Chiến tranh hóa học: Nỗi đau dai dẳng đến bao giờ?
Dù sinh ra trong hòa bình nhưng vết thương của chiến tranh lại hằn sâu lên cơ thể và tâm hồn nhiều người.
Đã hơn 50 năm kể từ ngày Mỹ rải chất độc hóa học xuống chiến trường Việt Nam, mặt trận đã im tiếng súng, màu xanh đã trở lại trên những cánh rừng bị tàn phá bởi bom đạn và chất độc hóa học. Nhưng vẫn còn đó, hàng triệu nạn nhân bị nhiễm chất độc da cam và con cháu của họ đang ngày ngày phải chống chọi với nỗi đau bệnh tật giằng xé. Cuộc sống của nhiều nạn nhân da cam gặp vô vàn khó khăn.
Các em bé bị nhiễm dioxin ở TP HCM (ảnh V.H)
20 tuổi, bà Mai Thị Thọ ở tỉnh Phú Thọ nghe theo tiếng gọi của Tổ quốc, xung phong vào chiến trường Quảng Trị. Khi đất nước hòa bình bà mới trở về địa phương xây dựng gia đình, bắt tay vào sản xuất, phát triển kinh tế. Khi được làm mẹ, tưởng hạnh phúc đã mỉm cười, nhưng không may, 4 người con của bà đều bị nhiễm chất độc da cam và đã qua đời. Hiện bà đang sống với một cháu nội cũng bị bệnh tim từ nhỏ. Bà cho biết, sau khi con trai bà mất, con dâu cũng bỏ đi. Cuộc sống vốn đã vất vả lại càng trở nên khó khăn bởi nhiều năm qua, ngoài lo cuộc sống gia đình, bà phải lo chữa bệnh cho cháu.
Bà Mai Thị Thọ cho biết: “Hiện giờ tôi đang nuôi cháu, cháu bị bệnh tim. Chạy chữa cho cháu mấy năm trước rất tốn kém, thậm chí bây giờ còn nợ lại tiền. Tôi bị ảnh hưởng chất độc hóa học nên cũng bị nhiều bệnh, không biết sự sống còn đến đâu. Cho nên cũng rất lo lắng khi mình qua đời thì biết gửi cháu vào đâu?”.
Một nạn nhân da cam ở tỉnh Vĩnh Phúc (ảnh V.H)
Mỗi gia đình có một hoàn cảnh riêng nhưng các nạn nhân, gia đình nạn nhân da cam đều đang ngày ngày gánh chịu nỗi đau chung: đó là nỗi đau bệnh tật và nỗi đau vì vật lộn với cái nghèo. Trước thực tế đó, trong nhiều năm qua, Hội nạn nhân chất độc da cam ở các địa phương đã có nhiều nỗ lực nhằm san sẻ bớt những khó khăn cho các hội viên. Tại thành phố Đà Nẵng – nơi có 5 nghìn nạn nhân da cam, Hội Nạn nhân chất độc da cam của thành phố trong 10 năm qua đã xây dựng 3 cơ sở chăm sóc nạn nhân chất độc da cam, 1 trung tâm thải độc, vận động, kêu gọi được gần 55 tỉ đồng. Số tiền này dùng để trợ cấp hàng tháng, xây dựng và sửa chữa nhà tình thương, hỗ trợ vốn chăn nuôi, sản xuất, hỗ trợ khám chữa bệnh, phẫu thuật chỉnh hình, tặng quà vào các dịp lễ, tết… góp phần giúp các gia đình nạn nhân từng bước cải thiện kinh tế, vượt qua khó khăn.
Video đang HOT
Kết quả đạt được là vậy, song bà Nguyễn Thị Hiền, Chủ tịch Hội Nạn nhân chất độc da cam/dioxin thành phố Đà Nẵng vẫn còn trăn trở: “So với những năm trước, cuộc sống của nạn nhân da cam giờ đây đã bớt khó khăn hơn nhưng chúng tôi vẫn trăn trở là nếu những gia đình có 3-4 em là nạn nhân da cam, bố mẹ mất đi rồi thì ai là ngươi chăm sóc những em đó. Chúng tôi mong Đảng, nhà nước và các cơ quan chức năng giúp đỡ cho nạn nhân da cam có nguồn kinh phí ổn định để chăm sóc những em nạn nhân da cam và có khoản kinh phí hỗ trợ tương đối ổn định để hỗ trợ nạn nhân da cam bố mẹ già yếu ai là người chăm sóc”.
