Chiến tranh Trung Mỹ: Những khoảng khắc “nín thở”
Chuyên gia Mỹ nhận định, các đồng minh có ủng hộ Mỹ trong cuộc chiến chống lại Trung Quốc hay không phụ thuộc vào cách cuộc chiến bắt đầu.
Theo Phó giáo sư Robert Farley tại trường Thương mại Quốc tế và Ngoại giao Patterson (Mỹ), nếu cuộc chiến nổ ra liên quan đến bán đảo Triều Tiên, Mỹ có thể hy vọng vào sự hỗ trợ của Hàn Quốc và Nhật Bản. Nếu chiến tranh liên quan đến biển Hoa Đông, chắc chắn sẽ có sự tham gia của Tokyo. Nếu các sự kiện ở Biển Đông dẫn đến xung đột, Mỹ có thể dựa vào một số đồng minh ở Đông Nam Á, cũng như Nhật Bản. Ausralia có thể cũng hỗ trợ cho Mỹ trong những tình huống cụ thể.
Có lẽ khoảnh khắc lưu ý thứ nhất là khi quân đội Trung Quốc (PLA) tiến hành tấn công tàu sân bay Mỹ. Bắc Kinh thực hiện điều này nhằm chống lại một cuộc tấn công hạt nhân chớp nhoáng của Washington. Nếu Trung Quốc quyết định tấn công tàu sân bay Mỹ có nghĩa là cuộc xung đột sẽ không còn liên quan gì tới việc gửi đi các thông điệp, mà là sự vận dụng tất cả các hình thức và thủ đoạn để đánh bại và phá hủy lực lượng quân sự đối phương.
Tàu sân bay của Mỹ.
Một cuộc tấn công được phát động từ tàu chiến hay tàu ngầm của Mỹ sẽ nhận được sự đáp trả từ Trung Quốc. Tình huống nguy hiểm nhất có lẽ là khi tên lửa đạn đạo Trung Quốc tấn công tàu sân bay Mỹ. Điều này không đơn giản bởi vì các tên lửa đó khó bị đánh chặn, mà còn bởi những tên lửa như thế có thể mang đầu đạn hạt nhân. Một viễn cảnh về một quốc gia hạt nhân sử dụng tên lửa đạn đạo thông thường chống lại một quốc gia hạt nhân khác, đặc biệt một nước có lợi thế về hạt nhân, thì vấn đề sẽ trở nên vô cùng nguy hiểm và phức tạp.
Khoảnh khắc “nín thở” tiếp theo sẽ là khi tên lửa đầu tiên của Mỹ tấn công những mục tiêu Trung Quốc. Trong bất cứ một kịch bản chiến tranh cường độ cao nào, hải quân và không quân Mỹ sẽ coi các tàu chiến Trung Quốc như là mục tiêu đáng để tiêu diệt và sẽ tấn công bằng những phương tiện trên không và trên biển. Trên thực tế, dù có ẩn náu trong cảng thì cũng không ngăn cản được những cuộc tấn công nhằm vào những tàu lớn nhất của PLA, bao gồm tàu sân bay Liêu Ninh và các bến cảng đổ bộ mới.
Căng thẳng Biển Đông đẩy chiến tranh Mỹ – Trung đến gần hơn?Hành động đơn phương tranh chấp chủ quyền với các quốc gia láng giềng trong đó có Philippines, đồng minh thân thiết của Washington, có thể dẫn tới chiến tranh Trung – Mỹ.
Theo hầu hết các kịch bản chiến tranh, Trung Quốc cần chiến đấu cho một số mục tiêu tiên quyết, không đơn giản chỉ là tiêu diệt lực lượng quân sự của Mỹ hay Nhật Bản. Nghĩa là PLA phải tiến hành can thiệp, bảo đảm và phòng vệ một số mục tiêu địa lý, như là Đài Loan hoặc một tiền đồn ngoài Biển Đông hay biển Hoa Đông. PLA cần phải tạo ra những điều kiện để có thể tiến hành các nhiệm vụ hỗ trợ trên biển.
Ai sẽ là người chiến thắng?
