Chiều 23/1: Đã tiêm gần 176 triệu liều vaccine phòng COVID-19; Nhiều sản phụ là F0 chuyển nặng
Đến 14h30 ngày 23/1, Việt Nam đã tiêm gần 176 triệu liều vaccine phòng COVID-19; Bộ Y tế tiếp tục đề nghị các tỉnh, thành phố khẩn trương tiêm đủ liều cho các đối tượng từ 12 tuổi trở lên; Nhiều sản phụ chưa tiêm vaccine phòng COVID-19 diễn tiến nặng.
Cả nước tiêm gần 176 triệu liều vaccine phòng COVID-19, gần 21 triệu liều bổ sung, mũi 3
Cập nhật trên Cổng thông tin tiêm chủng COVID-19 cho thấy, đến 14h30 ngày 23/1, Việt Nam đã tiêm gần 176 triệu liều vaccine phòng COVID-19, trong đó ngày 22/1, cả nước đã tiêm gần 1 triệu liều vaccine.
Trong tổng số 209,6 triệu liều đã tiếp nhận, đã phân bổ 190,5 triệu liều; còn khoảng 19,1 triệu liều chưa phân bổ do mới được tiếp nhận cần tiến hành các thủ tục để kiểm định chất lượng, xuất xưởng vaccine.
Tổng số liều vaccine phòng COVID-19 tiêm cho người từ 18 tuổi trở lên là 158.121.606 liều gồm mũi 1: 70.473.760 liều; mũi 2: 67.826.674 liều; mũi bổ sung: 7.350.338 liều; mũi 3: 13.581.400 liều
48/63 tỉnh, thành phố có tỷ lệ bao phủ mũi 2 vaccine phòng COVID-19 trên 90% gồm: Hà Nội, Hải Phòng, Thái Bình, Nam Định, Hà Nam, Ninh Bình, Bắc Giang, Bắc Ninh, Hưng Yên, Bắc Cạn, Quảng Ninh, Nghệ An, Hà Tĩnh, Lai Châu, Lạng Sơn, Tuyên Quang, Hà Giang, Yên Bái, Lào Cai, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quãng Ngãi, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông, TP. HCM, Bà Rịa Vũng Tàu, Đồng Nai, Tiền Giang, Long An, Lâm Đồng, Cần Thơ, Sóc Trăng, An Giang, Bến Tre, Vĩnh Long, Đồng Tháp, Bình Phước, Kiên Giang, Cà Mau, Bạc Liêu và Hậu Giang.
Tiêm vaccine phòng COVID-19 cho người cao tuổi ở Hà Nội Ảnh: Thái Bình
14/63 tỉnh, thành phố có tỷ lệ bao phủ mũi 2 từ 80 – dưới 90%: Thanh Hóa, Phú Thọ, Vĩnh phúc, Hải Dương, Thái Nguyên, Hòa Bình, Cao Bằng, Điện Biên, Bình Định, Phú Yên, Kon Tum, Tây Ninh, Trà Vinh, Bình Dương
01/63 tỉnh, thành phố có tỷ lệ bao phủ mũi 2 dưới 80% là Sơn La (78,7%).
Video đang HOT
Khẩn trương tiêm đủ liều vaccine phòng COVID-19 cho các đối tượng từ 12 tuổi trở lên
Báo cáo của Bộ Y tế cũng cho biết số liều tiêm cho trẻ từ 12-17 tuổi là 15.733.239 liều, trong đó mũi 1: 8.370.164 liều; mũi 2: 7.363.075 liều.
45 tỉnh, thành phố đã cơ bản bao phủ đủ liều cơ bản cho nhóm tuổi này là Hà Nội, Hải Phòng, Nam Định, Hà Nam, Ninh Bình, Bắc Giang, Bắc Ninh, Phú Thọ, Hải Dương, Hưng Yên, Thái Nguyên, Quảng Ninh, Hòa Bình, Nghệ An, Hà Tĩnh, Lai Châu, Lạng Sơn, Tuyên Quang, Cao Bằng, Yên Bái, Lào Cai, Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Quảng Ngãi, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Kon Tum, Đắk Nông, TP. Hồ Chí Minh, Bà Rịa Vũng Tàu, Tiền Giang, Long An, Lâm Đồng, Tây Ninh, Sóc Trăng, An Giang, Bến Tre, Trà Vinh, Vĩnh Long, Bình Phước, Kiên Giang, Cà Mau, Bạc Liêu, Hậu Giang
Bộ Y tế tiếp tục đề nghị các địa phương hoàn thiện tiêm đủ liều cơ bản cho người từ 12 tuổi trở lên trong tháng 01/2022 và liều bổ sung, liều nhắc lại cho người từ 18 tuổi trở lên theo Công văn 10722/BYT-DP ngày 17/12/2021 về tiêm vaccine phòng COVID-19 liều cơ bản và liều nhắc lại trong Quý I/2022; rà soát không để bỏ sót đối tượng chưa được tiêm chủng và đối tượng chưa được tiêm đủ liều vaccine; sau khi rà soát, khẩn trương tiêm đủ liều cho các đối tượng từ 12 tuổi trở lên; bảo đảm an toàn trong tiêm chủng.
