Chiến tranh Nga-Ukraine xảy ra: Mỹ sẽ chẳng làm gì
Fox News nhận định Tổng thống Mỹ Barack Obama đã thực sự bị ông Putin bắt bài và sẽ chẳng động binh nếu Nga nổ súng sang đất Ukraine.
Trang mạng Foxnews mới đây có bài viết đánh giá vai trò của Tổng thống Nga Vladimir Putin và nhân tố giúp ông tạo dựng quyền lực trong khu vực và trên trường quốc tế.
Theo đó, dù vị ứng cử viên Đảng Cộng hòa là Donald Trump đang có quan hệ tốt với Tổng thống Nga Vladimir Putin nhưng chính Tổng thống Mỹ Barack Obama mới là người đã tạo điều kiện để nhà lãnh đạo Nga gia tăng quyền lực ở Trung Đông.
Fox News dẫn tờ “Thời báo New York” viết, việc Nga làm gia tăng căng thẳng ở Ukraine “cho phép Nga tiếp tục khẳng định mình là một cường quốc trên thế giới cho dù nền kinh tế nước này còn thua kém Australia”.
Chính ông Obama đã nâng vị thế của Tổng thống Nga Vladimir Putin.
Tờ báo này cho rằng, mặc dù Tổng thống Obama cùng với Liên minh châu Âu (EU) đã áp đặt các lệnh trừng phạt Nga và cảnh cáo ông Putin về nguy cơ bị cô lập sau vụ sáp nhập bán đảo Crimea, song nhà lãnh đạo Nga bất chấp những cảnh báo cứng rắn của Mỹ.
Bằng chứng là Moscow bắt đầu bàn giao hệ thống phòng không S-300 cho Iran, một hệ thống trong tương lai có thể được sử dụng để bảo vệ các cơ sở hạt nhân.
Theo báo Mỹ, ông Putin đã nhiều lần làm khó ông Obama.
Video đang HOT
Năm 2013, thay vì tấn công Syria, ông Obama lại chuyển vấn đề sang phía ông Putin để cùng giải quyết. Đây là một quyết định khác thường và nó càng trở nên tai hại hơn vào năm 2014, khi mà, lợi dụng mối quan hệ liên minh mới tạo lập với Mỹ, ông Putin “đã giành lấy” bán đảo Crimea từ tay Ukraine.
Ông Obama không đủ sức để cô lập ông Putin bởi ông đang thua trong cuộc chiến chống IS. Ông Obama cho phép tấn công tổ chức khủng bố song quân đội hoạt động kém hiệu quả. Kết quả là IS phát triển và lớn mạnh, gây ra các vụ tấn công trên khắp thế giới, bởi vậy ông Obama đành để ông Putin tiếp quản trận chiến.
Sau khi Nga chiếm Crimea, ông Obama hứa hẹn rằng: “Nếu Nga tiếp tục theo chiều hướng hiện nay, sự cô lập sẽ được tăng cường, lệnh trừng phạt sẽ được bổ sung, và nền kinh tế Nga sẽ phải chịu thêm nhiều hậu quả”.
Song thực tế thì sao? Ngoại trưởng Mỹ John Kerry gặp đồng sự Nga Sergey Lavrov 20 lần trong vòng 12 tháng sau đó và tới Moscow 2 lần để gặp ông Putin, chỉ để chắc chắn rằng ông ta không bị cô lập quá, tờ báo Mỹ nhận xét.
Làm thế nào có thể giới hạn được sự lấn tới của ông Putin? Có một giải pháp là cố gắng hết sức chấm dứt sự phụ thuộc của châu Âu đối với thị trường khí đốt tự nhiên của Nga. Nước Mỹ đang dư thừa khí tự nhiên, có thể xuất khẩu khí hóa lỏng cho các đồng minh châu Âu và nới lỏng sự trói buộc của Nga đối với EU. Tuy nhiên, điều này sẽ đem lại sự giàu có cho các nhà sản xuất năng lượng Mỹ – một kết quả mà Nhà Trắng không hề muốn.
Từ điều đó, báo Mỹ cho rằng ông Putin đang thành công, khôi phục được nền kinh tế đang suy thoái và tránh được những lời chỉ trích từ cộng đồng quốc tế. Ông Putin bắt bài được ông Obama để có được một vị thế quan trọng.
Tờ báo Fox News viết rằng: “Ukraine vừa phải đặt quân đội của mình vào tình trạng báo động cao, và một số người cho rằng Nga có thể đang chuẩn bị cho một cuộc xâm chiếm nước láng giềng phía Tây của mình. Vậy nước Mỹ sẽ làm gì? Câu trả lời sẽ là: Không làm gì”.
