Chiến tranh Ukraine đẩy châu Âu vào cuộc chạy đua củng cố quốc phòng
Tăng cường năng lực công nghiệp quốc phòng là một nhu cầu thiết yếu, nhưng sự thay đổi phải diễn ra kịp thời để bảo vệ an ninh châu Âu.
Châu Âu bắt đầu nhận thức rằng năng lực công nghiệp quốc phòng đã trở nên quan trọng đối với đòn bẩy ngoại giao cũng như sức mạnh quân sự. Ảnh: AFP.
Quyết định của chính quyền Tổng thống Mỹ Joe Biden cho phép Ukraine sử dụng tên lửa ATACMS để tấn công sâu vào lãnh thổ Nga đã làm nổi bật một thực tế mới trong chiến tranh hiện đại: năng lực công nghiệp có ảnh hưởng sâu rộng đến sức mạnh răn đe.
Chỉ một khoảng thời gian ngắn trước khi quyền lực được chuyển giao cho chính quyền Donald Trump vào tháng 1/2025, các cường quốc châu Âu đã gấp rút tái thiết nền công nghiệp quốc phòng nhằm chuẩn bị cho một tương lai ngày càng bất định hơn.
Một minh chứng rõ nét là thỏa thuận Trinity House giữa Anh và Đức, được ký kết vào tháng trước. Cam kết “phát triển nhanh chóng các loại vũ khí tấn công hoàn toàn mới” không chỉ mang ý nghĩa hợp tác quân sự, mà còn là sự thừa nhận rằng các mô hình sản xuất trong thời bình không thể đáp ứng kịp nhu cầu của các cuộc xung đột kéo dài và khốc liệt.
Vì vậy, khi Bộ trưởng Quốc phòng Đức Boris Pistorius khẳng định rằng “đây là yêu cầu của thời đại”, ông đang nhấn mạnh sự cần thiết phải có một nền công nghiệp có thể tái định hình toàn bộ lĩnh vực quốc phòng của châu Âu.
Video đang HOT
Thêm vào đó, thời điểm hiện tại có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Với mức giá lên tới 1,3 triệu USD, mỗi quả tên lửa ATACMS của Mỹ được sử dụng trên chiến trường Ukraine đều tạo ra tổn thất khó có thể thay thế cho đến khi các dây chuyền sản xuất có thể thích ứng. Đồng thời, khi Mỹ chuyển từ hệ thống ATACMS sang hệ thống Precision Strike Missile (PrSM), các nhà sản xuất phải duy trì hoạt động của hệ thống cũ, đồng thời đẩy mạnh sản xuất các thế hệ vũ khí mới.
Những thách thức này đặt ra một câu hỏi hóc búa: Làm sao để cân bằng giữa việc tạo ra tác động tức thời trên chiến trường và duy trì sức mạnh răn đe lâu dài? Quyết định trì hoãn cung cấp vũ khí tấn công cho Ukraine của Tổng thống Joe Biden là một minh chứng rõ ràng cho thực tế này. Các quan chức Lầu Năm Góc đã bày tỏ lo ngại về các lỗ hổng trong năng lực phòng thủ của NATO, sau một thập kỷ cắt giảm ngân sách quốc phòng.
Sự hoài nghi của Washington đối với khả năng tự chủ chiến lược của châu Âu không phải là không có cơ sở, nhất là khi các ưu tiên quốc phòng của EU vẫn còn phân tán, chịu sự chi phối ngày càng lớn từ các lực lượng cực hữu.
Châu Âu hiện nay đã nhận thức rõ ràng rằng năng lực công nghiệp quốc phòng đóng vai trò quan trọng trong việc định hình sức mạnh ngoại giao. Thỏa thuận Trinity House mở đường cho việc xây dựng một nhà máy sản xuất nòng pháo mới tại Anh, tạo ra 400 việc làm và mang lại gần 500 triệu bảng Anh.
Quan trọng hơn, mối quan hệ hợp tác giữa Pháp, Anh và Đức trong việc phát triển các hệ thống tấn công chính xác là một chiến lược nhằm giảm bớt sự phụ thuộc vào Mỹ, trong bối cảnh Washington đang phải đối mặt với những biến động chính trị tiềm tàng dưới thời chính quyền Donald Trump.
Đối với các nhà sản xuất quốc phòng, sự chuyển mình này vừa tạo ra cơ hội, vừa đặt họ vào tình thế cấp bách. Tính hiệu quả của tên lửa Storm Shadow trong các cuộc tấn công vào các mục tiêu chiến lược tại Crimea đã chứng minh vai trò quan trọng của các hệ thống tấn công chính xác.