Vấn đề khó khăn nhất đối với các học giả là “ai là người chiến thắng” trong kịch bản trên. Bởi vì vấn đề đó quyết định một loạt vấn đề khác có liên quan. Không ai biết tên lửa đạn đạo chống tàu của Trung Quốc hoạt động như thế nào, không biết những cuộc tấn công mạng đối với PLA sẽ phát huy hiệu quả ra sao, máy bay F-22 sẽ gây nguy hiểm thế nào với những binh sĩ Trung Quốc hay những nhân tố khác nhau của PLA sẽ phát huy hiệu quả thế nào khi kết hợp trong một cuộc chiến thực sự. Cuối cùng, không ai biết khi nào cuộc chiến bắt đầu, cả quân đội Mỹ và PLA sẽ khác đi rất nhiều vào năm 2020 so với những gì họ có trong năm 2014.
Tuy nhiên, xét về mặt hình thức thì cuộc chiến tranh có thể được biểu hiện trên một số lĩnh vực:
1. Tác chiến điện tử
Làm thế nào mà Mỹ có thể phá hủy hệ thống thông tin liên lạc Trung Quốc, các thiết bị điện tử và khả năng do thám? Cuộc tấn công của các lực lượng Mỹ phụ thuộc vào sự liên lạc giữa người đi săn và người quan sát. Nếu Mỹ có thể làm gián đoạn mạng lưới thông tin của Trung Quốc, nó có thể làm suy yếu PLA. Ngược lại cuộc chiến tranh mạng của Trung Quốc nhằm vào Mỹ có thể gia tăng sự đe dọa đối với các nhà hoạch định chính sách Mỹ.
Video đang HOT
2. Tên lửa và hệ thống phòng thủ
Làm thế nào để hải quân và không quân Mỹ có thể đánh chặn được tên lửa đạn đạo và tên lửa hành trình của Trung Quốc? Khả năng sống sót của Mỹ sau sự tấn công dữ dội phụ thuộc một phần vào hiệu quả phòng vệ chống lại tên lửa đạn đạo và tên lửa hành trình, cũng như khả năng tấn công và tiêu diệt các bệ phóng trong và quanh Trung Quốc.
Những giả thuyết xung quanh chiến tranh Trung – MỹQuan hệ kinh tế và thương mại giữa Mỹ với Trung Quốc ngày càng chặt chẽ nhưng bất đồng không thể hòa giải có thể đẩy hai cường quốc vào thế đối đầu quân sự.
3. Các hoạt động phối hợp
Làm thế nào để các thành phần khác nhau của PLA có thể kết hợp trong bối cảnh những hoạt động quân sự bị phân tán và ở cường độ cao? Không giống như quân đội Mỹ, PLA có ít kinh nghiệm chiến đấu trong 3 thập kỷ qua. Như vậy, Chiến lược Tác chiến không – biển của Mỹ phải triển khai như thế nào để hải quân và không quân Trung Quốc khó có thể phối hợp tốt được với nhau.
4. Chất lượng với số lượng
Quân đội Trung Quốc có vẻ như là có được ưu thế về số lượng trong một số lĩnh vực như tàu ngầm và máy bay. Khoảng cách công nghệ và huấn luyện giữa Mỹ và Trung Quốc sẽ quyết định bên nào có thể sống sót và chiến thắng trong những tình huống đối đầu trực tiếp.
Máy bay chiến đấu của Trung Quốc.
Chiến tranh kết thúc thế nào?
Cuộc chiến này sẽ không kết thúc nếu chỉ có các tàu chiến bị phá hủy. Thay vào đó, nó kết thúc khi một bên bị đánh bại, cay đắng và có vẻ như đang chuẩn bị cho cuộc chiến tiếp theo. Kịch bản tốt nhất cho một chiến thắng của Mỹ có thể là một kết quả tương tự như sự sụp đổ của chính phủ hoàng gia Đức khi kết thúc Chiến tranh thế giới I hoặc sự sụp đổ của chính phủ quân sự Leopoldo Galtier sau cuộc xung đột Falkland giữa Anh và Argentina năm 1982. Tuy nhiên, đây là một điều không chắc chắn và Mỹ không nên hy vọng vào một chiến thắng dễ dàng.
Vậy điều gì xảy ra nếu Trung Quốc giành chiến thắng? Trung Quốc có thể tuyên bố chiến thắng bằng cách buộc Mỹ phải điều chỉnh những mục tiêu của mình hoặc rời bỏ những cấu trúc liên minh mà Washington đã thúc đẩy và hợp pháp hóa các hành động của Mỹ. Mỹ không thể tiếp tục cuộc chiến nếu Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan và Philippines không còn lợi ích trong cuộc chiến. Cả hai điều trên đều gây thiệt hại nghiêm trọng tới quân đội và tiềm năng nền kinh tế Mỹ.
