Chiến tranh biên giới Vị Xuyên: Đánh bại hàng vạn quân Trung Quốc
Trong chiến tranh biên giới Vị Xuyên từ 1985-1987, Trung Quốc huy động có lúc lên tới cả cấp sư đoàn mở hàng trăm cuộc tấn công nhưng đều bị đánh bại.
Nhớ lại thời khắc sinh tử trên điểm cao 1509 (Vị Xuyên, Hà Giang) 32 năm trước trong chiến tranh biên giới Vị Xuyên, cựu binh Đỗ Minh Sáng (Sơn Dương, Tuyên Quang) cho biết, lúc ấy trên các mỏm, sau nhiều lần đánh bại các đợt tiến công của quân Trung Quốc, thì đến đầu giờ chiều, lính Tàu lại tiếp tục đưa xe tải chở quân đến, dồn quân số quyết tâm tràn lên đỉnh núi một lần nữa, bất chấp trước đó chúng đã bị thương vong như ngả rạ.
Sau khi kiểm tra lại lực lượng, nắm tình hình địch, được lệnh của tiểu đoàn, Đại đội 6 tổ chức rút quân về phòng ngự tại khu vực bình độ 1100, chờ lệnh phản kích. Quân Trung Quốc mặc dù tràn qua được 3 mỏm trên đỉnh 1509, nhưng ở những bình độ khác, các chốt phòng ngự của bộ đội Việt Nam vẫn vững như bàn thạch.
Còn cựu binh Vũ Tân Long (Sư đoàn 313, Bắc Quang, Hà Giang) cho biết: “Ngày đó, cả một dải bình độ từ 1509 trở xuống, anh em chúng tôi luân phiên canh giữ. Mặc dù hỏa lực địch bắn phá dữ dội, có thời điểm chúng dùng cả đầu đạn pháo đinh (loại đạn sát thương hàng loạt, bị quốc tế cấm), nhưng chúng tôi vẫn kiên trì bám trụ. Các bình độ sau này như 1100,1000, 800, 500, vô cùng khốc liệt, được diễn tả: đất tơi như bột, khi bị gió cuốn bay mù mịt. Mảnh đạn pháo nằm ngổn ngang, mìn gài ngoài bờ hào, sau trận pháo kích bay cả vào hầm, vào lòng hào. Sự ác liệt lên đến tột đỉnh”.
Cựu binh Vũ Tân Long.
“Từ sáng chúng tôi mải đánh nhau với địch, chống trả các đợt tiến công, nên cũng chẳng biết lúc đấy là mấy giờ, chỉ thấy ánh mặt trời đã chuyển sang phía tây điểm cao 1545, chắc cũng phải sang buổi chiều. Lúc đó quân Trung Quốc lại chuẩn bị tiếp một đợt tấn công mới, tăng cường quân đứng chen chúc dưới chân đồi. Được lệnh rút chờ phản kích, tôi thấy anh em vừa bắn vừa rút xuống phía dưới qua mỏm 2. Bên đó, anh Thọ, chính trị viên Đại đội là người rút cuối cùng. Khi địch tràn lên chiến hào, anh dùng AK quạt liên hồi bắn cản chúng lại.
Giặc tràn lên phía mỏm Cây Khô cũng bị 2 chiến sĩ đặt trung liên RPD bắn như mưa xuống phía dưới, những bóng người liên tiếp gục xuống, nhưng chúng cậy đông quân vẫn cứ tiến. Tôi và một người đồng đội tên Hùng lao vào vách chiến hào, thì một viên đạn sượt qua vành tai tôi xiên thẳng vào lưng bên trái của Hùng. Người đồng đội ấy hi sinh, nòng súng AK chống xuống đất, người quay lại hướng về trên đỉnh 1509. Có lẽ cậu ta muốn nhìn thấy đất mẹ, nơi mình đã sống, chiến đấu đến hơi thở cuối cùng”, cựu binh Đường Minh Tuấn ứa nước mắt khi kể về buổi chiều của 32 năm trước.
Khu tưởng niệm các chiến sĩ Mặt trận Vị Xuyên trên điểm cao 468.
Video đang HOT
Trong những năm 1985-1986, quân Trung Quốc lần lượt mở thêm nhiều cuộc tấn công vào các điểm cao của ta ở mặt trận Vị Xuyên nhưng đều lần lượt bị đẩy lùi. Đầu năm 1987, Trung Quốc tiếp tục sử dụng lực lượng cấp sư đoàn mở chiến dịch tiến đánh 13 điểm tựa của ta ở cả phía đông và tây sông Lô. Chúng bắn cả trăm ngàn quả đạn pháo và chi viện bộ binh liên tục tấn công nhưng đều bị ta ngăn chặn ngay trước trận địa.