Nhiều sản phụ chưa tiêm vaccine phòng COVID-19 chuyển nặng
Theo TS.BS Nguyễn Thị Thu Hà, Phó Giám đốc Bệnh viện Phụ sản Hà Nội, tỷ lệ sản phụ là bệnh nhân COVID-19 không tiêm vaccine COVID-19 mà cơ sở này tiếp nhận chiếm đến 70%. Đáng chú ý, phần lớn các sản phụ chuyển nặng phải kết thúc thai kì sớm là trường hợp chưa tiêm vaccine COVID-19 hoặc tiêm chưa đủ liều.
Đáng chú ý, trong những ngày qua, bệnh viện đã tiếp nhận và điều trị một số thai phụ mắc COVID-19 chuyển nặng do tự theo dõi sức khỏe tại nhà sau khi test nhanh dương tính với SARS-CoV-2.
Trước thực tế này, các bác sĩ khuyến cáo các sản phụ (đáp ứng đủ điều kiện tiêm vaccine) cần tiếp cận tiêm vaccine sớm nhất có thể, theo khuyến cáo của nhân viên y tế.
Quảng Bình: Có thêm 69 ca mắc COVID-19, nâng tổng số mắc của tỉnh lên 5.535 ca
Theo thông tin tổng hợp từ Trung tâm Chỉ huy phòng, chống dịch COVID-19 tỉnh Quảng Bình, trong 24 giờ qua (từ 6 giờ ngày 22/01/2022 đến 6 giờ ngày 23/01/2022), Quảng Bình ghi nhận thêm 69 ca mắc COVID-19, trong đó có 51 ca cộng đồng; trong ngày có 31 ca xuất viện.
Đến nay tổng số ca COVID-19 của Quảng Bình là 5.534 ca; tổng số ca khỏi là 4.479; toàn tỉnh hiện có 631 bệnh nhân COVID-19 đang điều trị tại nhà; 399 ca đang điều trị tại bệnh viện; 7 trường hợp tử vong.
Hiện 97,83 % người trên 18 tuổi ở Quảng Bình đã tiêm vaccine phòng COVID-19 mũi 1; mũi 2 là 92,57%; Có 96% người trên 50 tuổi tại Quảng Bình tiêm đủ 2 mũi vaccine phòng COVID-19; Hiện tỷ lệ tiêm mũi 1 vaccine phòng COVID-19 cho trẻ từ 12-17 tuổi trên địa bàn tỉnh Quảng Bình là 93,67%; tỷ lệ tiêm đủ 2 mũi là 75,23%.
Tiêm trộn vaccine Pfizer và Moderna - giải pháp tình thế
Hiện các cơ quan y tế thế giới chưa đưa ra khuyến nghị chính thức về việc tiêm trộn hai loại vaccine mRNA, song một số nước coi đây là giải pháp tình thế để đẩy nhanh chiến lược chủng ngừa Covid-19.
Từ tháng 6, tiêm trộn vaccine Covid-19 được xem như một phương pháp tạm thời giúp giải quyết vấn đề hạn chế nguồn cung. Nhiều thảo luận nổ ra kể từ khi Đại học Oxford công bố nghiên cứu cho thấy tiêm kết hợp hai loại vaccine của AstraZeneca và Pfizer sẽ tạo phản ứng miễn dịch mạnh hơn.
Một số chuyên gia đề xuất có thể tiêm trộn vaccine Pfizer và Moderna. Đến nay, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Mỹ (CDC), Cục Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA), Cơ quan Dược phẩm châu Âu (EMA) đều chưa đưa ra khuyến nghị liên quan đến việc tiêm trộn hai vaccine này.
Do nhu cầu không cấp bách, hiện có ít nghiên cứu về tính hiệu quả và an toàn khi tiêm chung vaccine Pfizer và Moderna. Song nhiều quốc gia coi đây như giải pháp tình thế nếu nguồn cung bị thiếu hụt.
Tháng 6, Ủy ban Cố vấn Quốc gia về Tiêm chủng (NACI) của Canada cập nhật hướng dẫn cho phép sử dụng kết hợp vaccine mRNA và Pfizer, do cả hai đều dựa trên công nghệ mRNA.
"Người đã tiêm liều đầu tiên vaccine mRNA (Pfizer-BioNTech hoặc Moderna) nên được tiêm cùng loại vaccine trong liều thứ hai. Nếu vaccine cùng loại không có sẵn, có thể thay thế bằng một vaccine khác cũng sử dụng công nghệ mRNA", NACI hướng dẫn.
