Chiến tranh giữa các vì sao trên biển

Theo dõi VGT trên

Trong vài tháng nữa, hải quân Mỹ sẽ chính thức triển khai hệ thống tấ.n côn.g laser đầu tiên trên tàu chiến, đán.h dấu sự mở đầu của vũ khí tương lai.

Chiến tranh giữa các vì sao trên biển - Hình 1

Hệ thống sún.g laser chuẩn bị được triển khai trên tàu chiến USS Ponce tại vịnh Ba Tư – Ảnh: U.S Navy

Sau nhiều năm chờ đợi, hải quân Mỹ đang hoàn tất những bước cuối cùng trước khi áp dụng công nghệ vũ khí tương lai vào hiện thực. Tham vọng lâu nay của lực lượng này là sở hữu được những dòng vũ khí giống như trong loạt phim Chiến tranh giữa các vì sao, chẳng hạn như chùm tia laser bắ.n rơi máy bay do thám không người lái và sún.g xung điện từ khai hỏa với tốc độ siêu thanh. Dự kiến, Mỹ chuẩn bị triển khai Hệ thống vũ khí laser (LaWS) lên tàu vận tải đổ bộ USS Ponce đang hoạt động tại vịnh Ba Tư chậm nhất là vào giữa năm nay.

Chỉ tốn 1 USD

Tạp chí Wired hôm qua dẫn lời đại tá Mike Ziv của Bộ Tư lệnh các hệ thống hải quân nhận định rằng việc áp dụng trên thực tế những công nghệ tương lai “sẽ thay đổi một cách triệt để” cách thức Lầu Năm Góc triển khai các cuộc chiến. Sắp chính thức hoàn thành sau 6 năm phát triển, LaWS sẽ cho phép hải quân vô hiệu hóa thành công những mối đ.e dọ.a đến từ các máy bay do thám không người lái (vốn đang trở thành vũ khí đắc dụng của các nước trên thế giới), và các đội tàu cao tốc. Cũng giống như trong phim ảnh, chùm tia laser vô hình sẽ phóng xuyên mục tiêu hoặc đốt cháy các thiết bị điện trên máy bay hoặc tàu.

Chiến tranh giữa các vì sao trên biển - Hình 2

Video đang HOT

UAV do thám bị tia laser bắ.n hạ – Ảnh: chụp từ clip

Theo Đài Fox News, đến nay tỷ lệ tiê.u diệ.t mục tiêu của LaWS trong các lần thử nghiệm là 100%. Giám đốc Cơ quan Nghiên cứu hải quân Mỹ (ONR) Matthew Klunder cho biết ngoài năng lực tác chiến chính xác, một trong những đột phá của vũ khí laser này là chi phí thấp. Mỗi khẩu LaWS trị giá khoảng 32 triệu USD, chỉ tốn chi phí từ 1 USD đến vài USD/lần bắ.n và chỉ cần một người điều khiển là đủ, hoàn toàn phù hợp để triển khai trong điều kiện cắt giảm ngân sách quốc phòng hiện nay của Mỹ. Tính trung bình, chi phí sản xuất mỗi quả tên lửa đán.h chặn trên tàu chiến Mỹ ít nhất 1 triệu USD, chẳng hạn như Tomahawk có giá 1,4 triệu USD. Điều này đặc biệt gây trở ngại trong điều kiện tác chiến cần phải đối phó với chiến thuật tấ.n côn.g “bầy đàn”, khi phía đối địch đồng loạt triển khai chiến đấu cơ, máy bay chiến đấu không người lái, pháo cối, tên lửa hành trình… Chưa hết, LaWS có thể bắ.n liên tục chứ không như trường hợp tên lửa hay bom thông minh chỉ phóng ra một lần là kết thúc. “So với hàng trăm ngàn USD để bắ.n một quả tên lửa, bạn sẽ nhận thấy ưu thế của loại vũ khí mới này”, ông Klunder nói.