Nhận định này của tờ báo Mỹ có phần trùng hợp với tình hình nóng hiện nay tại Nga- Ukraine: Mỹ đã lên tiếng đảm bảo về sự xâm lược của Nga tại Ukraine là không hề xảy ra.
Sputnik ngày 21/8 dẫn lời Phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Mỹ Geoff Davis cho rằng sự điều động của quân đội Nga ở Crimea và trên biên giới với Ukraine không phải là dấu hiệu chuẩn bị cho cuộc xâm lược.
“Chúng tôi không thấy ý tưởng mà nhiều người theo đuổi rằng sẽ xảy ra một cuộc tăng cường lực lượng, hoặc điều động quân nào đó”, ông Davis nói.
Tổng thống Ukraine đang đơn phương độc mã trên đất nước mình? Ảnh: Sputnik
The Wall Street Journal hôm 19/8 dẫn lời nhà phân tích quân sự James Marson và Thomas Grove, cũng các nguồn tin trong quân đội Mỹ cho biết các cuộc tập trận của Nga là xu hướng dài hạn và không có gì mới.
Theo đó, sự gia tăng hoạt động quân sự của Nga ở khu vực Biển Đen nên được xem như một yếu tố trung tâm của chiến lược quân sự mới của Nga. Như quan điểm đã được Moscow nêu ra, mục tiêu chính của chiến lược này là nhằm để chống lại sự mở rộng biên giới tới phía Nga của NATO.
Một số chuyên gia của Mỹ trong những tuần gần đây cho rằng việc Nga tăng cường binh lực tới các “khu vực xung đột tiềm năng”, không nhất thiết sẽ dẫn đến một “hành động quân sự”.
Theo Đất Việt
Ukraine đưa vũ khí cấm đến Donbass đối đầu Nga
Lực lượng vũ trang Ukraine đã chuyển nhiều loại vũ khí tối tân đến đường tiếp giáp ở Donbass, trong đó có các Hệ thống hỏa lực bắn loạt "Grad", đại bác, xe tăng và lựu đạn, đẩy nguy cơ chiến tranh Nga- Ukraine lên cao
Phát biểu với báo giới ngày 19.8, chỉ huy lực lượng quân sự Cộng hòa Nhân dân Donetsk (DPR) tự xưng ở miền Đông Ukraine, ông Denis Sinenkov cho biết lực lượng tình báo của DPR tiếp tục ghi nhận hiện tượng Lực lượng vũ trang Ukraine di chuyển những loại vũ khí bị cấm theo Thỏa thuận Minsk đến gần đường tiếp giáp ở Donbass.
Theo ông Sinenkov, Hệ thống hỏa lực bắn loạt "Grad", hệ thống pháo cao xạ, pháo cỡ nòng lớn, súng cối và xe tăng được phát hiện tại Donetsk.
Hệ thống hỏa lực bắn loạt "Grad".
Trong khi đó, Phái bộ Tổ chức An ninh và Hợp tác châu Âu (OSCE) cũng xác nhận phía Ukraine vi phạm các thỏa thuận Minsk về rút vũ khí hạng nặng.
Trước đó, Lầu Năm Góc cho rằng Nga đã điều động binh lính, xe tăng, xe thiết giáp, không quân tới "dàn trận" dọc biên giới Ukraine.
Trang Washington Free Beacon hôm 17.8 dẫn nguồn tin Lầu Năm Góc cho biết Moscow điều động 40.000 lính "dàn trận" tại 8 địa điểm dọc biên giới Nga - Ukraina. Các lực lượng quân đội Nga sẽ diễn tập trong vài ngày tới, điều bị Mỹ coi là "vỏ bọc cho cuộc tấn công vào Ukraine".
Tuy nhiên, phát biểu mới nhất của Tổng thống Nga Putin về Ukraine cho biết,
Moscow không có dự định cắt đứt quan hệ với Kiev, ông bày tỏ hy vọng chính quyền Ukraine sẽ trở nên sáng suốt hơn.
"Tôi hy vọng chuyện này (các hành động khiêu khích) sẽ không phải là lựa chọn cuối cùng, không trở thành lựa chọn cuối cùng của các đối tác, và sự sáng suốt sẽ chiếm ưu thế", Tổng thống Putin nói.
Theo Danviet
Nga triển khai tên lửa tại Crimea, leo thang căng thẳng với Ukraine Mối quan hệ giữa Nga và Ukraine từ ngày 12/08/2016 trở nên cẳng thẳng hơn sau khi Moscow tuyên bố triển khai trên bán đảo Crimea các hệ thống phòng không và chống tên lửa hiện đại S-400, RFI đưa tin. Hệ thống phòng không S-400 được một phi cơ quân sự Nga đưa đến căn cứ Hmeymim Theo một bản thông cáo...