Chiến tranh Việt Nam qua góc nhìn của truyền thông Mỹ
Lần đầu tiên sau hơn 40 năm, hãng thông tấn AP mở triển lãm ảnh “Việt Nam: Cận cảnh cuộc chiến” tại Hà Nội, trưng bày những bức ảnh vô giá về chiến tranh Việt Nam dưới góc nhìn của truyền thông Mỹ.
Quang cảnh tại lối vào Đại sứ quán Mỹ tại Sài Gòn ngày 31/1/1968 – ngày thứ hai của cuộc tổng tấn công Tết Mậu Thân.
Một lính Mỹ mang súng trường nằm bên cạnh đồng đội bị thương tại Phước Vinh 1967.
Một người dân miền Nam Việt Nam bị kề súng vào đầu.
Bức ảnh em bé Napalm của nhiếp ảnh gia Nick Út. Bức ảnh ghi lại hình ảnh một cô bé chín tuổi, da thịt và áo quần bị đốt cháy do bị bỏng nặng bởi bom napalm, khi cô bé đang di tản khỏi ngôi làng của mình.
Lưới hàng cẩu người tị nạn từ một xà lan lên tàu SS Pioneer Contender để sơ tán khỏi Đà Nẵng vào ngày 3/3/1975.
Tướng Nguyễn Ngọc Loan, Tư lệnh Cảnh sát quốc gia – chính quyền Việt Nam cộng hòa bắn vào đầu ông Nguyễn Văn Lém – người bị tình nghi là Quân giải phóng vào ngày 1/2/1968. Bức ảnh này đã mang về cho tác giả – nhiếp ảnh gia Eddie Adams giải Pulitzer cho ảnh thời sự năm 1969.
Một người cha đau đớn ôm thi hài của con mình trong khi lính Việt Nam cộng hòa ngồi trên xe bọc thép nhìn xuống. Bức ảnh của Horst Faas nhận được giải Pulitzer năm 1965.
Những người lính đang trợ giúp đồng đội bị thương tại Huế tháng 4/1968.
Một người lính ném thúng gạo vào lửa khi tới Tam Kỳ hồi tháng 10/1967.
Hòa thượng Thích Quảng Đức tự thiêu tại Sài Gòn để phản đối sự đàn áp Phật giáo của chính quyền Việt Nam Cộng hòa. Bức ảnh này đã tạo ra 1 làn sóng phẫn nộ trên toàn thế giới góp phần đẩy nhanh sự sụp đổ của chính quyền Ngô Đình Diệm
Thượng sỹ không quân Mỹ Lyle Goodin vác thi thể một người phụ nữ lớn tuổi. Ảnh chụp tại Sài Gòn vào tháng 3/1965.
Video đang HOT
Bức ảnh chụp một lính cứu thương Mỹ ngước nhìn lên với một mắt không bị băng tại Tây Nguyên vào tháng 1/1966. Bức ảnh đã được giải Vàng Robert Capa từ Câu lạc bộ báo chí nước ngoài của Mỹ.
Ảnh chụp lính Mỹ chạy toán loạn khi một trực thăng bốc cháy do bị Quân Giải phóng Việt Nam bắn hạ vào tháng 7/1966.
Những người biểu tình phản đối chiến tranh Việt Nam tại California, Mỹ vào tháng 12/1965.
Binh lính Mỹ, một người mang theo một con chó con, dò dẫm ở cửa hang gần một bờ sông ở Lâm Đồng vào tháng 7/1966. Hai người này đang tìm kiếm Quân giải phóng ẩn náu trong hang.
Một người phụ nữ đang bế con đi tìm nơi trú ẩn khi lính Mỹ càn quét làng Mỹ Sơn, gần Đà Nẵng để tìm Quân giải phóng. Ảnh chụp vào tháng 4/1965.
Cố vấn Mỹ dùng bạt buộc vào đòn gánh đế đưa một lính bị thương về Sài Gòn chữa trị. Ảnh chụp vào tháng 9/1965.