“Chỉ cần trên tàu có điện là LaWS sẽ hoạt động tốt. Tôi tin rằng tác động của vũ khí laser đối với chiến tranh hiện đại chẳng khác gì thuố.c súng trong thời còn dùng dao kiếm”, AFP dẫn lời chuyên gia Peter Morrison của ONR phát biểu.

Bên cạnh đó, Mỹ đang tích cực thử nghiệm sún.g xung điện từ tại một căn cứ ở bang Virginia. Loại vũ khí này chứng tỏ tiềm năng thay thế các loại sún.g truyền thống khi khai hỏa với tốc độ nhanh gấp 7 lần vận tốc âm thanh để tấ.n côn.g mục tiêu dưới sự hướng dẫn của hệ thống định vị toàn cầu GPS.

Giới hạn

Tuy nhiên, vẫn có một số chuyên gia nghi ngờ về năng lực của các hệ thống tương lai. AP dẫn lời Loren Thompson, chuyên gia phân tích quốc phòng của Viện Lexington, cho hay laser không hoạt động hiệu quả trong điều kiện thời tiết xấu, mưa gió hoặc bụi bặm có thể giới hạn nghiêm trọng tầm bắ.n của nó. “Trong khi hải quân cam đoan rằng đã tìm được cách vận hành sún.g laser khi thời tiết chuyển xấu, tầm bắ.n của hệ thống vẫn giảm đáng kể”, chuyên gia này nói. Hải quân Mỹ vẫn chưa công bố hỏa lực cũng như tầm bắ.n trên thực tế của LaWS, nhưng có vẻ như nó phải dưới 100 kilowatt trong lúc thử nghiệm và dùng để khai hỏa ở cự ly gần. Theo tờ The New York Times, Tư lệnh tác chiến của hải quân Mỹ là Đô đốc Jonathan Greenert thừa nhận hiện nay LaWS vẫn chưa thể chặn được tên lửa đối hạm, cũng như chỉ đủ “gãi ngứa” cho chiến đấu cơ và chiến hạm thực thụ. Bên cạnh đó, vẫn còn những thách thức có liên quan đến việc làm nguội tia laser năng lượng cao trên tàu.

Về phần sún.g xung điện từ, chúng ngốn quá nhiều năng lượng cho mỗi lần khai hỏa, khiến tạm thời không thể được sử dụng trên tàu chiến. Trong tương lai gần, chỉ có tàu khu trục thế hệ mới của hải quân Mỹ là USS Zumwalt, chi phí sản xuất 3,5 tỉ USD, là tàu chiến duy nhất có thể tận dụng sức công phá của sún.g xung điện từ. Tàu này được trang bị các hệ thống phát tua bin với công suất lên đến 78 megawatt, đủ sức cung cấp điện năng cho một thành phố nhỏ.

Bất chấp những thách thức trên, Mỹ tiếp tục triển khai những dự án vũ khí tương lai. Lầu Năm Góc đã đầu tư 240 triệu USD cho dự án sún.g xung điện từ, còn hệ thống laser đang vượt xa các dự án nghiên cứu của các nước khác và giới chức khẳng định những dòng LaWS sắp tới sẽ mạnh hơn nhiều so với mẫu đầu tiên.

Theo TNO

Nguy cơ leo thang hạt nhân ở Đông Bắc Á

Trung Quốc thúc giục Nhật Bản hoàn trả kho plutonium cho Mỹ, sau khi Tokyo úp mở khả năng đón vũ khí hạt nhân từ Washington trong trường hợp khẩn cấp.

Nguy cơ leo thang hạt nhân ở Đông Bắc Á - Hình 1

Tàu sân bay USS George Washington của Mỹ tại cảng Yokosuka, Nhật Bản - Ảnh: U.S Navy

Bán đảo Triều Tiên không phải là khu vực duy nhất tại Đông Bắc Á đang bị bóng mây hạt nhân ám ảnh. Trong lúc căng thẳng về tranh chấp lãnh thổ tại biển Hoa Đông vẫn ở mức cao, Trung Quốc đã gián tiếp chỉ trích Nhật Bản đang có ý đồ phát triển vũ khí hạt nhân, dù trước nay chính quyền Tokyo luôn bảo lưu quan điểm không sở hữu và sử dụng loại vũ khí này.