Lầu Năm Góc dự đoán viễn cảnh Trung Quốc tấn công Đài LoanBộ Quốc phòng Mỹ vừa trình quốc hội báo cáo sức mạnh quân sự Trung Quốc, trong đó đề cập những khả năng có thể xảy ra nếu Bắc Kinh tái chiếm vùng lãnh thổ Đài Loan bằng vũ lực.
Tác động của sự thất bại đối với nền chính trị trong nước Mỹ rất khó đoán. Mỹ đã từng thất bại trong một số cuộc chiến tranh trong quá khứ. Làm sao để có thể giải thích cho người dân Mỹ khi quân đội của họ đã để chiến thắng rơi vào tay một đối thủ cạnh tranh ngang tầm, đặc biệt nữa là đối thủ cạnh tranh đó lại tiếp tục phát triển cả về sức mạnh kinh tế và quân sự. Tổng thống và đảng chính trị đưa Mỹ vào cuộc chiến sẽ phải chịu chỉ trích nặng nề từ các cử tri.
Tuy nhiên, thách thức về chính trị và ngoại giao lớn nhất mà cả hai nước phải đối mặt sẽ là việc tìm cách cho phía đối phương từ bỏ trong khi vẫn bảo đảm danh dự cho họ. Không nước nào có lợi nếu cuộc chiến này trở thành một cuộc đấu tranh cho sự tồn tại của chính quyền hay cho uy tín của quốc gia.
Mỹ sẽ &’bóp nghẹt yết hầu’ trên biển của Trung Quốc?Thay vì dùng chiến lược “Tác chiến không – hải nhất thể”, Mỹ có thể lợi dụng ưu thế địa lý để cản trở xuất, nhập khẩu thương mại, làm suy thoái nghiêm trọng nền kinh tế Trung Quốc.
Theo Tri Thức
Báo Nga: Đánh Mỹ, TQ sẽ bị vùi dập trong 1 giờ
Tạp chí Expert của Nga cho rằng Trung Quốc sẽ bị hủy diệt trong chưa đầy 1 giờ nếu chiến tranh hạt nhân Mỹ-Trung nổ ra.
Mới đây, tạp chí Expert xuất bản tại Nga đăng bài viết nhận định quân đội Trung Quốc có thể bị đánh bại chỉ trong vòng một giờ đồng hồ nếu như cuộc chiến tranh hạt nhân giữa Mỹ và Trung Quốc xảy ra.
Từ trước tới nay, các chuyên gia quân sự trên khắp thế giới đều cảnh báo Mỹ không nên coi thường năng lực hạt nhân của Quân đoàn Pháo binh Số Hai, lực lượng tên lửa hạt nhân chiến lược của Trung Quốc. Quân đoàn Pháo binh Số Hai có 6 lữ đoàn tên lửa đạn đạo, quản lý từ 240 đến 3000 đầu đạn hạt nhân được giấu trong hệ thống hầm ngầm mà Trung Quốc gọi là "Vạn lý trường thành dưới mặt đất".
Binh sĩ thuộc Quân đoàn Pháo binh Số Hai Trung Quốc
Tuy nhiên, tạp chí Expert cho rằng nhiều công nghệ quân sự của quân đội Trung Quốc hiện nay đều có từ thời Liên Xô cũ và đã khá lạc hậu. Bài báo cũng chỉ ra rằng công nghệ tên lửa tiên tiến nhất hiện nay của Trung Quốc đều là sản phẩm của các chuyên gia hạt nhân Nga và Ukraine đào tẩu sau khi Liên Xô sụp đổ vào năm 1991.
Expert cho rằng Trung Quốc hiện vẫn chưa xây dựng được lực lượng hạt nhân ba mũi nhọn gồm máy bay ném bom chiến lược, tên lửa đạn đạo xuyên lục địa và tên lửa đạn đạo phóng từ tàu ngầm để có thể cạnh tranh được với Mỹ. Quân đoàn Pháo binh Số Hai cũng chưa thể sánh được với Mỹ về số lượng đầu đạn hạt nhân, thế nên nhiều khả năng Trung Quốc sẽ bị "vùi dập" chỉ trong vòng chưa đến một giờ đồng hồ nếu cuộc chiến tranh hạt nhân toàn diện nổ ra.