Máy bay trực thăng Mỹ băng phía trên bắn súng máy vào các hàng cây để yểm trợ cho lính Việt Nam Cộng hòa khi họ tấn công quân Giải phóng cách Tây Ninh 28km về phía Bắc gần biên giới Campuchia.
Một lính Mỹ nhìn lên trời tìm máy bay cứu thương sau một trận đánh ở Long Khánh vào tháng 10/1966.
Thủy quân lục chiến Mỹ chở những người lính bị thương trên đường phố Huế vào tháng 12/1968.
Các nhà sư và phụ nữ kéo hàng rào dây thép gai được dựng lên trước cửa chùa Giác Minh ở Sài Gòn để ngăn chặn biểu tình. Cảnh sát dùng dùi cui đánh bị thương ít nhất 50 người trong cuộc biểu tình này. Đây là 1 trong nhiều cuộc biểu tình của Phật giáo chống lại chế độ Ngô Đình Diệm. Một tháng sau đó mật vụ tấn công các ngôi chùa trên toàn miền Nam, một hành động chỉ làm tăng thêm sự thù ghét chính quyền.
Người dân, sỹ quan Việt Nam Cộng hòa chen nhau lên máy bay di tản tại thành phố biển Nha Trang vào ngày 1/4/1975.
Lính Mỹ giải một người lính Quân giải phóng sau một trận giao tranh tại thành phố Biên Hòa vào tháng 2/1969.
Một người lính lắp đặt khẩu pháo tại Thung lũng A Sầu- Huế vào tháng 4/1968.
Thủy quân lục chiến Mỹ trên đường di chuyển. Ảnh chụp vào tháng 12/1969.
Nhiếp ảnh gia Nich Út, tác giả bức ảnh Em bé Napalm.
Nick Út bên bức ảnh em bé Napal nổi tiếng ông chụp tháng 8/1972.
Rất đông người dân đến xem triển lãm ảnh của Hãng thông tấn AP. Triển lãm diễn ra tại Trung tâm Triển lãm 45 Tràng Tiền tới hết ngày 26/6.
Cường Net-Thiên Ân
Theo Dantri
Câu chuyện cháu nội của cố Tổng bí thư Lê Duẩn du học ở Mỹ (P1)
Ngay trong thời khắc chiến tranh tàn khốc nhất, bom đạn từ B.52 của Mỹ rơi khắp phố phường Hà Nội, cố Tổng Bí thư Lê Duẩn đã có tầm nhìn xa tới sau cuộc chiến tranh. Ông xác định: "Mỹ sẽ là bạn hàng lớn của Việt Nam...".
Năm 1995, Tổng thống Mỹ lúc đó là Bill Clinton đã công bố bình thường hóa quan hệ với Việt Nam. Sau hai thập kỷ hợp tác và phát triển, 2 quốc gia cựu thù đã trở thành đối tác toàn diện. 2015 là một mốc quan trọng trong quan hệ song phương Việt Nam và Mỹ. Đây cũng là dịp để chúng ta cùng nhìn lại, đánh giá những thành quả đạt được sau 20 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt - Mỹ, đồng thời phân tích những cơ hội và thách thức trong những thập kỷ tới.
Chúng tôi đã có cuộc trao đổi với ông Lê Kiên Thành về chủ đề này.
Ông Lê Kiên Thành (Ảnh: Phạm Nguyễn)
Va cháu nội của cô Tông bi thư đã du học tại Mỹ
Trong các đời Tông Bi thư (TBT) của Đảng ta thì cố TBT Lê Duẩn là nhà lãnh đạo gắn bó suốt đời hoạt động Cách mạng với cuộc chiến tranh khốc liệt nhất của dân tộc ta trong thế kỷ XX. Cuộc chiến tranh tàn khốc đã lùi xa 40 năm. Nay Việt Nam và Hoa Kỳ đã bình thường hóa quan hệ. Nhiều con em người Việt đã đi du học ở Mỹ, trong đó có con em của nhiều cán bộ Đảng viên. Con trai của ông là cháu nội của cố TBT Lê Duẩn cũng đã từng du học tại Mỹ. Giả sử, cô TBT Lê Duẩn còn sống, điều này có xảy ra không, thưa ông?