Trong cuộc họp báo tại Bắc Kinh ngày 17.2, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Doanh bày tỏ "sự quan ngại sâu sắc" trước thông tin Nhật Bản đang trì hoãn việc hoàn trả cho Mỹ kho plutonium cấp độ chế tạo vũ khí từ thời Chiến tranh lạnh. "Trung Quốc tin rằng Nhật Bản, bên đã ký vào Hiệp ước không phổ biến vũ khí hạt nhân, sẽ tuân thủ nghiêm ngặt cam kết của mình đối với an toàn hạt nhân và giải trừ vũ khí nguy hiểm", Reuters dẫn lời bà Hoa.

Trước đó, hãng Kyodo News đưa tin Washington đã gây áp lực buộc Tokyo trả 331 kg plutonium có thể dùng để sản xuất đến 50 quả bom nguyên tử. Theo một quan chức Nhật Bản, số nguyên liệu trên, một phần do Anh sản xuất, đã được chuyển giao cho Tokyo vào thập niên 1960 với mục đích nghiên cứu. Được biết, Mỹ đã yêu cầu Nhật Bản hoàn trả kể từ khi hội nghị thượng đỉnh về an ninh hạt nhân lần đầu tiên được tổ chức vào năm 2010. Ngoài chuyện lo lắng số plutonium trên có thể rơi vào tay thế lực khủn.g b.ố, giới quan sát cho rằng lý do thực sự khiến Mỹ phải đòi lại số nguyên liệu hạt nhân này là lo ngại Nhật Bản có thể phát triển vũ khí hạt nhân.

Chương trình hạt nhân Nhật

Theo Kyodo News, Tokyo đã liên tục cự tuyệt với lý do cần số plutonium để nghiên cứu các lò phản ứng nhanh tại thành phố Tokaimura, tỉnh Ibaraki. Đây là cơ sở duy nhất trên nước Nhật được trang bị công nghệ này. Sau nhiều năm trì hoãn, cuối cùng Tokyo cũng buộc phải đồng ý và dự kiến hai bên sẽ đạt được thỏa thuận liên quan tại hội nghị thượng đỉnh về an ninh hạt nhân lần 3 ở Hà Lan vào tháng 3.

"Washington hy vọng có thể giảm bớt số lượng nguyên liệu hạt nhân trong tay của chính quyền Tokyo vào thời điểm quốc gia Đông Á có khuynh hướng đẩy mạnh năng lực hạt nhân", theo tờ China Daily dẫn lời ông Hạ Lập Bình, Trưởng khoa Khoa học chính trị và quan hệ quốc tế của Đại học Đồng Tế tại Thượng Hải.

Ông Hạ nhận định Tokyo có thể đang gom nguyên liệu hạt nhân trong những năm qua để chuẩn bị cho các chương trình hạt nhân. Theo Kyodo News dẫn lời giới phân tích, Nhật Bản đang nắm trong tay khoảng 44 tấn plutonium. Dù không sánh bằng với số plutonium của Mỹ về mặt chất lượng, số nguyên liệu đó đủ để sản xuất 1.000 quả bom nguyên tử, theo ông Hạ. "Theo một số chuyên gia Nhật Bản, thậm chí nước này còn đủ sức chế tạo vũ khí hạt nhân trong vòng 1 tháng", ông Hạ nói.

Trong lịch sử, Nhật Bản là quốc gia đầu tiên và duy nhất từ trước đến nay từng hứng đòn tấ.n côn.g hạt nhân, với sự kiện Mỹ thả bom nguyên tử xuống hai thành phố Hiroshima và Nagasaki vào Thế chiến thứ hai. Chính sách của Nhật Bản là không sản xuất, sở hữu hoặc sử dụng vũ khí hạt nhân. Tuy nhiên, phát biểu trước Ngân sách Hạ viện vào tuần trước, Ngoại trưởng Fumio Kishida gợi ý Tokyo có thể đón vũ khí hạt nhân từ Mỹ trong trường hợp khẩn cấp, khi sự an toàn của người dân Nhật Bản bị đ.e dọ.a, theo Kyodo News.