Nạn nhân chất độc da cam ở Làng Hòa Bình – Từ Dũ -TP HCM (ảnh V.H)
Hiện cả nước có 4,8 triệu người bị phơi nhiễm, hơn 3 triệu người là nạn nhân của chất độc da cam/dioxin. Trong đó, có những người đã từng tham gia chiến đấu bảo vệ Tổ quốc, họ đã hoàn thành sứ mệnh, trở về với đời thường, khát khao một cuộc sống bình thường. Nhưng chiến tranh đã cướp đi một phần quyền sống và quyền được hạnh phúc của họ. Những người trực tiếp chịu tác động của hóa chất bị mắc bệnh ung thư gan, bệnh phổi và tim, ảnh hưởng đến khả năng sinh sản, các rối loạn thần kinh… Không dừng lại ở đó, chất độc da cam còn di truyền qua nhiều thế hệ. Với những nạn nhân bị ảnh hưởng gián tiếp, dù sinh ra trong hòa bình nhưng vết thương của chiến tranh lại hằn sâu lên thân thể và tâm hồn để rồi khổ đau, bệnh tật và đói nghèo bao trùm cuộc đời họ.
Thượng tướng Nguyễn Văn Rinh, Chủ tịch Hội nạn nhân chất độc da cam/dioxin Việt Nam cho biết: Hội sẽ làm hết sức mình để đòi công lý cho các nạn nhân da dam/dioxin Việt Nam: “Chúng tôi tuyên truyền vận động để cho nhân dân Việt Nam và thế giới thấy được thảm họa tàn khốc của cuộc chiến tranh hóa học. Chúng tôi vẫn tiếp tục đấu tranh đòi công lý cho các nạn nhân, có thể ở trong tòa, ngoài tòa và làm nhiệm vụ vận động, thuyết phục chính phủ Mỹ viện trợ nhân đạo cho các nạn nhân và các công ty hóa chất Mỹ phải bồi thường hoặc viện trợ để tẩy độc môi trường, xây dựng những cơ sở y tế để chăm sóc sức khỏe cho nạn nhân chất độc da cam”.
Vẫn còn đó những nỗi đau da cam hiện hữu trong hàng triệu nạn nhân trên khắp mọi miền Tổ quốc. Họ đang rất cần sự chung tay của toàn xã hội để giúp xoa dịu bớt nỗi đau, để có cuộc sống tốt đẹp hơn./.
Lê Thơm
Theo_VOV
Người dân "lãnh đủ" hậu quả từ các công trình kém chất lượng!
Đến bao giờ người dân không phải chịu cảnh thở dài, chịu đựng chấp nhận hậu quả do những công trình kém chất lượng mang lại?
Trưa qua (21/7), đường ống dẫn nước của Nhà máy nước sông Đà, cung cấp nước cho hơn 70.000 cư dân thủ đô lại vỡ. Đây là sự cố vỡ đường ống lần thứ 11, và người dân chắc chắn sẽ còn phải đối mặt với những lần vỡ -không-thể -tránh -khỏi của công trình kém chất lượng này. Một câu chuyện khác trong ngày hôm qua: Bộ Giao thông vận tải tiếp tục họp bàn giải pháp xử lý tình trạng hằn lún mặt đường, gây mất an toàn giao thông.
Khi nghe tin đường ống nước sông Đà lại vỡ, nhiều người dân thủ đô ở khu vực được cấp nước từ nhà máy nước Sông Đà chỉ biết thở dài! Thở dài và chấp nhận thực tế, sẽ bị cắt nước sinh hoạt trong vài giờ, hoặc vài ngày, tùy thuộc vào việc khắc phục hậu quả của "ông" nhà máy nước.
Người dân thủ đô chỉ biết ngao ngán thở dài vì đường ống nước sông Đà liên tục bị vỡ
Thở dài và chấp nhận thực tế, bởi: những người phải chịu trách nhiệm về công trình kém chất lượng này đã phải lĩnh hậu quả, chịu trách nhiệm hình sự trước pháp luật. Còn công trình, vận hành được ngày nào tốt ngày ấy, để còn chờ đường ống dẫn nước thứ hai, được làm mới theo quyết định của UBND thành phố Hà Nội, mà chưa biết bao giờ mới xong, để thay thế cho cái đường ống cũ, không đảm bảo chất lượng, luôn có nguy cơ vỡ bất cứ chỗ nào, bất cứ lúc nào.
Với người tham gia giao thông trên các tuyến quốc lộ, thì giờ đây, ra đường là nơm nớp lo tai nạn giao thông, từ đủ các thứ tai họa từ trên trời rơi xuống, từ dưới đất chui lên, trong đó có việc phải đi trên những tuyến đường lượn sóng, gồ ghề "sống trâu" do bị hằn lún vệt bánh xe.