Ông Lê Kiên Thành: Có một số người có thể nghĩ rằng ba tôi (tức cố TBT Lê Duẩn) không thích Mỹ vì từng có thời gian dài Việt Nam và Mỹ là kẻ thù của nhau. Đó là giai đoạn mà ông giữ cương vị lãnh đạo cao nhất. Điều này hoàn toàn không đúng!
Tôi xin minh chưng nhân đinh cua minh băng hai câu chuyện thât, thê này:
Năm 1972, cuộc kháng chiến chống Mỹ bước vào giai đoạn khốc liệt nhất, ba tôi về Hải Phòng thăm một nhà máy dệt thảm len xuât khâu. Cùng đi chuyên công tac nay vơi ba tôi, có môt vi lanh đao Sở Thương nghiệp TP.Hải Phòng va cung la Thanh uy viên...
Vào xưởng san xuât, ba tôi gặp một cô công nhân dệt thảm len xuât khâu. Ông tro chuyên rôi hoi: Cô có biết đồng đô la không? Cô gái ú ớ chưa biết trả lời thế nào thì vi lanh đao nay đa tra lơi răng: "Thưa anh, tôi còn không biết nữa là...". Ba tôi nghiêm mặt bảo: "Những người làm xuât khâu phải biết và phải hiểu về đồng đô-la. Chúng ta đang đánh nhau với Mỹ, nhưng sau khi kết thúc chiến tranh, Mỹ sẽ là bạn hàng lớn của Viêt Nam".
Sau nay, tôi co đươc nghe vi lanh đao nay kể lại: Lúc ấy, ban thân vi lanh đao nay cung lấy làm lạ, không thể hiểu được tại sao Mỹ có thể là bạn hàng lớn của Viêt Nam chứ không phải Liên Xô hay Trung Quốc sau khi chiến tranh kết thúc?
Rất nhiều người Việt Nam ta cũng không hiểu tư duy và tầm nhìn của ba tôi lúc bấy giờ!
Chuyện thứ hai cũng rất ít người biết. Trong 26 năm ba tôi làm Bí thư thứ nhất rồi TBT Đang Công san Viêt Nam, lãnh tụ Cu Ba Phidel Castro đã sang thăm nươc ta 2 lần, lần nào ông Phidel cũng tha thiết mời ba tôi qua thăm Cu Ba.
Trong phong trào Cách mạng thế giới thì Việt Nam và Cu Ba là trường hợp vô cùng đặc biệt, giữa hai nước có mối quan hệ hữu nghị thân thương, gắn bó mật thiết với nhau không gì có thể so sánh được. Chúng ta chiến đấu vì độc lập của mình nhưng cũng có một phần vì Cu Ba anh em. Thế nhưng trong 26 năm đó, ba tôi chưa một lần sang thăm Cu Ba va kể cả sau khi kết thúc chiến tranh với Mỹ.
Ba tôi tâm sự rằng, ông không muốn Mỹ hiểu lầm Viêt Nam bắt tay với Cu Ba là để chống Mỹ. Viêt Nam đoàn kết với Cu Ba, chiến đấu vì Cu Ba nhưng chúng ta không chống Mỹ kiểu đó. Chúng ta phải để cho nhân dân Mỹ, người Mỹ hiểu rõ mục đích chiến đấu của dân tộc ta là chống lại hành động xâm lược của Mỹ chứ không hề chống lại nước Mỹ, chống lại nhân dân Mỹ. Điều này có lợi cho Cách mạng Viêt Nam và cả Cách mạng Cu Ba.