Ông Kishida nhấn mạnh chính phủ của Thủ tướng Shinzo Abe duy trì quan điểm của các chính phủ tiề.n nhiệm. Theo kết quả một cuộc điều tra vào năm 2010, Nhật - Mỹ đã ký kết các hiệp định bí mật thời Chiến tranh lạnh, trong đó có thỏa thuận cho phép các tàu ngầm trang bị vũ khí hạt nhân của Mỹ cập cảng ở Nhật.

Theo TNO

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Chernobyl hiện ra sao sau khi con người rời bỏ do thảm họa hạt nhân?
20:04:13 29/09/2024
Tân Chủ tịch LDP dự kiến giải tán Hạ viện Nhật Bản trong tháng 10
13:03:42 30/09/2024
Phó Tổng thống K.Harris huy động 55 triệu USD trong hai sự kiện gây quỹ cuối tuần
21:09:33 30/09/2024
Số người thiệ.t mạn.g do lũ lụt tại Nepal tăng lên 59 người
07:21:36 29/09/2024
Chuyên gia: Trung Quốc đối mặt thách thức chưa từng có từ tình trạng già hoá dân số
19:40:07 30/09/2024
Hàn Quốc chuẩn bị đối phó bão Krathon
13:23:22 30/09/2024
Tác động của việc Ấn Độ dỡ bỏ lệnh cấm xuất khẩu gạo phi basmati đối với Việt Nam và thế giới
14:28:01 30/09/2024
Nổ trạm xăng tại CH Dagestan làm 12 người thiệ.t mạn.g
06:07:42 29/09/2024

Tin đang nóng

Một mỹ nhân điện ảnh: Từng được Chánh Tín tán tỉnh, 74 tuổ.i vẫn có người theo đuổi
20:46:10 30/09/2024
Hiệu trưởng đã ra quyết định với giáo viên "xin hỗ trợ cái laptop"
23:13:58 30/09/2024
Tại sao phát ngôn bỏ học của Negav trở thành chuỗi khủng hoảng lan rộng?
22:13:22 30/09/2024
Hà Giang: Người livestream, cảnh báo vụ sạt lở QL2 đã qua đời trước khi tìm thấy
22:53:12 30/09/2024
"Nữ hoàng nộ.i y" Ngọc Trinh trở lại, khoe dáng bốc lửa hút 13 triệu lượt xem
21:35:59 30/09/2024
"Đụng độ" cùng 1 show diễn: Jung Kook được khen hết lời, Lisa bị gọi là "nữ hoàng hát nhép"
22:10:00 30/09/2024
Trương Minh Cường ôm chặt Trác Thúy Miêu mừng dịp đặc biệt
23:27:53 30/09/2024
Anh Hằng Du Mục bị đồn LGBT liền "dỗi", bất ngờ gặp nạn vì người đặc biệt của Pu
21:32:02 30/09/2024

Tin mới nhất

Hàn Quốc tuyên án một cựu cảnh sát trưởng trong vụ giẫm đạp ở Itaewon

06:05:25 01/10/2024
Ông Lee Im Jae là quan chức cảnh sát đầu tiên tòa kết tội liên quan trực tiếp đến thảm họa giẫm đạp ở Hàn Quốc gây chấn động dư luận này.

Tổng thống Zelensky sắp sa thải Giám đốc tình báo quân sự Ukraine?

06:02:47 01/10/2024
Tuy nhiên, nguồn tin phủ nhận thông tin cho rằng Giám đốc HUR sẽ theo bước cựu tướng cấp cao của Ukraine, ông Valery Zaluzhny, là được bổ nhiệm làm đại sứ ở nước ngoài.