Tuy nhiên, giới chức y tế báo cáo nhiều người Canada từ chối tiêm vaccine Moderna ở liều hai nếu liều đầu tiên đã tiêm Pfizer, vì lo ngại tiêm trộn không đảm bảo hiệu quả và an toàn. Tiến sĩ Kashif Pirzada nhận định: "Nếu nhìn vào cấu trúc vaccine, chúng giống hệt nhau về mọi mặt, luôn phản chiếu lẫn nhau".
Theo hướng dẫn tiêm chủng của CDC Mỹ, "chưa đủ dữ liệu để kết luận về tính an toàn và hiệu quả của việc tiêm trộn vaccine mRNA". Cơ quan này cho rằng người dùng nên được tiêm cùng loại vaccine theo đúng thời gian khuyến nghị của nhà sản xuất.
Nhân viên y tế chuẩn bị một liều vaccine Covid-19 của Moderna tại một điểm tiêm chủng ở thành phố New York, mỹ, tháng 1/2021. Ảnh: Reuters
Tuy nhiên, CDC Mỹ cũng hướng dẫn: "Trong các tình huống ngoại lệ mà vaccine mRNA tiêm liều đầu không có sẵn hoặc không còn sử dụng được, có thể sử dụng bất cứ loại vaccine mRNA nào khác, miễn là các liều cách nhau tối thiểu 28 ngày. Trong các tình huống tạm thời không có cùng loại vaccine mRNA, tốt nhất là nên trì hoãn liều hai để nhận cùng một sản phẩm, hơn là tiêm trộn sản phẩm khác".
CDC Mỹ cũng khuyến nghị người dùng có thể chuyển đổi linh hoạt giữa hai vaccine mRNA trong liều tăng cường (liều thứ ba).
"Đối với người đã tiêm vaccine Pfizer hoặc Moderna (cho hai liều đầu), nên sử dụng cùng loại trong liều thứ ba. Một người không nên nhận quá ba liều vaccine mRNA. Nếu loại vaccine cho hai liều đầu không có sẵn, có thể sử dụng vaccine mRNA khá để thay thế", theo hướng dẫn của CDC Mỹ.
Trước đó, nhiều quốc gia và các nhà khoa học công bố bằng chứng về việc tiêm trộn vaccine AstraZeneca và Pfizer.
Theo nghiên cứu mới nhất của Viện Huyết thanh Quốc gia Đan Mạch, tiêm trộn liều một vaccine AstraZeneca với liều hai vaccine Pfizer hoặc Moderna đem lại "hiệu quả cao". Kết luận này tương đồng với hàng loạt nghiên cứu trước đó, đồng thời củng cố dự định tiêm trộn vaccine của Cơ quan Dược phẩm châu Âu (EMA) và nhiều nước trên thế giới.
Trong khi đó, dược sĩ Sabina Vohra-Miller, làm việc tại Toronto, cho biết vaccine Pfizer và Moderna có cách thức huấn luyện hệ miễn dịch "rất giống nhau", cả hai đều nhắm vào protein S của nCoV. Kháng thể giữa hai lần tiêm sẽ "phản ứng chéo rất tốt", bà nói thêm.
Theo tiến sĩ Lynora Saxinger, Đại học Alberta, khả năng nhiều người Canada sẽ cần tiêm vaccine tăng cường trong tương lai, nhằm giảm thiểu mối đe dọa từ biến thể nCoV nguy hiểm.
Cuộc thảo luận về tiêm trộn vaccine Covid-19 nổ ra trong bối cảnh biến thể Delta lây nhiễm nhanh, có thể né tránh miễn dịch, hiện chiếm ưu thế toàn cầu. Nghiên cứu gần đây của Public Health England (PHE) cho thấy vaccine Pfizer hiệu quả 88% ngừa triệu chứng Covid-19 khi tiếp xúc biến thể Delta hai tuần sau liều thứ hai, giảm so với 93% ở biến thể Alpha.
Hiện chưa đủ bằng chứng cho thấy độ an toàn và hiệu quả của việc tiêm trộn vaccine, song lợi ích rõ ràng nhất trước mắt là về hậu cần trong thời điểm nguồn cung thiếu hụt.
Việt Nam cũng cho phép tiêm mũi hai là vaccine Pfizer cho người đã tiêm mũi một là vaccine AstraZeneca nếu thiếu nguồn cung và người được tiêm đồng ý. Trong bối cảnh thiếu vaccine, hiện TP HCM định áp dụng tiêm trộn vaccine Pfizer cho người đã tiêm mũi một là vaccine Moderna. Bộ Y tế chưa có khuyến cáo nào về việc này.
11 người Ấn Độ nhiễm virus nguy hiểm nhất thế giới, không có vaccine và thuốc chữa Thông tin trên do Bộ trưởng Y tế bang Kerala của Ấn Độ Veena George đưa ra. Ông cho biết 11 người này có triệu chứng nhiễm virus chết người tên là nipah. Dơi ăn ổi ở Siliguri, Ấn Độ. Loài dơi có thể mang virus nipah nguy hiểm. Ảnh: AP Theo đài Spsutnik, ngày 5/9, một cậu bé 12 tuổi đã mắc...