Kể cả sau ngày giải phóng miền Nam, ba tôi vẫn bảo, nên chậm lại một chút để thuận lợi hơn cho công tác phục hồi ngoại giao với Mỹ. Mối tình son sắt, gắn bó keo sơn giữa hai dân tộc Viêt Nam và Cu Ba không thể vì chuyện ba tôi không sang thăm mà giảm đi. Ông tin rằng Phidel và bạn bè Cu Ba hiểu được nguồn gốc sâu xa như vậy. Đó là sự khôn ngoan cần phải có khi cả hai nước anh em nhỏ bé trước một đối thủ lớn mạnh hơn gấp bội. Viêt Nam và Cu Ba luôn cần có sự chia se, cảm thông và ủng hộ từ những người Mỹ yêu chuộng hòa bình, công lý, từ những người Mỹ trong lòng nước Mỹ!
Tôi còn biêt một câu chuyện nữa là sau ngày giải phóng, một ông cán bộ ngoại giao của ta sang Mỹ thăm xong về báo cáo kết quả chuyến đi với ba tôi. Vị cán bộ này nói về toàn những cái xấu của nước Mỹ. Nghe được một đoạn, ba tôi ngắt lời, hỏi: "Theo anh, nước Mỹ toàn xấu vậy thì mình quan hệ ngoại giao với người ta làm gì?".
Trong suốt thời gian lãnh đạo cuộc kháng chiến, kể cả những năm tháng chiến tranh ác liệt nhât, ba tôi vẫn luôn nhìn thấy ở nước Mỹ như người bạn tương lai của Viêt Nam, dù hiện tại là kẻ thù của nhau. Và dù hiện tại có khốc liệt đến đâu, cũng không che khuất tầm nhìn chiến lược của ông. Ông chống hành động của Mỹ để bảo vệ độc lập dân tộc nhưng cũng rất trân trọng nước Mỹ, ông thấy được vai trò và vị trí của họ, vị thế của nước Mỹ đối với sự phát triển của thế giới - trong đó có Viêt Nam mình.
Vậy tại sao sau khi kết thúc chiến tranh vào ngày 30/4/1975, quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ bị đóng băng kéo dài? Đó là tại Viêt Nam hay tại Mỹ? So với nước Nhật, từng là kẻ thù của Mỹ, bị Mỹ ném xuống hai quả bom nguyên tử nhưng kết thúc chiến tranh, Mỹ - Nhật nhanh chóng trở thành đồng minh gắn bó cho đến nay?
Ông Lê Kiên Thành: Lịch sử luôn có những khúc quanh và góc khuất của nó. Viêt Nam có những thăng trầm của minh, có lúc bị đẩy vào hoàn cảnh không may.
Tôi đã từng hỏi những nhân vật quan trọng ở Đại sứ quán Mỹ rằng: Tại sao có mấy nghìn người bị sát hại ở một nước châu Phi, nước Mỹ nhảy vào cứu. Còn ở Campuchia, chính quyền PolPot được một số quốc gia mang tư tưởng sô vanh nước lớn đứng phía sau bảo vệ, mấy triệu người bị sát hại, Mỹ không cứu. Nhưng khi chúng tôi vào cứu thì các ông chống chúng tôi? Hai hành động của Mỹ ở châu Phi và Viêt Nam ở Campuchia có gì khác nhau? Không người Mỹ nào lý giải được điều đó!
Sau chiến tranh năm 1975, khi ma Viêt Nam vân còn muôn vàn khó khăn cân giai quyêt thi đa phải nhảy vào cứu một dân tộc láng giềng đang bị họa diệt chủng. Cả thế giới ngoảnh mặt làm ngơ trước sự sống còn của một dân tộc (!?). Mỹ còn gián tiếp ủng hộ những kẻ đang đứng sau, "hà hơi" tiếp sức cho PolPot. Đên bây giơ, chính nhiều người Mỹ đã thừa nhận đây là điều sỉ nhục của nước Mỹ.