Nhật Bản: Chủ tịch LDP ấn định thời điểm tổ chức tổng tuyển cử trước thời hạn

06:00:47 01/10/2024
Cựu Bộ trưởng Quốc phòng Shigeru Ishiba chính thức được bầu làm Chủ tịch LDP trong cuộc bỏ phiếu ngày 27/9 vừa qua, trong lần tranh cử thứ 5 vào vị trí này.

Thổ Nhĩ Kỳ đề cập khả năng gia nhập BRICS

05:49:32 01/10/2024
Vì thế, việc tham gia BRICS, một trong những tổ chức quan trọng của hệ thống đa phương toàn cầu trong tương lai, sẽ giúp Thổ Nhĩ Kỳ nâng cao thêm năng lực đối ngoại và vai trò của mình.

Tòa phạt thành viên BTS 11.500 USD do vi phạm nồng độ cồn

05:47:24 01/10/2024

Đấu giá vòng cổ kim cương 300 carat với giá trị ước tính 2,8 triệu USD

05:43:30 01/10/2024
Mặc dù nguồn gốc chính xác của vòng cổ không được ghi lại, nhưng nhà đấu giá tin rằng món đồ cổ này chỉ có thể được làm cho Hoàng gia hoặc một quý tộc cao cấp.

Triều Tiên nhanh chóng khắc phục hậu quả do lũ lụt

21:20:31 30/09/2024
Cũng theo nhà lãnh đạo Triều Tiên, việc xây dựng lại nhà ở, cơ sở vật chất cho khu vực bị ảnh hưởng do thiên tai cũng góp phần vào chương trình phát triển khu vực theo chủ trương của đảng Lao động Triều Tiên.

Thủ tướng Israel bổ nhiệm đối thủ cũ vào Nội các an ninh

21:18:18 30/09/2024
Giới quan sát nhận định thỏa thuận ngày 29/9 không chỉ trao cho ông Saar cơ hội để khôi phục sự nghiệp chính trị, mà còn giúp mở rộng liên minh đa số của Thủ tướng Netanyahu lên 68 ghế trong Quốc hội gồm 120 ghế.

Đan Mạch và Đức tiếp tục tài trợ vũ khí cho Ukraine

21:14:28 30/09/2024
Tuyên bố nêu rõ số vũ khí và trang thiết bị được hỗ trợ này sẽ được sản xuất tại Ukraine, nhưng sẽ được tài trợ thông qua khoản tiề.n giải ngân của Đan Mạch.

Bão Krathon đổ bộ các đảo của Philippines, đ.e dọ.a gây thiệt hại lớn

20:49:09 30/09/2024
Thông thường, các cơn bão thường đổ bộ vào bờ biển phía Đông Đài Loan, nơi địa hình đồi núi và dân cư thưa thớt. Tuy nhiên, bão Krathon lại di chuyển theo một quỹ đạo bất thường khi hướng về các khu vực đông dân cư ở phía Tây.

Ông Donald Trump 'tăng tốc' tại bang chiến địa dao động

20:31:33 30/09/2024
Tại cuộc vận động tranh cử ở hạt Erie, Tây Bắc Pennsylvania, ông Trump đã dành phần lớn bài phát biểu của mình để nói về tình hình phạm tội của người nhập cư bất hợp pháp vào Mỹ.

Hình ảnh tiểu bang North Carolina của Mỹ 'xơ xác' sau bão Helene

20:07:33 30/09/2024
Lãnh đạo hạt Buncombe, North Carolina, nơi ghi nhận 30 trường hợp t.ử von.g, ngày 29/9 cho biết đã nhận được khoảng 600 báo cáo về người mất tích.

Có thể bạn quan tâm

Ngắm vẻ ngoài hoàn mỹ tới từng centimet của hot girl Đắk Lắk đóng phim Đi Giữa Trời Rực Rỡ

Người đẹp

06:05:56 01/10/2024
Không chỉ tài năng, Đỗ Yên Đan còn được đán.h giá cao về nhan sắc. Đỗ Yên Đan là người mẫu, diễn viên múa và là beauty influencer trên Tiktok rất có tiếng ở Việt Nam.

