Chiến tranh có phải yếu tố chính khiến Bitcoin tăng giá?
Điều gì đã khiến đồng tiền mã hoá tăng giá là băn khoăn của không chỉ những nhà đầu tư, mà cả những chuyên gia phân tích tài chính.
Bitcoin đã tăng gần 18% kể từ thứ Hai (28/2), tiến sát đến mốc 45.000 USD vào ngày thứ Ba (1/3), sau khi Mỹ và đồng minh áp đặt thêm các lệnh trừng phạt mới nhằm vào Nga và việc Ukraine kêu gọi ủng hộ được hàng chục triệu USD tiền ảo.
Vậy chính xác là điều gì đã khiến giá Bitcoin tăng? Các nhà phân tích đang có quan điểm khác nhau về câu hỏi này.
“Dường như một phần của nguyên nhân tăng giá là do tình trạng bán non (short-squeeze: thuật ngữ chứng khoán, chỉ tình huống giá tài sản tăng lên mạnh buộc nhiều người bán khống phải đóng lệnh cắt lỗ, từ đó tạo thêm lực đẩy tăng giá), nhìn chung, giá được đẩy lên do nhu cầu tăng đột biến”, Mikkel Morch, giám đốc điều hành quỹ đầu cơ tiền điện tử ARK36, cho biết.
Khi các lệnh cấm vận liên tục được đưa ra nhằm vào ngân hàng trung ương Nga, các công ty quốc doanh và giới tinh hoa nước này, đã có một số đồn đoán về việc Moscow có thể sử dụng tiền ảo để giảm thiệt hại đối với nền kinh tế.
Trong khi đó, theo số liệu của Elliptic, công ty giám sát tuân thủ tiền ảo, Ukraine đã quyên góp được 31,7 triệu USD từ hơn 26.000 lượt đóng góp thông qua tiền ảo, kể từ khi cuộc chiến nổ ra.
Rance Masheck, chủ tịch và nhà sáng lập nền tảng giao dịch iVest , nói rằng ông không trông chờ vào việc sẽ thấy “giá nhảy vọt” từ những giao dịch như vậy, và trong trường hợp tiền ảo được sử dụng để gây quỹ cho chiến sự hay né tránh các lệnh trừng phạt thì chắc chắn nó phải được quy đổi sang các tiền tệ chủ chốt khác, ví dụ như đồng USD.
Video đang HOT
Tuy vậy, chỉ nhu cầu tăng mạnh ở Nga và Ukraine có thể không đủ để tạo ra lực đẩy Bitcoin đến mức giá hiện tại, theo Bendik Norheim Schei, trưởng nhóm nghiên cứu tại công ty nghiên cứu tiền ảo Arcane Research.
“Các thị trường này (Nga và Ukraine) có khối lượng giao dịch quá khiêm tốn so với tổng thị trường”, Schei nói. “Động lực của giá có thể là về câu chuyện đặc tính phi chính trị, không thể bị tịch thu và không có biên giới của tiền ảo”.
“ Chiến tranh có thể đã tô đậm thêm những đặc tính này, và càng nhiều người đang nhận ra giá trị của nó”, lãnh đạo tại Arcane Research nhận định.
Louis LaValle, giám đốc tại công ty quản lý tài sản mã hoá 3iQ Digital Assets, cũng đồng tình: “Đồng USD đang được vũ khí hoá và không thể đảo ngược, đã biến Bitcoin trở thành tiền tệ dự trữ trung tâm và phù hợp nhất” trong bối cảnh các lệnh trừng phạt của phương Tây nhằm loại bỏ Nga ra khỏi thị trường tài chính và làm trượt giá đồng nội tệ rúp của nước này.
Tiền mã hóa đang có ưu thế trong chiến tranh
Hai mươi năm trước, vàng có thể được sử dụng làm phương thức trao đổi tại các khu vực xảy ra chiến sự. Bitcoin dường như đã phần nào thay thế vai trò đó.
Cuộc xung đột quân sự lớn nhất tại châu Âu kể từ Chiến tranh thế giới lần thứ 2 đang diễn ra ở Ukraine, và Bitcoin có thể là yếu tố tác động đến kết quả.
Theo Washington Post, xung đột giữa Nga và Ukraine là "cuộc chiến tiền mã hóa đầu tiên trên thế giới", khi cả 2 bên đều tìm cách tận dụng ưu thế của loại tiền tệ không biên giới, không chịu sự quản lý tập trung.
Thay thế vai trò của tiền pháp định và vàng
Một số tổ chức phi chính phủ kêu gọi quyên góp ủng hộ Ukraine thông qua tiền mã hóa. Trong khi đó, một số người dân tại quốc gia này bắt đầu chuyển sang sử dụng Bitcoin vì máy ATM hết tiền và ngừng hoạt động.
Bitcoin đang thay thế vàng, trở thành phương thức trao đổi tại khu vực xảy ra xung đột.
