên gia Chung Nam Sơn: Trung Quốc không có lựa chọn khác ngoài Zero COVID Chuyên gia hô hấp hàng đầu Trung Quốc Chung Nam Sơn gây tranh cãi khi cho rằng Zero COVID (quét sạch virus trong cộng đồng) là chiến lược ít tốn kém hơn so với việc sống chung với dịch. Chuyên gia hô hấp hàng đầu Trung Quốc Chung Nam Sơn - Ảnh: WEIBO Trong cuộc phỏng vấn với Đài CGTN phát khuya ngày...