Trung Quốc có thể bị Mỹ hủy diệt trong chưa đầy 1 giờ đồng hồ (Ảnh minh họa)
Ông Vasily Kashin thuộc Trung tâm Phân tích Chiến lược và Công nghệ ở Moscow cho biết tên lửa mang đầu đạn hạt nhân Đông Phong 5 hiện đang được trang bị trong Quân đoàn Pháo binh Số Hai có khả năng tấn công vào nước Mỹ.
Tuy nhiên, Trung Quốc sẽ phải mất ít nhất hai giờ để phóng loại tên lửa nhiên liệu lỏng đầy "mỏng manh" này tới mục tiêu ở Mỹ, đồng nghĩa với việc nó có thể dễ dàng bị đối phương xóa sổ ngay cả khi chưa rời khỏi bệ phóng. Trong khi đó, tên lửa Đông Phong 4 có tầm bắn 5.500 km thì lại không thể vươn tới được đất liền của nước Mỹ.
Expert cho biết Trung Quốc hiện đang phát triển tên lửa Đông Phong 31A, một loại tên lửa đạn đạo xuyên lục địa tự hành chạy bằng nhiên liệu rắn có tầm bắn lên tới 11.000 km. Tên lửa này có khả năng bắn vào các thành phố ở bờ tây nước Mỹ, trong đó có Los Angeles.
Tên lửa đạn đạo xuyên lục địa DF-31A trong một cuộc diễu binh ở Bắc Kinh
Tuy nhiên, hiện quân đội Mỹ có ít nhất 2000 tên lửa đạn đạo xuyên lục địa tiên tiến có khả năng tương đương như Đông Phong 31A. Ngoài ra, cả Đông Phong 31 và Đông Phong 31A đều chỉ có thể mang theo một đầu đạn hạt nhân, trong khi tên lửa đạn đạo của Mỹ có thể mang theo nhiều đầu đạn hạt nhân.
Nhiều nguồn tin cho biết quân đội Trung Quốc hiện đang huy động các nguồn lực để phát triển tên lửa Đông Phong 41 có tầm bắn lên tới 14.000 km. Expert cho biết Đông Phong 41 là loại tên lửa đạn đạo có thể mang theo nhiều đầu đạn hạt nhân, tuy nhiên loại tên lửa tiên tiến này chưa thể đưa vào trang bị cho quân đội Trung Quốc trong tương lai gần.
Tàu ngầm Type 094 đang được Trung Quốc thử nghiệm
Expert cho biết trong trường hợp Trung Quốc thử thành công loại tên lửa mới này, họ cũng mất từ 20 đến 30 năm mới có thể triển khai chúng ra tiền tuyến.
Còn với loại tàu ngầm mang tên lửa đạo đạo lớp Tấn Type 094 mới được Trung Quốc đưa vào hoạt động thử nghiệm, Expert cho biết tàu ngầm này chỉ được trang bị tên lửa JL-2 có tầm bắn khoảng 8000 km. Các chuyên gia phân tích của Lầu Năm Góc đều cho rằng khả năng của tàu ngầm Type 094 chỉ có thể so sánh được với tàu ngầm của Liên Xô ở thập niên 1970. Ngoài ra, Trung Quốc cũng phải mất 5 năm nữa mới có thể đưa chiếc tàu ngầm lớp Tấn đầu tiên vào phục vụ hải quân nước này.
Máy bay ném bom chiến lược H-6K của không quân Trung Quốc
Một mũi nhọn hạt nhân thứ ba là máy bay ném bom chiến lược. Hiện Trung Quốc mới chỉ có một trung đoàn máy bay ném bom chiến lược H-6K được chế tạo dựa trên thiết kế của máy bay ném bom Tu-16 của Liên Xô được sản xuất từ những năm 1950. Máy bay H-6K của Trung Quốc đã được nâng cấp bằng động cơ D-30KP và tên lửa hành trình CJ-10, song Trung Quốc vẫn chưa thể phát triển một loại đầu đạn hạt nhân kích thước nhỏ để gắn trên máy bay ném bom chiến lược này, Expert cho biết.
Theo China Times