Hai nhà báo người Đan Mạch dùng Bitcoin để mua một chiếc Mazda 3 qua sử dụng với giá 0,059 BTC vì tiền mặt trở nên khan hiếm và giao dịch ngân hàng đình trệ tại Dnipro, Ukraine.
Theo Decrypt, 20 năm trước, vàng có thể được sử dụng làm phương thức trao đổi tại các khu vực xảy ra chiến sự. Giờ đây, vai trò này thuộc về Bitcoin.
Một số nhân vật nổi tiếng liên quan đến tiền mã hóa cũng dùng sức ảnh hưởng của mình để tác động đến cuộc xung đột đang diễn ra. Người sáng lập Ethereum, Vitalik Buterin viết thông điệp bằng tiếng Nga (tiếng mẹ đẻ của ông) phản đối chiến tranh trên Twitter. Trong khi đó, Sam Bankman-Fried, nhà sáng lập sàn giao dịch FTX tuyên bố tặng 25 USD cho mỗi người Ukraine trên nền tảng.
Bản chất mở của tiền mã hóa là một con đường 2 chiều. Các chuyên gia dự đoán Nga và một số nhà lãnh đạo của họ sẽ chuyển sang tiền mã hóa để lách các lệnh trừng phạt kinh tế. Bản thân công nghệ của Bitcoin không chia phe.
Đây không phải là lần đầu tiên tiền mã hóa có vai trò quan trọng tại các khu vực bất ổn. Decypt cho rằng Iran và Triều Tiên đã sử dụng tiền mã hóa để giao dịch khi bị các nước khác loại khỏi hệ thống ngân hàng trên toàn cầu. Trong một số cuộc xung đột, phe đối lập thường sử kêu gọi quyên góp từ bên ngoài bằng tiền mã hóa.
Nguy cơ tạo ra xung độtTiền mã hóa khiến cho việc quyên góp, ủng hộ hoạt động quân sự có thể diễn ra một cách nhanh chóng, dễ dàng hơn so với trước. Do đó, nó cũng có nguy cơ bị lợi dụng, trở thành công cụ tài trợ cho bạo lực, tạo ra xung đột.
Bitcoin và các loại tiền mã hóa khác có thể bị lợi dụng làm công cụ kích động xung đột.
Một trong những rủi ro là cộng đồng sử dụng tiền mã hóa dùng sự giàu có của mình để can thiệp vào các cuộc xung đột chính trị hoặc quân sự mà bản thân họ không thật sự am hiểu. Hành động đôi khi đơn thuần xuất phát từ niềm tin cá nhân, thậm chí là dựa vào tin giả.
Rủi ro ngày càng gia tăng khi tiền mã hóa dần bị chính trị hóa. Theo trung tâm nghiên cứu phi lợi nhuận Coin Center, trong khi phần lớn thành viên của đảng Dân chủ và đảng Cộng hòa tại Mỹ không biết hoặc không quan tâm đến tiền mã hóa thì một số ít chính trị gia ủng hộ loại tài sản kỹ thuật số này.
Việc mọi người, thậm chí chính phủ một số quốc gia, sử dụng tiền mã hóa như một kênh huy động nguồn lực cho các cuộc xung đột là vấn đề nghiêm trọng. Nó sẽ tiếp tục tồn tại, giống như cách Internet bị lôi vào chiến tranh.
Gần đây, sau khi Nga tấn công vào Ukraine, một cuộc chiến khác trên không gian mạng đã nổ ra. Nhóm hacker khét tiếng Anonymous tuyên bố đánh sập website kênh truyền hình RT do chính phủ Nga hậu thuẫn, bày tỏ quan điểm công khai ủng hộ Ukraine trên Twitter.
Trước đó, chính phủ Nga bị cáo buộc tấn công các website thuộc chính phủ và ngân hàng Ukraine. Chính phủ Ukraine cũng kêu gọi các nhóm hacker ngầm bảo vệ cơ sở hạ tầng và do thám quân đội Nga.
Điều tương tự cũng diễn ra đối với tiền mã hóa. Các bên đều muốn tận dụng ưu thế của loại tài sản kỹ thuật số này để mang lại lợi ích cho mình.
Cuộc chiến giữa Nga và Ukraine có thể là "cuộc chiến tiền điện tử đầu tiên trên thế giới", nhưng chắc chắn không phải là cuộc chiến cuối cùng.
Tiền mã hóa không còn an toàn với tội phạm Vụ hack 3,6 tỷ USD của sàn Bitfinex và Đoàn xe tự do tại Canada cho thấy các cơ quan thực thi pháp luật hoàn toàn có thể điều tra và thu giữ tiền số. Bitcoin (BTC) thường được những người ủng hộ tiền số cho rằng là loại tài sản không bị kiểm soát chặt chẽ bởi chính phủ hoặc luật pháp...