Viêt Nam đã làm một điều cao cả, đê có thể ngẩng cao đầu bước lên diễn đàn của Liên hiêp quôc mà hỏi rằng: Liên hiêp quôc ơ đâu khi mà cả một dân tộc bị chà đạp, bị đọa đày diệt chủng như vậy? Giờ đây, Liên hiệp quốc đã đưa nhiều tên tội phạm ra xét xử tội ác chống loài người. Bộ mặt sát nhân của chính quyền PolPot đã rõ ràng. Ai đứng sau lưng bảo kê, "hà hơi" cho những kẻ sát nhân, cả thế giới đều biết. Nhưng vai trò của Viêt Nam cứu một dân tộc trước họa diệt chủng chưa ai nói cho thật ro, thât công bằng, chưa ai "minh oan" cho Viêt Nam?
Chiến tranh ở Viêt Nam dù đã kết thúc, nhưng đẩy Mỹ vào thế là bất kể Viêt Nam làm gì Mỹ cũng chống. Viêt Nam hy sinh xương máu, danh dự để cứu một dân tộc, Mỹ cũng chống! Ngược lại, Mỹ làm gì Viêt Nam cũng chống! Đây là điều không may trong lịch sử với cả hai dân tộc Việt Nam và Hoa Kỳ mà chúng ta cần phải dũng cảm vượt qua.
Đó là lý do tại sao dù rất mong muốn, nhưng mối bang giao Việt - Mỹ lại bị chậm, dù hai bên rất mong muốn. Nhìn lại lịch sử thì ta phải nhìn cho hết tất cả những khía cạnh của nó. Cái đó không phải là do chúng ta vì chúng ta luôn muốn hòa bình, chúng ta hi sinh và nghĩ tới cả những chi tiết nhỏ để mong muốn kiến tạo cơ hội cho hòa bình.
Cuộc chiến tranh khốc liệt nhất thế kỷ 20 của dân tộc ta xảy ra vào một thời điểm lịch sử không may mắn. Vị trí địa lý của nước ta vào thời điểm lịch sử đó càng làm cho điều không may lớn hơn và rộng hơn nhiều. Cho nên, quá trình phục hồi lại bang giao cũng gặp nhiều trở ngại, khó khăn khiến bị chậm hơn nhiều so với mong muốn của hai bên, trong đó có ba tôi!
Sau khi đất nước thống nhất, cố TBT Lê Duẩn tiếp tục tại vị cho đến năm 1986. Trong quãng thời gian đó cố TBT có đi thăm nước nào ngoài khối XHCN để tìm hiểu lối sống và cách điều hành xã hội của họ chưa?
Ông Lê Kiên Thành: Ba tôi rất muốn sang thăm một nước tư bản để nhìn tận mắt và hiểu cách sinh hoạt, tổ chức xã hội cũng như nhiều thứ khác của họ. Nhưng tiếc rằng giai đoạn sau 1975 có quá nhiều chuyện phải giải quyết.
Có lần TBT Đảng Cộng Sản Pháp mời ba tôi qua thăm Pháp. Ba tôi rất muốn đi. Nhưng tình hình lúc ấy còn nhiều cản trở nên Bộ Chính trị chưa cho đi.
Với nước Mỹ, dù chưa đặt chân đến nhưng qua cách suy nghĩ ta thấy được ông rất quan tâm và hiểu rất nhiều về nước Mỹ!
(Còn tiếp)
Duy Chiến - Việt Khuê thực hiện
Theo Dantri
Những bức ảnh khó quên về chiến tranh Việt Nam (1) Một người cha bế trên tay thi thể đứa con nhỏ chất vấn binh sỹ chính quyền Sài Gòn, lính Mỹ hoang mang, mệt mỏi sau một cuộc đụng độ với quân du kích, tướng cảnh sát chính quyền Sài Gòn bắn người trên phố... là những hình ảnh khó quên về chiến tranh Việt Nam. Một binh sỹ chính quyền Sài Gòn...