Từ sau thất bại đó, phía Trung Quốc giảm dần các hoạt động tấn công lấn chiếm. Từ cuối tháng 12/1988, Trung Quốc bắt đầu ngừng bắn phá và từ tháng 3 đến tháng 9/1989 lần lượt rút quân khỏi các vị trí chiếm đóng còn lại trên lãnh thổ Việt Nam.
Khi đường biên giới được trả lại nguyên trạng như ở thời điểm trước năm 1979, các cựu binh Đại đội 6 rất muốn được lên thăm lại chiến trường xưa, nơi mà mình đã trải qua những thời khắc sinh tử trong cuộc tử chiến bi hùng 32 năm trước, tuy nhiên, người dân bản địa đã ngăn lại, một phần vì đồi dốc hiểm trở, phần khác còn rất nhiều bom mìn còn găm lại, chực chờ phát nổ, có thể gây nguy hiểm bất cứ lúc nào.
Dân bản địa khi đi rừng, tìm lên đỉnh 1509, nhiều người đã bị trúng mìn, cụt tay, cụt chân, thương vong. Đỉnh 1509 đã phủ màu xanh, được khôi phục lại như trước khi có chiến tranh, và lãnh thổ Việt Nam vẫn được giữ vững.
Các cựu binh Sư đoàn 313, một thời từng tử chiến với quân xâm lược Trung Quốc trên điểm cao 1509.
Một số thông tin bịa đặt trên mạng kể rằng, Trung Quốc đã xây dựng một đài tưởng niệm những người lính hi sinh ngay trên đỉnh 1509 trong ngày 28/4/1984, và mở cửa cho du khách đến tham quan. Điều đó hoàn toàn giả dối, gây dư luận đồn đoán.
Chúng tôi đã tiến hành xác minh và biết rằng cái đài tưởng niệm đó là có thật, nhưng được xây lùi vào bên trong lãnh thổ Trung Quốc, dưới chân núi, và đó là việc riêng của họ.
Đứng ở bình độ 1100, 772, 685 nhìn lên, đỉnh 1509 vẫn lặng lẽ, phủ một màu xanh ngắt, không một bóng người. Nếu như chưa được nghe kể lại, có lẽ nhiều người sẽ khó hình dung về một trận tử chiến khốc liệt diễn ra trên đỉnh núi này 32 năm trước.
Điều mà các cựu binh Đại đội 6 luôn trăn trở, đó là số phận của những đồng đội mình đã bị thương trong trận đánh ngày 28/4 đó. Cựu binh Đỗ Minh Sang, Đường Minh Tuấn cùng các đồng đội kể lại, anh em chốt giữ bị thương và hy sinh cũng tương đối nhiều. Những chiến sĩ còn lành lặn đưa họ vào nằm ở hầm chỉ huy ở mỏm 2 trên đỉnh 1509, chờ quân tiếp viện đánh lên và đưa xuống hậu phương chữa trị, còn lại đều cầm súng chiến đấu chống trả các đợt tấn công của quân Trung Quốc. Tuy nhiên, khi quân tiếp viện chưa lên kịp, giặc đã tràn qua phủ kín mỏm 2, anh em thương binh không kịp di chuyển, vẫn còn nằm lại hết ở đó. Và cho đến giờ không một ai nhìn thấy họ nữa, được coi như đã mất tích. Đó vẫn luôn là nỗi đau khôn nguôi của những người lính trở về sau cuộc chiến.
Chỉ có duy nhất 1 người lính là còn gặp lại, đó là cựu binh Lê Trọng Tấn (Tiền Phong, Mê Linh, Hà Nội). Ông Tấn kể rằng, ông vốn ở đài trinh sát pháo binh, chiến đấu chống giặc ở mỏm 1 (mỏm cao nhất 1509). Nhưng buổi trưa hôm đó, thấy địch tràn lên mỏm 2 đông quá, ông Tấn vác súng nhảy xuống hỗ trợ đồng đội. Một quả đạn pháo nổ ngay bên cạnh hầm chỉ huy, mảnh đạn găm thẳng vào đùi khiến ông Tấn ngất xỉu.
Cựu binh Lê Trọng Tấn (bên phải) cùng cựu binh Hùng ĐKZ.
Khỉ tỉnh dậy, ông Tấn mới biết mình đang nằm sâu trong nội địa Trung Quốc, tin tức về cuộc chiến và các đồng đội đều bặt tăm. Sau đó là 16 tháng ròng rã trong lòng địch, chịu đựng đủ các kiểu từ tra tấn đến dụ dỗ, cựu binh Lê Trọng Tấn ý chí vẫn giữ vững như bàn thạch.
Năm 1985, Trung Quốc trao trả ông Tấn ở biên giới Lạng Sơn. Trong khi cũng vào thời điểm đó, lính Tàu lại đẩy mạnh việc lấn chiếm các các điểm của biên giới Vị Xuyên, nhất là ở cao điểm 685 – được mệnh danh là “Lò vôi thế kỷ”.