Tuy nhiên, với tốc độ sản xuất hiện tại, không thể duy trì các hoạt động cường độ cao mà vẫn bảo đảm đủ kho dự trữ chiến lược. Điều này buộc các công ty quốc phòng châu Âu phải đẩy mạnh sản xuất và mở rộng quy mô với tốc độ chưa từng thấy kể từ thời kỳ Chiến tranh Lạnh.
Sự thay đổi này không chỉ giới hạn trong lĩnh vực tên lửa. Thỏa thuận Trinity House, với trọng tâm mở rộng sang các hệ thống không người lái, phòng thủ dưới nước và năng lực phòng không tích hợp, báo hiệu một sự chuyển biến sâu rộng hơn trong ngành công nghiệp quốc phòng châu Âu. Cam kết của Giám đốc điều hành Rheinmetall, Armin Papperger, về việc nâng cao năng lực công nghệ quốc phòng của Anh với sự hỗ trợ chuyên môn của Đức là minh chứng cho sự chuyển đổi này.
Sáu tháng tới sẽ là phép thử quan trọng để xem liệu sự huy động công nghiệp này có thể tạo ra ảnh hưởng đáng kể trên chiến trường Ukraine hay không. Các nhà đầu tư và nhà hoạch định chính sách cũng đóng một vai trò quan trọng, bởi an ninh châu Âu sẽ không chỉ phụ thuộc vào chiến lược quân sự mà còn gắn liền với chính sách công nghiệp.
Cùng với những cuộc tấn công bằng tên lửa Storm Shadow tại Ukraine, những đổi mới trong hợp tác công nghiệp quốc phòng cho thấy các cường quốc châu Âu đã nhận thức được điều này. Tuy nhiên, câu hỏi quan trọng là liệu nền công nghiệp quốc phòng của họ có thể thích ứng đủ nhanh để tạo ra sự khác biệt hay không.
Liên minh châu Âu phân bổ quỹ cho các dự án mua sắm quốc phòng
Ủy ban châu Âu cho biết sẽ phân bổ 60 triệu euro (63,6 triệu USD) cho mỗi dự án trong khuôn khổ 'Chương trình tăng cường công nghiệp quốc phòng châu Âu thông qua mua sắm chung (EDIRPA).'
Cờ của Liên minh châu Âu (EU). (Ảnh: IRNA/TTXVN)
Ủy ban châu Âu (EC) ngày 14/11 thông báo tài trợ cho 5 dự án mua sắm quốc phòng chung.
Trong một tuyên bố, Ủy ban châu Âu cho biết sẽ phân bổ 60 triệu euro (63,6 triệu USD) cho mỗi dự án trong khuôn khổ "Chương trình tăng cường công nghiệp quốc phòng châu Âu thông qua mua sắm chung (EDIRPA)." Như vậy, tổng số tiền mà EU dành cho EDIRPA tăng lên 300 triệu euro (316,33 triệu USD).
Theo Ủy ban châu Âu, trong số 5 dự án thuộc EDIRPA được lựa chọn tài trợ có dự án mua sắm hệ thống phòng không và tên lửa, xe bọc thép hiện đại và đạn dược.
Các dự án này liên quan đến 20 quốc gia, trong đó một số nước sẽ lần đầu tiên tham gia các dự án mua sắm quốc phòng chung của khối.
Bà Margrethe Vestager, Phó Chủ tịch điều hành phụ trách mảng kỹ thuật số của Ủy ban châu Âu, nhấn mạnh đây là lần đầu tiên EU sử dụng ngân sách để hỗ trợ các quốc gia thành viên mua sắm chung các sản phẩm quốc phòng.
Bà cho rằng chính sách này sẽ cải thiện ngân sách quốc phòng cho các quốc gia, tăng cường khả năng tương tác giữa các lực lượng vũ trang châu Âu và củng cố ngành công nghiệp quốc phòng của EU.
Trước đó, hồi tháng 3, EU đã vạch kế hoạch đầy tham vọng, thống nhất tạo lập quỹ 100 tỷ euro nhằm thúc đẩy ngành công nghiệp quốc phòng và tìm cách giúp các quốc gia thành viên thoát khỏi sự phụ thuộc quá mức vào Mỹ.
Các kế hoạch của EU tập trung vào việc hợp lý hóa chính sách mua sắm vũ khí của 27 quốc gia thành viên EU và tăng cường sản xuất vũ khí, trị giá hàng tỷ USD./.
Phản ứng của Điện Kremlin về kế hoạch quân sự hóa EU Người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov cho rằng ý tưởng của Chủ tịch Ủy ban châu Âu Ursula von der Leyen về việc chuyển đổi Liên minh châu Âu (EU) thành một liên minh quốc phòng là bằng chứng nữa cho thấy khối này đang tìm cách leo thang tình hình an ninh trên lục địa. Hệ thống phòng không Patriot được...