Đến nay, chưa có con số chính thức nào thống kê, liệu đã có bao nhiêu vụ tai nạn xảy ra do đường hằn, lún. Rồi liên quan đến chi phí của toàn xã hội bỏ ra (từ ngân sách Nhà nước-tiền thuế của dân, hay doanh nghiệp) khắc phục hậu quả đường xấu, chắc chắn cũng là con số không hề nhỏ.
Với những người dân ở các khu nhà tái định cư ở các đô thị lớn: Có lẽ, chưa có khu nhà nào đảm bảo chất lượng, làm người dân hài lòng, bởi chất lượng xây dựng quá kém, nhẹ, thì bong tróc vôi vữa, rò rỉ, thấm nước từ tầng trên xuống tầng dưới, nặng thì lún nứt, chỉ sau thời gian ngắn sử dụng.
Rồi vụ mới đây, một cây cầu dân sinh ở Long An, sau 2 tháng đưa vào sử dụng đã bị sập, do bỏ qua quy trình khoan thăm dò địa chất .
Có quá nhiều vụ việc, công trình kém chất lượng, khi hậu quả xảy ra, truy tìm nguyên nhân: nào là thiết kế sai, nào là dùng vật liệu không đúng quy chuẩn, nào là thi công không đúng quy trình... và còn cả nguyên nhân lớn khác, là công trình bị "rút ruột", gian lận, bớt xén nguyên vật liệu.
Quy chuẩn xây dựng nhà, cầu, đường... của chúng ta, cái gì cũng đủ cả. Quy trình từ tư vấn, giám sát, thi công... cũng rất đầy đủ. Nhưng công trình chất lượng kém vẫn "ra lò" đều đều trong mọi lĩnh vực. Chắc chắn còn nhiều công trình kiểu "đường ống nhà máy nước Sông Đà", chỉ chờ thời gian để "vỡ", để lộ ra những sai phạm.
Việc đường hằn lún xảy ra trên các tuyến quốc lộ chưa hết thời gian bảo hành, hoặc mới đưa vào sử dụng vào những đợt cao điểm nắng nóng, cũng đã lộ ra rất nhiều vấn đề. Nhiều đến nỗi, và gây bức xúc dư luận đến nỗi, Bộ Giao thông vận tải phải thành lập cả một Tổ đặc nhiệm, để xử lý vấn đề này, mà cũng vẫn chưa thực sự xác định được nguyên nhân nào là chủ yếu dẫn đến tình trạng lún nứt này.
Nhưng có một điều rõ ràng, là ông Thứ trưởng bộ Giao thông vận tải, người được phân công làm "Tổ trưởng" Tổ đặc nhiệm này, sau khi điều tra, khảo sát, đã thẳng thắn chỉ ra: Độ non kém về kỹ thuật thi công, cộng với công tác giám sát các quy trình không chặt, thậm chí nhiều khâu quan trọng bị bỏ qua, bớt xén như thử nghiệm vật liệu... đã khiến nhiều con đường mới đưa vào vận hành đã bị hằn lún, xuống cấp.
Và Tổ đặc nhiệm đã tìm ra một số giải pháp, qua theo dõi, áp dụng trên một số tuyến đường thời qian vừa rồi, đã thấy không có tình trạng lún, nứt. Trong cuộc họp ngày hôm qua về xử lý đường bị hằn lún quốc lộ 5, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải đã chỉ rõ: Trách nhiệm chính thuộc về các Ban quản lý dự án!
Chắc hẳn, cần rất nhiều những "Tổ đặc nhiệm" trong các lĩnh vực, để chấn chỉnh, bảo đảm chất lượng công trình, để người dân không phải chịu cảnh thở dài, chịu đựng chấp nhận hậu quả do những công trình kém chất lượng mang lại.
Có một điều: Giá như tất cả các quy định, quy trình được thực thi nghiêm túc, các sai phạm được phát hiện sớm, xử lý nghiêm, để không cần phải có những "Tổ đặc nhiệm", thì vẫn tốt hơn nhiều!.
Ngọc Diệu
Theo_VOV
Nước mắt cuộc đời người phụ nữ phải đi hỏi cưới vợ cho chồng Ngồi trước mặt chúng tôi là người phụ nữ khắc khổ. Bà kể lại cuộc đời đầy bi kịch của mình với những giọt nước mắt chảy tràn trên má. Bà Hòa và cô con nuôi bị chất độc da cam. Ảnh: H.Diễm Phận đời éo le Người phụ nữ bất hạnh ấy là bà Nguyễn Thị Hòa (60 tuổi, ở xóm Đông,...