Đánh mãi không thể tiến lên nổi ở Mặt trận Vị Xuyên, lính chết lên đến con số hàng ngàn, lòng quân xao động trước sự dũng cảm kiên cường và mưu trí của các chiến sĩ, Trung Quốc lại bất ngờ đánh úp đảo Gạc Ma ngày 14/3/1988, đánh chìm tàu HQ604, 64 chiến sỹ hải quân đã nằm lại nơi biển đảo Tổ quốc không thể trở về.
Ngồi trò chuyện với chúng tôi, kể về trận tử chiến 32 năm trước trên đỉnh 1509, những người cựu chiến binh Sư đoàn 313, Mặt trận Vị Xuyên nói rằng: Cuộc chiến mà họ tiến hành chống lại âm mưu xâm lược của quân Trung Quốc, phải được mọi người dân Việt Nam biết đến. Điều đó như một lời nhắc nhở hãy luôn cảnh giác với kẻ thù bành trướng phương bắc.
Theo VTC News
Hé lộ tin sốc về vụ khủng bố 11/9/2001
Tài liệu giải mật về vụ Mỹ bị tấn công khủng bố ngày 11/9/2001 cho thấy, một số tên không tặc đã tiếp xúc và nhận hỗ trợ từ các cá nhân có thể liên quan tới Chính phủ Ảrập Xê-út.
Tài liệu dày 28 trang trên là một phần của cuộc điều tra chung năm 2002 của Quốc hội Mỹ về vụ tấn công khủng bố ngày 11/9. Nó bị đóng dấu mật kể từ khi hoàn tất, bất chấp vô số lời kêu gọi công bố. Mãi tới tuần trước, Quốc hội Mỹ mới được xem báo cáo trên, bao gồm cả một lá thư của Giám đốc CIA thời đó George Tenet, Express đưa tin.
Tài liệu viết: "Trong lúc ở Mỹ, một số tên không tặc vụ 11/9 đã tiếp xúc và nhận trợ giúp từ các cá nhân có thể liên quan tới Chính phủ Ảrập Xê-út".
Cũng theo văn bản này, cuộc điều tra đòi hỏi thông tin cho thấy các quan chức Chính phủ Ảrập Xê-út ở Mỹ có thể có "quan hệ với mạng lưới al-Qaeda và các nhóm khủng bố khác".
Tuy nhiên, ủy ban điều tra cũng thừa nhận, đa phần các thông tin trên chỉ mới là phán đoán và chưa được kiểm chứng độc lập.
Sau khi tài liệu giải mật được công bố vào cuối tuần qua, Đại sứ Ảrập Xê-út tại Mỹ Abdullah Al-Saud đã ra thông báo hoan nghênh. "Một số cơ quan chính phủ, gồm cả CIA và FBI, đã nghiên cứu nội dung tài liệu 28 trang và xác nhận, chính phủ cũng như quan chức Ảrập Xê-út hay bất cứ ai đại diện cho Chính phủ Ảrập Xê-út không hỗ trợ hay khuyến khích tiến hành các vụ tấn công. Chúng tôi hy vọng, việc công bố tài liệu trên sẽ làm rõ những nghi kỵ về hành động, ý định, tình bạn lâu dài với Mỹ của Ảrập Xê-út".
Các tác giả báo cáo khẳng định, vẫn chưa thể khẳng định mối quan hệ giữa những tên không tặc và quan chức Chính phủ Ảrập Xê-út cũng như cần điều tra thêm để tìm hiểu lý do thật sự nhằm lý giải cho mối liên hệ trên.
Báo cáo cũng tiết lộ những sơ suất trong hệ thống chia sẻ tin tình báo trong Chính phủ Mỹ.
Tài liệu trên cho hay, "trước vụ 11/9, FBI dường như không tập trung nguồn lực điều tra vào các công dân Ảrập Xê-út tại Mỹ, do nước này là đồng minh của Mỹ. Ngoài ra, Ảrập Xê-út không cung cấp thông tin về các công dân nước này dù có bàn giao bản copy hộ chiếu".
"Một loạt nhân viên FBI và CIA đã phàn nàn với ủy ban điều tra chung về sự thiếu phối hợp của Ảrập Xê-út cả trước và sau vụ tấn công".
Trước đó, hồi tháng 4, Tổng thống Obama nói, chính quyền Mỹ sẽ giải mật tài liệu 28 trang do sức ép của gia đình nạn nhân và các nghị sĩ.
Theo Vietnamnet
Tổ chức khủng bố IS là chủ mưu vụ tấn công bằng rìu ở Đức? Các quan chức Đức cho biết một lá cờ của Tổ chức khủng bố IS vẽ bằng tay đã được tìm thấy trong phòng của nghi phạm bị cáo buộc thực hiện vụ tấn công bằng rìu vào đoàn tàu hỏa ở Bavaria, Đức. Nghi phạm 17 tuổi, một nam thanh niên tị nạn từ Afghanistan, đã dùng rìu và dao tấn công...