Cách làm món sườn rim dứa đơn giản mà đưa cơm

Ẩm thực

06:04:03 01/10/2024
Sườn rim dứa là món ăn dễ chế biến, ngon miệng lại bổ dưỡng, được nhiều người yêu thích. Mời bạn tham khảo cách làm sườn rim dứa đơn giản mà đưa cơm dưới đây nhé.

Khuyên chồng đưa lương để vợ giữ, anh đưa tôi 2 cuốn sổ tiết kiệm trị giá 1,5 tỷ

Góc tâm tình

06:01:30 01/10/2024
Tôi không ngờ chồng lại tiết kiệm giỏi đến thế. Vợ chồng tôi cưới nhau đã hơn một năm nay nhưng tiề.n lương của ai người ấy giữ, tôi thậm chí không biết chính xác lương của chồng được bao nhiêu nữa.

Nữ thần Tân Cương gây bão MXH nhờ nhan sắc đẹp hơn tranh vẽ, netizen tấm tắc "thần tiên có thật"

Phim châu á

05:58:35 01/10/2024
QQ đưa tin bộ phim cổ trang Mạc Phong Ngâm vừa ra mắt 6 tập đã nhanh chóng vươn lên đứng thứ hai trong số các tác phẩm đang chiếu hot nhất, chỉ thua Lưu Thủy Điềm Điềm

Duy Hưng tiết lộ về mối quan hệ với 'nương tử' Thanh Huế trong 'Độc đạo'

Hậu trường phim

05:57:55 01/10/2024
Nam diễn viên chính xuất sắc tại Cánh diều vàng 2024 - Duy Hưng một lần nữa gây ấn tượng với vai diễn trong phim Độc đạo đang phát sóng.

'Kiều nữ làng hài' Rebel Wilson kết hôn với bạn gái

Sao âu mỹ

23:24:54 30/09/2024
Sau 2 năm công khai hẹn hò, nữ diễn viên hài Rebel Wilson và bạn gái Ramona Agruma vừa tổ chức đám cưới riêng tư tại Ý.

Nhạc sĩ Vũ Quốc Việt ra mắt ca khúc mới hợp tác cùng nhóm V Music

Nhạc việt

23:20:51 30/09/2024
Ngoài chăm chỉ đi hát, nhạc sĩ Vũ Quốc Việt còn ra mắt các sản phẩm âm nhạc gửi đến khán giả sau khi đổi nghệ danh.

Man Utd thảm bại trước Tottenham, HLV Erik ten Hag không sợ bị sa thải

Sao thể thao

23:17:57 30/09/2024
Huấn luyện viên Erik ten Hag tin tưởng rằng ban lãnh đạo Man Utd không sa thải ông sau trận thua Tottenham 0-3 ở vòng 6 Ngoại Hạng Anh.

Vợ kém 12 tuổ.i của Anh Đức: Không quan tâm tin đồn tiêu cực về chồng

Sao việt

23:17:42 30/09/2024
Anh Phạm chia sẻ cô và Anh Đức đang hạnh phúc, tận hưởng cuộc sống của một cặp đôi mới cưới, không áp lực chuyện có con.

Cô gái hoá siêu chiến binh vũ trụ cực chiến, viral nhờ visual na ná "công chúa băng giá" SM

Nhạc quốc tế

22:04:35 30/09/2024
10 giờ tối ngày 29/9, SM chính thức thả xích loạt ảnh Whiplash của ae-aespa, mở ra một chương mới mới về vũ trụ cùng tên.

BLACKPINK và 2NE1 trở lại cứu sống YG, lộ thêm 2 nhóm nữ khác cả gan cạnh tranh

Sao châu á

21:30:21 30/09/2024
Ở K-pop có một cột mốc đáng sợ mang tên lời nguyền 7 năm , bởi ít có nhóm nhạc nào vượt qua được ngần ấy năm ở nền giải trí có tỉ lệ đào thải bậc nhất trên thế giới. Trong đó có thể kể đến sự tan rã như 2NE1, GFriend và Lovelyz.